Nga đi đầu khi thử thành công AI trên Su-57

Hãng Sukhoi vừa thử nghiệm thành công hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI) trên tiêm kích tàng hình Su-57 trong chuyến bay thực tế.

 Chuyến bay thử nghiệm đặc biệt này được thực hiện để kiểm tra khả năng vận hành của chế độ không người lái của Su-57.

Chuyến bay thử nghiệm đặc biệt này được thực hiện để kiểm tra khả năng vận hành của chế độ không người lái của Su-57.

 "Một chiếc tiêm kích Su-57 được thử nghiệm chế độ bay không người lái. Trong thời gian diễn ra chuyến bay thử nghiệm, phi công vẫn ngồi trong cabin, nhưng chỉ theo dõi các thông số của máy bay, còn toàn bộ việc điều khiển do hệ thống máy tính trên khoang thực hiện", hãng Sukhoi cho biết.

"Một chiếc tiêm kích Su-57 được thử nghiệm chế độ bay không người lái. Trong thời gian diễn ra chuyến bay thử nghiệm, phi công vẫn ngồi trong cabin, nhưng chỉ theo dõi các thông số của máy bay, còn toàn bộ việc điều khiển do hệ thống máy tính trên khoang thực hiện", hãng Sukhoi cho biết.

 Trước khi lần đầu thử thành công, hệ thống đặc biệt này trên Su-57 thường được biết đến với tên gọi "Hệ thống tích hợp các module hàng không quân sự" – IMA BK hay ePilot với chức năng hỗ trợ phi công trong các nhiệm vụ chiến đấu.

Trước khi lần đầu thử thành công, hệ thống đặc biệt này trên Su-57 thường được biết đến với tên gọi "Hệ thống tích hợp các module hàng không quân sự" – IMA BK hay ePilot với chức năng hỗ trợ phi công trong các nhiệm vụ chiến đấu.

 Theo đó, ePilot giúp tối giản hoặc giúp điều khiển một phần chức năng của máy bay để phi công có nhiều thời gian và sự tập trung dành cho các nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng từ khi máy bay Su-57 ra mắt, rất ít thông tin về hệ thống ePilot được công bố.

Theo đó, ePilot giúp tối giản hoặc giúp điều khiển một phần chức năng của máy bay để phi công có nhiều thời gian và sự tập trung dành cho các nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng từ khi máy bay Su-57 ra mắt, rất ít thông tin về hệ thống ePilot được công bố.

 Quá trình điều khiển máy bay gồm hàng loạt các thuật toán và thông số hàng không phức tạp khiến máy tính phải có khả năng tự học và tự làm quen để tự điều khiển máy bay kể cả đối với các bài bay đơn giản nhất.

Quá trình điều khiển máy bay gồm hàng loạt các thuật toán và thông số hàng không phức tạp khiến máy tính phải có khả năng tự học và tự làm quen để tự điều khiển máy bay kể cả đối với các bài bay đơn giản nhất.

 Dù chưa thể thay thế con người hoàn toàn khi vận hành máy bay nhưng với chuyến thử nghiệm thành công đầu tiên này, máy bay chiến đấu Su-57 của Nga đã chứng minh đi trước cả F-35 trong việc tích hợp AI dù trước đó người Mỹ đã thử nghiệm nhiều lần vối hệ thống tương tự được định danh là ALPHA trong phòng thí nghiệm.

Dù chưa thể thay thế con người hoàn toàn khi vận hành máy bay nhưng với chuyến thử nghiệm thành công đầu tiên này, máy bay chiến đấu Su-57 của Nga đã chứng minh đi trước cả F-35 trong việc tích hợp AI dù trước đó người Mỹ đã thử nghiệm nhiều lần vối hệ thống tương tự được định danh là ALPHA trong phòng thí nghiệm.

 "Tôi rất bất ngờ trước khả năng nhận biết và phản ứng của hệ thống. Nó dường như nhận ra mọi ý đồ của tôi và ngay lập tức triển khai ứng phó. Tất cả thay đổi trong đường bay và dự định triển khai tên lửa tấn công của tôi đều bị nó đoán trúng. Hệ thống nhanh chóng chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công và ngược lại ngay khi cần", Đại tá Gene Lee thuộc Lực lượng không quân Mỹ.

"Tôi rất bất ngờ trước khả năng nhận biết và phản ứng của hệ thống. Nó dường như nhận ra mọi ý đồ của tôi và ngay lập tức triển khai ứng phó. Tất cả thay đổi trong đường bay và dự định triển khai tên lửa tấn công của tôi đều bị nó đoán trúng. Hệ thống nhanh chóng chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công và ngược lại ngay khi cần", Đại tá Gene Lee thuộc Lực lượng không quân Mỹ.

 Được biết, hệ thống trí thông minh nhân tạo ALPHA, được chế tạo bởi công ty Psibernetix của tiến sỹ Nick Ernest ở Đại học Cincinati, kết hợp với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu của Lực lượng không quân Mỹ. Cùng với ALPHA, hiện nay không quân Mỹ cũng đang phát triển một hệ thống trí thông minh nhân tạo khác để trang bị trên dòng chiến đấu cơ F-22 và F-35.

Được biết, hệ thống trí thông minh nhân tạo ALPHA, được chế tạo bởi công ty Psibernetix của tiến sỹ Nick Ernest ở Đại học Cincinati, kết hợp với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu của Lực lượng không quân Mỹ. Cùng với ALPHA, hiện nay không quân Mỹ cũng đang phát triển một hệ thống trí thông minh nhân tạo khác để trang bị trên dòng chiến đấu cơ F-22 và F-35.

 Một khi được ứng dụng trong thực tế, tiêm kích F-35 và F-22 có thể tự thực hiện mọi thao tác từ cất cánh đến làm nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng giới chuyên gia cho rằng, để làm được điều đó, Mỹ cần thêm rất nhiều thời gian và tiền của nữa. Ảnh trong bài: Tiêm kích Su-57.

Một khi được ứng dụng trong thực tế, tiêm kích F-35 và F-22 có thể tự thực hiện mọi thao tác từ cất cánh đến làm nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng giới chuyên gia cho rằng, để làm được điều đó, Mỹ cần thêm rất nhiều thời gian và tiền của nữa. Ảnh trong bài: Tiêm kích Su-57.

Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/nga-di-dau-khi-thu-thanh-cong-ai-tren-su-57/20200525121803473