Nghiên cứu mẫu khí quyển Nam cực: Nồng độ CO2 tăng 1,5 lần trong 256 năm

Các nhà nghiên cứu cho biết, một lõi băng chứa các mẫu khí quyển của Trái đất từ 5 triệu năm trước đã được kéo lên từ Ong Valley của lục địa.

Khi khoan và kéo lõi băng ở Nam Cực, các nhà nghiên cứu hy vọng nghiên cứu các bong bóng khí đã bị mắc kẹt trong băng để tìm hiểu thêm về bầu khí quyển của Trái đất. Một vài trong số những tảng băng này có niên đại từ hàng triệu năm trước.

Cho đến nay, hầu hết các mẫu lõi băng như vậy đã được lấy ra từ các địa điểm ở phía đông của Nam Cực, vì băng ở đó đã được lắng đọng từ từ trong các lớp băng sạch qua hàng triệu năm.

Lõi băng Nam cực có niên đại từ 5 triệu năm trước

Đối với nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã chọn khoan ở Ong Valley, nằm trong Dãy núi Transantarctic ngăn cách phía đông và phía tây Nam Cực.

Băng ở Ong Valley được lắng đọng từ các sông băng trên núi trượt xuống. Khi lớp băng phía trên tan chảy, đá kéo xuống từ các ngọn núi đã tạo ra một lớp đá bảo vệ lớp băng bên dưới.

Nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng lớp băng bên dưới có thể có niên đại từ 5 triệu năm trước.

Lõi băng có niên đại lên tới 5 triệu năm được kéo lên từ Ong Valley ở Nam cực.

Lõi băng có niên đại lên tới 5 triệu năm được kéo lên từ Ong Valley ở Nam cực.

Các nhà nghiên cứu đã khoan xuyên qua lớp băng trong mùa hè năm 2017 và 2018, và tiếp cận lớp băng bên dưới tảng đá và kéo ra một mẫu lõi băng dài 9,5 mét.

Thử nghiệm ban đầu cho thấy niên đại của nó khoảng từ 3 triệu - hơn 5 triệu năm tuổi.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tảng băng bên dưới những tảng đá bao gồm 2 lớp đè lên nhau, cho thấy có hai sông băng tại địa điểm đó trong thung lũng, cách nhau hàng triệu năm.

Bọt khí từ băng ở Nam cực cho thấy nồng độ CO2 trong khí quyển qua các thời kỳ

Một tác phẩm điêu khắc với một viên thủy tinh chứa không khí Nam Cực từ năm 1765 đã được trưng bày ở Glasgow vào năm ngoái để minh chứng cho những thiệt hại do cuộc Cách mạng Công nghiệp gây ra.

Nghệ sĩ và nhà điêu khắc Wayne Binitie đã dành 5 năm làm việc với các nhà khoa học từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) thu hồi bọt khí từ lõi băng ở Nam Cực.

Không khí lấy từ lõi băng ở Nam cực cho thấy mức độ carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển đã thay đổi như thế nào kể từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu.

Phân tích lớp bọt khí tích tụ trong lõi băng ở Nam cực cho thấy, nồng độ CO2 trong bấu khí quyển đã tăng lên từ 280 phần triệu kể từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu (1765) lên 419 phần triệu vào năm 2021, sau 256 năm.

Phân tích lớp bọt khí tích tụ trong lõi băng ở Nam cực cho thấy, nồng độ CO2 trong bấu khí quyển đã tăng lên từ 280 phần triệu kể từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu (1765) lên 419 phần triệu vào năm 2021, sau 256 năm.

Năm 1765 được coi là thời điểm quan trọng: James Watt đã cải tiến hiệu suất cho động cơ hơi nước, giúp thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp.

Tiến sĩ Robert Mulvaney từ BAS cho biết, “Tuyết rơi ở Nam Cực hàng năm - nhưng không có hiện tượng băng tan chảy. Vì vậy, tuyết tích tụ và nén tất cả các năm tuyết bên dưới. Khi chúng ta khoan càng sâu hơn, chúng ta càng vào các lớp băng có niên đại cổ xưa hơn, giống như tuổi thọ của một cây cổ thụ qua vân gỗ."

Tiến sĩ Mulvaney cho biết, phân tích lõi băng cho thấy vào khoảng năm 1765, bầu khí quyển có 280 phần triệu carbon dioxide, tương đối ổn định trong khoảng 10.000 năm. Trong khi giá trị trung bình trong khí quyển vào tháng 5 năm ngoái là 419 phần triệu.

Nguyễn Vân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//nghien-cuu-mau-khi-quyen-nam-cuc-nong-do-co2-tang-15-lan-trong-256-nam-169220816140305947.htm