Người dân Huế mua lương thực dự trữ, treo xe máy lên cao phòng lũ

Đề phòng mưa lớn trong những ngày tới, người dân ở Huế sử dụng dây để treo xe máy lên nhà. Nhiều người đến chợ, siêu thị mua thêm lương thực, thực phẩm.

Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh thuộc phường An Tây, TP Huế (Thừa Thiên Huế) là một trong những khu vực thấp trũng thường xuyên xảy ra ngập sâu. Chiều 13/10, mưa lớn đã khiến cho hàng chục nhà dân ở khu vực này bị ngập lụt, nhiều người phải di dời để tránh lũ.

Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh thuộc phường An Tây, TP Huế (Thừa Thiên Huế) là một trong những khu vực thấp trũng thường xuyên xảy ra ngập sâu. Chiều 13/10, mưa lớn đã khiến cho hàng chục nhà dân ở khu vực này bị ngập lụt, nhiều người phải di dời để tránh lũ.

Đến tối 14/10, nước đã rút và chỉ ngập ở một số đoạn trên tuyến đường. Theo dự báo, Thừa Thiên Huế sẽ có mưa lớn tiếp diễn, nhiều người dân ở đường Nguyễn Hữu Cảnh tiếp tục kê cao đồ đạc để đề phòng ngập lụt trở lại.

Đến tối 14/10, nước đã rút và chỉ ngập ở một số đoạn trên tuyến đường. Theo dự báo, Thừa Thiên Huế sẽ có mưa lớn tiếp diễn, nhiều người dân ở đường Nguyễn Hữu Cảnh tiếp tục kê cao đồ đạc để đề phòng ngập lụt trở lại.

Anh Võ Trọng Dân (trú tại đường Nguyễn Hữu Cảnh) cho biết: "Ở đây thấp trũng nên nước lên rất nhanh. Do đó phải luôn sẵn sàng phương án kê cao đồ đạc nếu không muốn bị hỏng hóc, không có để sử dụng".

Anh Võ Trọng Dân (trú tại đường Nguyễn Hữu Cảnh) cho biết: "Ở đây thấp trũng nên nước lên rất nhanh. Do đó phải luôn sẵn sàng phương án kê cao đồ đạc nếu không muốn bị hỏng hóc, không có để sử dụng".

Chiếc xe đạp điện được người dân kê lên cao để tránh bị ngập.

Chiếc xe đạp điện được người dân kê lên cao để tránh bị ngập.

Một chiếc xe máy của người dân được treo lên cao phòng bị ngập gây hỏng máy móc.

Một chiếc xe máy của người dân được treo lên cao phòng bị ngập gây hỏng máy móc.

Người dân dùng các tấm chắn ở cổng nghề ngăn nước có thể tràn vào sân.

Người dân dùng các tấm chắn ở cổng nghề ngăn nước có thể tràn vào sân.

Trong khi đó, theo ghi nhận của PV sáng 15/10 tại các chợ và siêu thị trên địa bàn TP Huế, khá đông người dân đến để mua sắm các loại hàng hóa.

Trong khi đó, theo ghi nhận của PV sáng 15/10 tại các chợ và siêu thị trên địa bàn TP Huế, khá đông người dân đến để mua sắm các loại hàng hóa.

Các loại rau xanh được bày bán đa dạng ở siêu thị.

Các loại rau xanh được bày bán đa dạng ở siêu thị.

Chị Nguyễn Thị Thu Sang (trú phường An Tây, TP Huế) cho biết: "Theo dự báo Huế sẽ có mưa lớn tiếp diễn và khả năng sẽ bị ngập lụt nên hôm nay ngày nghỉ cuối tuần, gia đình tranh thủ đến siêu thị mua sắm một số thực phẩm về bỏ tủ lạnh, phòng trường hợp nước ngập đường sẽ khó đi lại để mua. Hi vọng trời sẽ tạnh mưa và không ngập lụt".

Chị Nguyễn Thị Thu Sang (trú phường An Tây, TP Huế) cho biết: "Theo dự báo Huế sẽ có mưa lớn tiếp diễn và khả năng sẽ bị ngập lụt nên hôm nay ngày nghỉ cuối tuần, gia đình tranh thủ đến siêu thị mua sắm một số thực phẩm về bỏ tủ lạnh, phòng trường hợp nước ngập đường sẽ khó đi lại để mua. Hi vọng trời sẽ tạnh mưa và không ngập lụt".

Đại diện siêu thị Go Huế cho biết, trong những ngày qua người dân đến mua hàng hóa tại siêu thị không có sự gia tăng đột biến so với những năm trước. Trong khi đó, những mặt hàng thiết yếu, mì tôm, các loại rau củ có sức mua cao hơn bình thường khoảng 40%.

