Nhật đang có trong tay bao nhiêu tiêm kích hạng nặng F-15?

Từ những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã bắt đầu tiếp nhận công nghệ sản xuất tiêm kích F-15 từ Mỹ để có thể tự nội địa hóa được loại chiến đấu cơ hạng nặng này trong nước.

Là một sản phẩm do Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi sản xuất, tiêm kích F-15J của Nhật Bản được thiết kế dựa trên chiến đấu cơ F-15D của Mỹ. Loại tiêm kích này bắt đầu được Nhật sản xuất từ năm 1981 và tới tổng cộng Nhật đã sản xuất 223 chiếc.

Là một sản phẩm do Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi sản xuất, tiêm kích F-15J của Nhật Bản được thiết kế dựa trên chiến đấu cơ F-15D của Mỹ. Loại tiêm kích này bắt đầu được Nhật sản xuất từ năm 1981 và tới tổng cộng Nhật đã sản xuất 223 chiếc.

Loại tiêm kích này được Nhật sản xuất với hai phiên bản đó là phiên bản F-15J - phiên bản tiêm kích F-15 một chỗ ngồi, hai động cơ hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết giống với F-15 của Mỹ.

Loại tiêm kích này được Nhật sản xuất với hai phiên bản đó là phiên bản F-15J - phiên bản tiêm kích F-15 một chỗ ngồi, hai động cơ hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết giống với F-15 của Mỹ.

Nhật còn tự sản xuất phiên bản F-15DJ - phiên bản hai chỗ ngồi được thiết kế dành cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phục vụ công tác huấn luyện phi công mới.

Nhật còn tự sản xuất phiên bản F-15DJ - phiên bản hai chỗ ngồi được thiết kế dành cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phục vụ công tác huấn luyện phi công mới.

Ngay từ cuối năm 1981, chiếc F-15 đầu tiên do Nhật Bản tự sản xuất đã được đưa vào trục chiến, kể từ đó tới nay có tổng cộng 203 chiếc F-15J và 20 chiếc F-15DJ đã được đưa vào biên chế của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Ngay từ cuối năm 1981, chiếc F-15 đầu tiên do Nhật Bản tự sản xuất đã được đưa vào trục chiến, kể từ đó tới nay có tổng cộng 203 chiếc F-15J và 20 chiếc F-15DJ đã được đưa vào biên chế của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Trong quá trình hoạt động, các tiêm kích F-15J của Nhật cũng liên tục gặp tai nạn. Vụ tai nạn đầu tiên của loại tiêm kích này trong biên chế Lực lượng phòng vệ Nhật Bản là vào năm 1983 và gần đây nhất là vào năm 2011.

Trong quá trình hoạt động, các tiêm kích F-15J của Nhật cũng liên tục gặp tai nạn. Vụ tai nạn đầu tiên của loại tiêm kích này trong biên chế Lực lượng phòng vệ Nhật Bản là vào năm 1983 và gần đây nhất là vào năm 2011.

Tổng cộng đã có 9 vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan tới tiêm kích F-15J và F-15DJ trong biên chế Lực lượng Phòng vệ Trên Không Nhật Bản, khiến bảy phi công thiệt mạng và làm ba phi công khác bị thương.

Tổng cộng đã có 9 vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan tới tiêm kích F-15J và F-15DJ trong biên chế Lực lượng Phòng vệ Trên Không Nhật Bản, khiến bảy phi công thiệt mạng và làm ba phi công khác bị thương.

Là loại tiêm kích do Nhật sản xuất, F-15 của nước này cũng được thiết kế để tương thích với tên lửa AAM-3 - loại tên lửa không đối không do Nhật tự sản xuất và cải tiến dựa trên phiên bản AIM-9 Sidewinder của Mỹ.

Là loại tiêm kích do Nhật sản xuất, F-15 của nước này cũng được thiết kế để tương thích với tên lửa AAM-3 - loại tên lửa không đối không do Nhật tự sản xuất và cải tiến dựa trên phiên bản AIM-9 Sidewinder của Mỹ.

Ngoài ra, so với các tiêm kích F-15 của Mỹ thì F-15 của Nhật cũng được cải tiến hệ thống điện, điện tử, trang bị hệ thống radar mới để tương thích với các loại vũ khí do Nhật sản xuất cũng như phù hợp với cách thức sử dụng của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Ngoài ra, so với các tiêm kích F-15 của Mỹ thì F-15 của Nhật cũng được cải tiến hệ thống điện, điện tử, trang bị hệ thống radar mới để tương thích với các loại vũ khí do Nhật sản xuất cũng như phù hợp với cách thức sử dụng của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Tới nay, đây vẫn là một trong những loại tiêm kích chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Trong tương lai, với việc không được chuyển giao công nghệ tự sản xuất F-35, Nhật Bản đang chú tâm tự phát triển một loại tiêm kích thế hệ năm cho riêng mình nhằm thay thế cho F-15. Nguồn ảnh: Airliners.

Tới nay, đây vẫn là một trong những loại tiêm kích chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Trong tương lai, với việc không được chuyển giao công nghệ tự sản xuất F-35, Nhật Bản đang chú tâm tự phát triển một loại tiêm kích thế hệ năm cho riêng mình nhằm thay thế cho F-15. Nguồn ảnh: Airliners.

Mời độc giả xem Video: Tiêm kích F-15 của Mỹ cất cánh.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nhat-dang-co-trong-tay-bao-nhieu-tiem-kich-hang-nang-f-15-1233334.html