Người đảng viên làm kinh tế giỏi

Với niềm đam mê, gắn bó với nghề cói, ông Phạm Đăng Khuyến, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Thành Hóa đã góp phần làm sống lại nghề truyền thống của địa phương, đồng thời tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.

Ông Phạm Đăng Khuyến kiểm tra hàng cói xuất khẩu. Ảnh: Trường Giang

Sinh ra ở xãKhánh Nhạc, huyện Yên Khánh, nơi có nghề truyền thống mây tre đan, làm chiêúcói..., ông Khuyến đã nhiều lần chứng kiến cảnh thăng trầm của nghề cói. Cáchđây hơn 30 năm, nghề đan cói ở Khánh Nhạc ngày càng đi xuống do sản phẩm khó tiêuthụ khiến người dân dần bỏ nghề. Bản thân ông Khuyến cũng phải tìm tới vùng đấtKim Sơn để lập nghiệp. Tuy vậy, trong suy nghĩ của mình, ông Khuyến luôn trăntrở phải tìm cách nào đó để khôi phục, giữ gìn và làm giàu từ nghề truyền thốngmà ông cha đã để lại từ bao đời nay. Sau gần chục năm làm việc tại một công tycói xuất khẩu, ông Khuyến nhận ra để nghề truyền thống phát triển cần phải làmra những sản phẩm đảm bảo về chất lượng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.Từ suy nghĩ đó, ông trở về quê hương, quyết tâm lập nghiệp từ nghề đan cói.

Năm 1996, tổ hợpcói xuất khẩu Thành Hóa do ông Khuyến thành lập đi vào hoạt động. Mới đầu, tổhợp chỉ có vỏn vẹn 9 lao động, đa phần là anh em trong gia đình; sản phẩm cònít, chủ yếu là làn cói, thảm cói được xuất bán cho một số khách hàng quen biết.Quá trình sản xuất gắn với tìm hiểu thị trường, ông Khuyến cùng đội ngũ nhânviên thiết kế đã tìm tòi, sáng tạo ra nhiều mẫu mã mới, đa dạng về kiểu dáng,hoa văn, chi tiết đẹp mắt, đáp ứng được thị hiếu khách hàng. Cùng với đó là giábán hợp lý nên số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng. Cứ như thế, sản phẩm cóimỹ nghệ truyền thống không chỉ có mặt tại các gian hàng, trung tâm thương mạitrong nước mà còn vươn xa ra ngoài lãnh thổ, đến nhiều nước trên thế giới như:Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

Nhạy bén về thịtrường, biết khéo léo kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống với công nghệ mơítrong sản xuất, cho nên sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được hầu hết các yêucầu của đối tác, kể cả những đơn hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hay buộcphải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. Hiện nay, ngoài duy trì sản xuất cácmặt hàng truyền thống như thảm chùi chân, hộp cói, túi, làn cói..., Công ty cònsản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ bèo tây, nhựa đan trên khung sắt được kháchhàng rất ưu chuộng.

Mỗi năm, Công ty xuất khoảng 85% số lượng sản phẩm ra thịtrường nước ngoài, doanh thu bình quân đạt 42 tỷ đồng, nộp ngân sách từ 1,8 đến2,2 tỷ đồng, đồng thời tạo việc làm cho 80 lao động thường xuyên với mức lươngtừ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, Công ty còn duy trì 75 vệ tinh trênđịa bàn huyện Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, giải quyết việc làm cho khoảng3.000-4.000 lao động trong lúc nông nhàn với mức thu nhập 2,5-3,5 triêụđồng/người/tháng.

Trong quá trìnhsản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đối diện với những thách thức củanền kinh tế thị trường, có thời điểm do tác động của suy thoái kinh tế toàncầu, thiếu vùng nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng... làm nghề chế biến cói laođao. Trước hoàn cảnh đó, phát huy vai trò tiên phong của người đảng viên, ôngKhuyến đã cùng tập thể cán bộ, công nhân nỗ lực vượt qua thử thách, vươn lênkhẳng định thương hiệu sản phẩm cói mỹ nghệ Thành Hóa. Dưới sự lãnh đạo của chibộ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong Công ty tổ chức các phongtrào thi đua, khơi dậy tính năng động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm với côngviệc trong công nhân lao động để hoàn thành các mục tiêu sản xuất, kinh doanhvới năng suất, chất lượng cao.

Không chỉ làmkinh tế giỏi, ông Phạm Đăng Khuyến còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội ởđịa phương. Hàng năm, Công ty trích 50-100 triệu đồng để ủng hộ các quỹ từthiện, nhân đạo; tham gia ủng hộ xây nhà văn hóa thôn, xóm..., góp phần tíchcực vào phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Những năm qua, ôngKhuyến thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở các lớp dạy nghềđan cói, bèo bồng cho hàng nghìn lao động trong tỉnh.

Từ các lớp học nghề đãgiúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo, thành lập các tổ hợp sản xuất và trởthành các vệ tinh của doanh nghiệp, làm giàu cho gia đình và tạo thêm việc làmmới cho người lao động tại các địa phương. Đặc biệt, cũng từ những lớp dạy nghềmà hàng chục người lao động khuyết tật đã có một nghề trong tay để kiếm sống,giúp họ tự tin hòa nhập với cộng đồng.

Với những kết quảvà việc làm có ý nghĩa thiết thực, Ông Phạm Đăng Khuyến xứng đáng là một tấmgương đảng viên, giáo dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Thùy Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nguoi-dang-vien-lam-kinh-te-gioi-2019071008332988p2c20.htm