Người gìn giữ nghề ươm tơ truyền thống

Gia đình ông Thụ là một trong số ít những hộ dân ở xã Hồng Lý (tỉnh Thái Bình) còn duy trì nghề ươm tơ truyền thống.

 Thời kỳ bao cấp (1976-1986), xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là làng nghề truyền thống chuyên trồng dâu nuôi tằm. Nhưng hiện nay, nơi đây chỉ còn 3-4 hộ duy trì công việc này. Gia đình ông Nguyễn Văn Thụ (48 tuổi) là một trong số đó.

Thời kỳ bao cấp (1976-1986), xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là làng nghề truyền thống chuyên trồng dâu nuôi tằm. Nhưng hiện nay, nơi đây chỉ còn 3-4 hộ duy trì công việc này. Gia đình ông Nguyễn Văn Thụ (48 tuổi) là một trong số đó.

 "Mọi người một phần vì đổi ngành nghề khác có thu nhập tốt hơn, một phần vì lụa công nghiệp càng ngày càng phát triển, giá rẻ mà lại dễ sản xuất, dẫn đến lụa truyền thống bị ảnh hưởng", ông Thụ tâm sự.

"Mọi người một phần vì đổi ngành nghề khác có thu nhập tốt hơn, một phần vì lụa công nghiệp càng ngày càng phát triển, giá rẻ mà lại dễ sản xuất, dẫn đến lụa truyền thống bị ảnh hưởng", ông Thụ tâm sự.

 Sau khi nhận thu mua tằm từ người nông dân, ông Thụ sẽ làm các khung nứa để tằm nhả tơ, tạo kén. Tằm được nuôi bằng cây dâu nên kén sẽ có màu vàng. Còn nếu cho tằm ăn lá sắn, tơ khi nhả ra sẽ mang màu trắng. Khu vực tằm nhả tơ, tạo kén là gian nhà tách biệt, luôn được làm ấm bằng một bếp than.

Sau khi nhận thu mua tằm từ người nông dân, ông Thụ sẽ làm các khung nứa để tằm nhả tơ, tạo kén. Tằm được nuôi bằng cây dâu nên kén sẽ có màu vàng. Còn nếu cho tằm ăn lá sắn, tơ khi nhả ra sẽ mang màu trắng. Khu vực tằm nhả tơ, tạo kén là gian nhà tách biệt, luôn được làm ấm bằng một bếp than.

 Để đảm bảo được sản lượng, ông Thụ thuê thêm 2 nhân công trong làng. Họ sẽ đảm nhiệm việc ươm tơ.

Để đảm bảo được sản lượng, ông Thụ thuê thêm 2 nhân công trong làng. Họ sẽ đảm nhiệm việc ươm tơ.

 Sau khoảng một tuần tạo kén, công đoạn tiếp theo sẽ là ươm tơ. Để làm việc này, chị Lưu (áo xanh) phải đun nước sôi, sau đó thả kén và đảo đều đến khi bong lớp áo kén bên ngoài.

Sau khoảng một tuần tạo kén, công đoạn tiếp theo sẽ là ươm tơ. Để làm việc này, chị Lưu (áo xanh) phải đun nước sôi, sau đó thả kén và đảo đều đến khi bong lớp áo kén bên ngoài.

 Chị Lưu nói rằng chị làm công việc này vì muốn giữ nghề truyền thống. "Thu nhập từ công việc này không cao, tôi cũng gặp những khó khăn khi làm việc như phải tiếp xúc với nước nóng liên tục. Nhưng sau cùng, tôi vẫn muốn làm vì yêu nghề truyền thống này", chị Lưu nói.

Chị Lưu nói rằng chị làm công việc này vì muốn giữ nghề truyền thống. "Thu nhập từ công việc này không cao, tôi cũng gặp những khó khăn khi làm việc như phải tiếp xúc với nước nóng liên tục. Nhưng sau cùng, tôi vẫn muốn làm vì yêu nghề truyền thống này", chị Lưu nói.

 Sau khi làm mềm kén, chị Lưu sẽ tìm mối gốc của tơ để luồn vào máy kéo. Máy sẽ tự động quay, rút tơ và cuộn thành từng bó tơ lụa thô.

Sau khi làm mềm kén, chị Lưu sẽ tìm mối gốc của tơ để luồn vào máy kéo. Máy sẽ tự động quay, rút tơ và cuộn thành từng bó tơ lụa thô.

 Từng bó tơ lụa thô được phơi khô trước khi bán lại cho các tiểu thương.

Từng bó tơ lụa thô được phơi khô trước khi bán lại cho các tiểu thương.

 Gia đình ông Thụ cho biết hiện hộ duy trì đều đặn nhất việc ươm tơ truyền thống. Đây cũng là công việc chính của người đàn ông này, còn vợ ông Thụ làm công nhân nhà máy để đảm bảo thu nhập cho cả nhà.

Gia đình ông Thụ cho biết hiện hộ duy trì đều đặn nhất việc ươm tơ truyền thống. Đây cũng là công việc chính của người đàn ông này, còn vợ ông Thụ làm công nhân nhà máy để đảm bảo thu nhập cho cả nhà.

 Việc duy trì nghề truyền thống cũng tạo công ăn, việc làm cho nhiều người dân trong xã.

Việc duy trì nghề truyền thống cũng tạo công ăn, việc làm cho nhiều người dân trong xã.

 "Việc ươm tơ, kéo sợi này giúp cho nhiều nông dân trong xã duy trì việc trồng dâu, nuôi tằm. Tôi thu mua của họ nên họ mới nuôi, còn không thì họ bỏ lâu rồi. Ngoài ra, tôi cũng trả công hợp lý cho những nhân công trong việc kéo sợi", ông Thụ cho hay.

"Việc ươm tơ, kéo sợi này giúp cho nhiều nông dân trong xã duy trì việc trồng dâu, nuôi tằm. Tôi thu mua của họ nên họ mới nuôi, còn không thì họ bỏ lâu rồi. Ngoài ra, tôi cũng trả công hợp lý cho những nhân công trong việc kéo sợi", ông Thụ cho hay.

 Quá trình ươm tơ, nhộng tằm được ông Thụ đem bán cho người dân chế biến thực phẩm.

Quá trình ươm tơ, nhộng tằm được ông Thụ đem bán cho người dân chế biến thực phẩm.

Hải Nam

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nguoi-gin-giu-nghe-uom-to-truyen-thong-post1153557.html