Đại diện siêu thị Go Huế cho biết, trong những ngày qua người dân đến mua hàng hóa tại siêu thị không có sự gia tăng đột biến so với những năm trước. Trong khi đó, những mặt hàng thiết yếu, mì tôm, các loại rau củ có sức mua cao hơn bình thường khoảng 40%.

"Tại siêu thị, các mặt hàng thiết yếu như mì tôm, dầu ăn, các mặt hàng khô… luôn dự trữ số lượng lớn trong kho và đảm bảo cung ứng cho người tiêu dùng, không tăng giá ở cả lúc bình thường và mưa lũ", đại diện siêu thị Go nói.

"Tại siêu thị, các mặt hàng thiết yếu như mì tôm, dầu ăn, các mặt hàng khô… luôn dự trữ số lượng lớn trong kho và đảm bảo cung ứng cho người tiêu dùng, không tăng giá ở cả lúc bình thường và mưa lũ", đại diện siêu thị Go nói.

Trong khi đó, theo ghi nhận tại chợ Đông Ba (TP Huế), số lượng hàng hóa, thực phẩm cũng được bày bán rất đa dạng.

Trong khi đó, theo ghi nhận tại chợ Đông Ba (TP Huế), số lượng hàng hóa, thực phẩm cũng được bày bán rất đa dạng.

Lãnh đạo Ban Quản lý chợ Đông Ba cho biết, qua theo dõi, lượng khách đi mua thực phẩm tương đối cao hơn các ngày bình thường. Ban quản lý chợ tăng cường kiểm tra, giám sát để không xảy ra tình trạng tăng giá cũng như luôn sẵn sàng đảm bảo cung ứng hàng hóa mỗi khi xảy ra bão lũ.

Lãnh đạo Ban Quản lý chợ Đông Ba cho biết, qua theo dõi, lượng khách đi mua thực phẩm tương đối cao hơn các ngày bình thường. Ban quản lý chợ tăng cường kiểm tra, giám sát để không xảy ra tình trạng tăng giá cũng như luôn sẵn sàng đảm bảo cung ứng hàng hóa mỗi khi xảy ra bão lũ.

Trao đổi với PV, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay sức mua hàng hóa vẫn chưa có những thay đổi lớn. Nằm trong kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2023, đơn vị chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch và triển khai lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau thời gian xảy ra thiên tai. Chủ động nắm các nguồn dự trữ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng phát sinh nhu cầu cao khi xảy ra thiên tai, không để khan hiếm hoặc tăng giá hàng hóa do thiên tai. Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc găm hàng và bán các sản phẩm kém chất lượng, kiểm tra niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ tại vùng xảy ra thiên tai. Phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trao đổi với PV, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay sức mua hàng hóa vẫn chưa có những thay đổi lớn. Nằm trong kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2023, đơn vị chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch và triển khai lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau thời gian xảy ra thiên tai. Chủ động nắm các nguồn dự trữ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng phát sinh nhu cầu cao khi xảy ra thiên tai, không để khan hiếm hoặc tăng giá hàng hóa do thiên tai. Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc găm hàng và bán các sản phẩm kém chất lượng, kiểm tra niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ tại vùng xảy ra thiên tai. Phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trước đó ban hành kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão năm 2023. Theo đó, sẽ dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mì ăn liền. Thời gian thực hiện dự trữ dự kiến từ ngày 1/9-15/12/2023.

Kế hoạch nhằm cung ứng đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nhiên liệu phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, không để tình trạng khan hiếm hàng hóa xảy ra, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời, xây dựng phương thức dự trữ, phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa để điều động ứng cứu kịp thời khi xảy ra thiên tai chia cắt các vùng dân cư.

Liên quan đến tình hình mưa lũ trên địa bàn, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 15/10 cho biết, từ hôm nay đến ngày 17/10, trên địa bàn có mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 200-400mm, có nơi trên 600mm.

Mưa lũ trong những ngày qua gây ngập lụt hơn 100 nhà dân ở TP Huế và huyện Phong Điền, tại nhiều ngôi nhà bị ngập hiện nước đã rút. Mưa lũ cũng gây sạt lở bờ biển ở huyện Phú Vang, bờ sông Hương ở TP Huế, một số đoạn kè và đường giao thông...

Người dân Huế treo xe máy lên cao, kê cao đồ đạc phòng ngập lụt.

Hoàng Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-hue-do-xo-di-mua-luong-thuc-treo-xe-may-len-cao-phong-lu-169231015134218054.htm