Nhật Bản quyết 'lấp đầy' vùng biển bằng loạt khinh hạm tàng hình cực mạnh

Khinh hạm tàng hình JS Agano lớp Mogami vừa được đưa vào thành phần tác chiến của Hải quân Nhật Bản.

Khinh hạm tàng hình lớp Mogami dự kiến sẽ được chế tạo với số lượng lớn, đảm bảo quy mô ít nhất 12 tàu có trong thành phần tác chiến của Hải quân Nhật Bản vào năm 2032.

Khinh hạm tàng hình lớp Mogami dự kiến sẽ được chế tạo với số lượng lớn, đảm bảo quy mô ít nhất 12 tàu có trong thành phần tác chiến của Hải quân Nhật Bản vào năm 2032.

Mới đây nhất, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (Hải quân Nhật Bản) đã bổ sung tàu hộ vệ tên lửa tàng hình (khinh hạm) JS Agano - chiếc mới nhất thuộc lớp Mogami vào thành phần tác chiến.

Mới đây nhất, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (Hải quân Nhật Bản) đã bổ sung tàu hộ vệ tên lửa tàng hình (khinh hạm) JS Agano - chiếc mới nhất thuộc lớp Mogami vào thành phần tác chiến.

Thông báo được đăng trên trang X (trước kia là twitter) chính thức của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, buổi lễ thượng cờ được tiến hành tại Nhà máy đóng tàu trực thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries - MHI) tại Nagasaki.

Thông báo được đăng trên trang X (trước kia là twitter) chính thức của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, buổi lễ thượng cờ được tiến hành tại Nhà máy đóng tàu trực thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries - MHI) tại Nagasaki.

Được biết khinh hạm tàng hình JS Agano đã chính thức được biên chế vào hạm đội và sẽ ngay lập tức lên đường trở về căn cứ thường trực tại Maizuru sau khi kết thúc buổi lễ nói trên.

Được biết khinh hạm tàng hình JS Agano đã chính thức được biên chế vào hạm đội và sẽ ngay lập tức lên đường trở về căn cứ thường trực tại Maizuru sau khi kết thúc buổi lễ nói trên.

Con tàu trực thuộc đội hình Nhóm hộ tống số 14, đây là một đơn vị mặt nước tác chiến độc lập, chiếc JS Agano cũng trở thành khinh hạm lớp Mogami thứ 6 được đưa vào đội hình tác chiến và trước mắt nó sẽ thay thế nhiệm vụ của tàu JS Sendai lớp Abukuma vừa bị loại biên.

Con tàu trực thuộc đội hình Nhóm hộ tống số 14, đây là một đơn vị mặt nước tác chiến độc lập, chiếc JS Agano cũng trở thành khinh hạm lớp Mogami thứ 6 được đưa vào đội hình tác chiến và trước mắt nó sẽ thay thế nhiệm vụ của tàu JS Sendai lớp Abukuma vừa bị loại biên.

Quá trình chế tạo tàu hộ vệ tên lửa JS Agano bắt đầu bằng lễ cắt thép diễn ra ngày 24/6/2021, đến ngày 21/12/2022, con tàu đã được hạ thủy để tiến hành chạy thử nghiệm trên biển.

Quá trình chế tạo tàu hộ vệ tên lửa JS Agano bắt đầu bằng lễ cắt thép diễn ra ngày 24/6/2021, đến ngày 21/12/2022, con tàu đã được hạ thủy để tiến hành chạy thử nghiệm trên biển.

Đối với những khinh hạm tàng hình thuộc lớp Mogami, chúng có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.900 tấn, được thiết kế phục vụ cho tác chiến chống ngầm, rải và tìm kiếm thủy lôi, cũng như nhiệm vụ tuần tra.

Đối với những khinh hạm tàng hình thuộc lớp Mogami, chúng có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.900 tấn, được thiết kế phục vụ cho tác chiến chống ngầm, rải và tìm kiếm thủy lôi, cũng như nhiệm vụ tuần tra.

