Nghiện đồ nhà bếp không kém trang sức, túi hiệu

Thương Nguyễn dành hơn một năm để hoàn thiện căn bếp 2 tỷ đồng. Trong khi đó, Lan Phương chi khoảng 100 triệu đồng mua một bộ đồ dùng nhà bếp của thương hiệu có tiếng.

Nhiều người có niềm yêu thích mua sắm đồ dùng nhà bếp, sẵn sàng chi trả từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng cho một thiết bị nấu ăn. Một số thừa nhận đồ dùng phòng bếp dễ "gây nghiện", tạo cảm giác mong muốn sở hữu không kém gì túi xách, trang sức hàng hiệu.

Zing có cuộc trò chuyện với 3 cô nàng "nghiện bếp" và khám phá không gian nấu ăn được đầu tư đắt đỏ của họ.

Bếp là khu vực được tôi đầu tư nhất trong nhà. Vì muốn có thêm không gian nấu nướng và chứa được nhiều đồ dùng hơn, tôi đã xây bịt một cửa ở khu vực này để mở rộng bếp.

Mua sắm các thiết bị nhà bếp hiện đại cũng là sở thích của tôi. Chỉ tính riêng các máy móc, tôi đã đầu tư khoảng hơn 200 triệu đồng.

Căn bếp của Nguyễn Hồng được đầu tư khoảng 200 triệu đồng chỉ tính riêng các thiết bị, dụng cụ nấu ăn.

Căn bếp của Nguyễn Hồng được đầu tư khoảng 200 triệu đồng chỉ tính riêng các thiết bị, dụng cụ nấu ăn.

Phần lớn các dụng cụ trong bếp của tôi đều đến từ các thương hiệu có tiếng của Đức và Hàn Quốc. Đầu tiên phải kể đến chiếc máy rửa bát đời mới hơn 33 triệu đồng. Thiết bị này giúp giải phóng sức lao động, các thành viên không còn phải chia nhau nhiệm vụ rửa chén bát nữa. Sau khi bát đũa được sấy khô, tôi chỉ cần xếp gọn gàng vào tủ bếp, không lo nấm mốc sinh bệnh.

Chiếc tủ lạnh thông minh có giá 60 triệu đồng của tôi từng làm mưa làm gió trên thị trường khá lâu. Tủ có gắn kèm một màn hình như điện thoại nên tôi có thể vừa nấu ăn vừa xem phim, nghe nhạc, xem công thức...

Tôi ưng ý nhất bộ đôi nồi cơm điện và ấm đun nước. Chiếc nồi cơm điện Hàn Quốc có nhiều chế độ nấu như hầm, ninh, nấu gạo lứt…

 Không gian bếp rộng thoáng, có nhiều hệ tủ chứa đồ. Bộ nồi gang không chỉ dùng để nấu nướng mà còn là vật dụng trang trí.

Không gian bếp rộng thoáng, có nhiều hệ tủ chứa đồ. Bộ nồi gang không chỉ dùng để nấu nướng mà còn là vật dụng trang trí.

Vì thích làm bánh, tôi mua một chiếc máy trộn bột của thương hiệu Italy. Chiếc máy nhìn khá đẹp mắt, song trộn bột hơi yếu, thỉnh thoảng phát ra tiếng kêu lớn. Tuy vậy, tôi vẫn giữ lại chiếc máy này vì màu sắc và kiểu dáng hài hòa với căn bếp.

Ngoài ra, tôi sắm một bộ nồi gang của Đức. Bộ nồi giúp tôi nấu ăn ngon hơn, nướng được cả bánh. Đặc biệt, nồi có kiểu dáng đẹp, màu sắc bắt mắt nên tôi thường dùng luôn để trang trí bàn ăn.

Nữ chủ nhân sử dụng tông màu beige chủ đạo.

Nữ chủ nhân sử dụng tông màu beige chủ đạo.

Tôi chi khoảng hơn 500 triệu đồng để mua các món đồ bếp cao cấp. Những thiết bị này vừa là trợ thủ nấu nướng đắc lực, vừa giúp diện mạo căn bếp thêm sang trọng.

Thiết bị tôi khá tâm đắc là chiếc lò nướng có giá 37 triệu đồng. Tôi dùng sản phẩm này gần 3 năm qua, dung tích lò lên đến 65 lít nên có thể nướng nhiều thức ăn cùng lúc, thích hợp với những gia đình đông người, hay đón tiếp bạn bè.

Gia đình tôi chỉ có hai vợ chồng, nhưng thường xuyên nướng đồ ăn và muốn nướng thật chuyên nghiệp nên đã quyết định sắm chiếc lò này.

Cô nàng mua sắm nhiều thiết bị phục vụ cho sở thích làm bánh.