Để thực hiện chức năng trên, tàu được trang bị sonar gắn liền thân loại OQQ-11 để tìm kiếm thủy lôi, đi kèm với sonar kéo riêng biệt để phát hiện tàu ngầm có độ ồn thấp.

Để thực hiện chức năng trên, tàu được trang bị sonar gắn liền thân loại OQQ-11 để tìm kiếm thủy lôi, đi kèm với sonar kéo riêng biệt để phát hiện tàu ngầm có độ ồn thấp.

Để chống lại mục tiêu tấn công đường không, bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn SeaRAM được lắp đặt ở đuôi tàu và dự kiến từ năm 2025, những khinh hạm loại này sẽ bắt đầu nhận được bệ phóng thẳng đứng Mk 41 với 16 ống.

Để chống lại mục tiêu tấn công đường không, bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn SeaRAM được lắp đặt ở đuôi tàu và dự kiến từ năm 2025, những khinh hạm loại này sẽ bắt đầu nhận được bệ phóng thẳng đứng Mk 41 với 16 ống.

Các ống phóng Mk 41 này là loại đa năng, tương thích với cả tên lửa chống ngầm Type 07 lẫn tên lửa phòng không A-SAM do Nhật Bản phát triển, thậm chí trong tương lai còn có khả năng triển khai tên lửa hành trình dạng Tomahawk.

Các ống phóng Mk 41 này là loại đa năng, tương thích với cả tên lửa chống ngầm Type 07 lẫn tên lửa phòng không A-SAM do Nhật Bản phát triển, thậm chí trong tương lai còn có khả năng triển khai tên lửa hành trình dạng Tomahawk.

Chiếc tàu hộ vệ tên lửa tàng hình tiên tiến nói trên còn được trang bị hải pháo đa năng Mk 45 cỡ 127 mm, đi kèm cụm ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324 mm với tổng cộng 6 ống phóng ở hai bên mạn tàu, cũng như 8 tên lửa chống hạm Type 17.

Chiếc tàu hộ vệ tên lửa tàng hình tiên tiến nói trên còn được trang bị hải pháo đa năng Mk 45 cỡ 127 mm, đi kèm cụm ống phóng ngư lôi hạng nhẹ 324 mm với tổng cộng 6 ống phóng ở hai bên mạn tàu, cũng như 8 tên lửa chống hạm Type 17.

Ban đầu Hải quân Nhật Bản dự định đóng tới 22 tàu hộ vệ tên lửa lớp Mogami, nhưng kế hoạch sau đó bị rút xuống còn 12 chiếc, tuy vậy khi hoàn thành đây vẫn là một lực lượng rất đáng gờm.

Ban đầu Hải quân Nhật Bản dự định đóng tới 22 tàu hộ vệ tên lửa lớp Mogami, nhưng kế hoạch sau đó bị rút xuống còn 12 chiếc, tuy vậy khi hoàn thành đây vẫn là một lực lượng rất đáng gờm.

Hiện tại trong số 12 tàu nằm trong kế hoạch đóng mới, có 6 chiếc đã vào đội hình tác chiến, trong khi 4 tàu đang ở những giai đoạn chế tạo và hoàn thiện khác nhau.

Hiện tại trong số 12 tàu nằm trong kế hoạch đóng mới, có 6 chiếc đã vào đội hình tác chiến, trong khi 4 tàu đang ở những giai đoạn chế tạo và hoàn thiện khác nhau.

Lớp tàu hộ vệ tên lửa tàng hình này được xem như đối trọng với khinh hạm Type 054B đang được Hải quân Trung Quốc đóng mới, so sánh với đối thủ thì nó yếu hơn ở hỏa lực nhưng lại được đánh giá rất cao về hệ thống điện tử kèm theo.

Lớp tàu hộ vệ tên lửa tàng hình này được xem như đối trọng với khinh hạm Type 054B đang được Hải quân Trung Quốc đóng mới, so sánh với đối thủ thì nó yếu hơn ở hỏa lực nhưng lại được đánh giá rất cao về hệ thống điện tử kèm theo.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhat-ban-quyet-lap-day-vung-bien-bang-loat-khinh-ham-tang-hinh-cuc-manh-post581128.antd