Cô nàng mua sắm nhiều thiết bị phục vụ cho sở thích làm bánh.

Ngoài ra, máy hút mùi 58 triệu đồng, máy lọc nước 48 triệu đồng cũng là những khoản đầu tư đáng tiền của tôi.

Năm ngoái, tôi chi thêm 100 triệu để tậu bộ đồ bếp của một thương hiệu Italy. Tôi chọn hai màu yêu thích là đen và beige sang trọng, ấm áp. "Dàn nhân công nhà bếp" này giúp việc nấu nướng của tôi nhàn hơn trông thấy, mẫu mã đẹp cũng là điểm khiến tôi xiêu lòng.

Tôi ưng ý nhất là chiếc máy trộn bột. Trước đó, tôi đã nhiều lần mua và đổi máy nhưng vẫn chưa hài lòng. Đến khi mua chiếc máy này, tôi mới thực sự ưng ý vì nó có kiểu dáng đẹp, chắc chắn và sở hữu nhiều công năng đa dạng. Điểm trừ duy nhất là giá thành khá đắt đỏ.

 Dàn "nhân công nhà bếp" của Lan Phương.

Dàn "nhân công nhà bếp" của Lan Phương.

Tôi mất gần một năm để hoàn thiện căn bếp trong mơ. Không gian này được tôi chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết, đường nét và màu sắc.

Bản thân là tín đồ công nghệ, tôi thích mua sắm những thiết bị thông minh giúp nấu ăn nhanh chóng, dễ dàng. Thậm chí, ngay cả công tắc điện trong bếp, tôi cũng lựa chọn loại cảm biến tự động. Đến nay, tôi ước tính mình đã đầu tư cho căn bếp khoảng 2 tỷ đồng.

Với tôi, tủ lạnh là linh hồn của bếp. Tôi lựa chọn một sản phẩm của Nhật Bản với kiểu dáng, màu sắc phù hợp với màu trầm chủ đạo. Ưu điểm tôi thích nhất ở chiếc tủ lạnh này là nó có thể giữ rau củ quả tươi lâu mà không phải sử dụng các dòng hộp đựng chuyên biệt. Tôi ưng ý đến mức mỗi ngày đều dạo qua nhà bếp vài lần, đôi khi chỉ để đóng, mở cửa tủ lạnh.

Căn bếp của Thương Nguyễn được đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, tổng giá trị ước tính khoảng 2 tỷ đồng.

Căn bếp của Thương Nguyễn được đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, tổng giá trị ước tính khoảng 2 tỷ đồng.

Nồi cơm điện của tôi có giá 7 triệu đồng, được mua trong một lần đi công tác ở Hàn Quốc. Chiếc nồi này nấu gạo lứt hay gạo thường đều rất ngon, hạt cơm lại dẻo. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng để hầm gà, nấu các loại cháo.

Ngoài ra, tôi cũng rất tâm đắc máy sục rửa thực phẩm giá 7,4 triệu đồng. Tôi từng thử qua rất nhiều loại tương tự, nhưng ưng ý nhất vẫn là chiếc máy này. Máy có thể loại bỏ hết phấn hoa bám phía bên ngoài hoa quả và rau củ, không những thế còn khử được mùi tanh của cá triệt để.

Một số thiết bị đáng tiền khác trong căn bếp của tôi là robot nấu ăn trị giá 38 triệu đồng, máy ép hoa quả 9,5 triệu đồng, nồi vũ trụ cao tần 6 triệu đồng, nồi áp suất 6,5 triệu đồng và máy rửa bát 40 triệu đồng...

Thú thực, tôi không hề tiếc tiền khi sắm sửa đồ dùng cho phòng bếp. Tôi đầu tư cho không gian này còn hơn cả phòng khách hoặc phòng ngủ.

Theo nghiên cứu của Grand View Research, thị trường đồ nhà bếp thông minh ước tính đạt 13,18 triệu USD vào năm 2021. Trong đó, tủ lạnh thông minh chiếm tỷ lệ lớn nhất là 33,98%, tiếp đó là bếp nấu và các thiết bị nấu ăn thông minh với 32,56%.

Nghiên cứu này cũng lý giải rằng người tiêu dùng có xu hướng mua những thiết bị nhà bếp thông minh bởi mang đến sự thoải mái, an toàn, tiện lợi khi sử dụng và giúp họ tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Trong tương lai, người tiêu dùng sẽ ưa chuộng hơn những thiết bị tiêu thụ ít năng lượng, thải ít carbon và giúp bảo vệ môi trường.

Bích Ngọc

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nghien-do-nha-bep-khong-kem-trang-suc-tui-hieu-post1355212.html