Những hiện tượng kỳ thú cả đời người chưa chắc được chiêm ngưỡng

Suốt hàng ngàn năm qua, con người đã khám phá và chứng kiến vô số những hiện tượng thiên văn kỳ thú xảy ra trên Trái đất, trong đó có những hiện tượng vô cùng hiếm, hàng chục năm mới diễn ra một lần.

Sao chổi Halley là một trong những sao chổi nổi tiếng nhất. Nó là một sao chổi “tuần hoàn” và trở lại vùng phụ cận của Trái đất khoảng 75 năm một lần, cho nên người may mắn sẽ có cơ hội quan sát nó hai lần trong quãng đời mình. Lần gần đây nhất nó xuất hiện là vào năm 1986 và dự đoán nó sẽ trở lại vào năm 2061.

Sao chổi Halley là một trong những sao chổi nổi tiếng nhất. Nó là một sao chổi “tuần hoàn” và trở lại vùng phụ cận của Trái đất khoảng 75 năm một lần, cho nên người may mắn sẽ có cơ hội quan sát nó hai lần trong quãng đời mình. Lần gần đây nhất nó xuất hiện là vào năm 1986 và dự đoán nó sẽ trở lại vào năm 2061.

Sao chổi Halley được đặt theo tên của nhà thiên văn học Edmond Halley. Khi Halley quét qua Trái đất vào năm 2061, sao chổi sẽ ở cùng phía Trái đất và sẽ có màu sắc sáng hơn nhiều so với năm 1986.

Sao chổi Halley được đặt theo tên của nhà thiên văn học Edmond Halley. Khi Halley quét qua Trái đất vào năm 2061, sao chổi sẽ ở cùng phía Trái đất và sẽ có màu sắc sáng hơn nhiều so với năm 1986.

Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, quan sát đầu tiên được biết của sao chổi Halley diễn ra vào năm 239 trước Công nguyên (tCN). Các nhà thiên văn người Trung Hoa đã ghi lại sự đi qua của nó trong các tác phẩm Shih Chi và Wen Hsien Thung Khao.

Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, quan sát đầu tiên được biết của sao chổi Halley diễn ra vào năm 239 trước Công nguyên (tCN). Các nhà thiên văn người Trung Hoa đã ghi lại sự đi qua của nó trong các tác phẩm Shih Chi và Wen Hsien Thung Khao.

Hale-Bopp là một trong những sao chổi được nhiều người xem nhất trong lịch sử. Sao chổi Hale-Bopp sáng hơn 1.000 lần so với sao chổi Halley vào thời điểm phát hiện. Cái đuôi màu xanh lam nhạt pha trắng thậm chí có thể quan sát được ở những đô thị ô nhiễm ánh sáng như Chicago.

Hale-Bopp là một trong những sao chổi được nhiều người xem nhất trong lịch sử. Sao chổi Hale-Bopp sáng hơn 1.000 lần so với sao chổi Halley vào thời điểm phát hiện. Cái đuôi màu xanh lam nhạt pha trắng thậm chí có thể quan sát được ở những đô thị ô nhiễm ánh sáng như Chicago.

Tính toán quỹ đạo của sao chổi, các nhà thiên văn cho biết lần trước nó ghé ngang Trái Đất là 4.200 năm trước, và dự đoán lần trở lại tiếp theo là sau ít nhất 4.385 năm nữa.

Tính toán quỹ đạo của sao chổi, các nhà thiên văn cho biết lần trước nó ghé ngang Trái Đất là 4.200 năm trước, và dự đoán lần trở lại tiếp theo là sau ít nhất 4.385 năm nữa.

 Hiện tượng Trăng xanh không liên quan đến việc Mặt trăng chuyển sang màu xanh lam một cách kỳ diệu. Thay vào đó, cái tên này là để chỉ mặt trăng tròn thứ 3 trong một mùa có 4 lần trăng tròn.

Hiện tượng Trăng xanh không liên quan đến việc Mặt trăng chuyển sang màu xanh lam một cách kỳ diệu. Thay vào đó, cái tên này là để chỉ mặt trăng tròn thứ 3 trong một mùa có 4 lần trăng tròn.

Theo NASA, cứ 2,5 năm lại có một lần trăng xanh. Lần gần nhất, mặt trăng xanh xuất hiện là vào tháng 8 năm 2021. Do vậy lần trăng xanh tiếp theo nhiều khả năng sẽ rơi vào năm 2023 tới đây.

Theo NASA, cứ 2,5 năm lại có một lần trăng xanh. Lần gần nhất, mặt trăng xanh xuất hiện là vào tháng 8 năm 2021. Do vậy lần trăng xanh tiếp theo nhiều khả năng sẽ rơi vào năm 2023 tới đây.

Nhật thực toàn phần không phải là một hiện tượng hiếm ở cấp độ toàn cầu nhưng hiện tượng xảy ra mỗi 18 tháng/lần này lại chỉ xảy ra ở một địa điểm cụ thể. Và để hiện tượng này quay lại một địa điểm có thể mất tới hàng thế kỷ.

Nhật thực toàn phần không phải là một hiện tượng hiếm ở cấp độ toàn cầu nhưng hiện tượng xảy ra mỗi 18 tháng/lần này lại chỉ xảy ra ở một địa điểm cụ thể. Và để hiện tượng này quay lại một địa điểm có thể mất tới hàng thế kỷ.

Với điều này, nhà khí tượng học và chiêm tinh học người Bỉ Cassini đã tính rằng nhật thực toàn phần, tại bất kỳ thời điểm nào trên Trái đất, chỉ có thể xảy ra lại một lần sau mỗi 375 năm.

Với điều này, nhà khí tượng học và chiêm tinh học người Bỉ Cassini đã tính rằng nhật thực toàn phần, tại bất kỳ thời điểm nào trên Trái đất, chỉ có thể xảy ra lại một lần sau mỗi 375 năm.

Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời và che phủ được toàn bộ Mặt trời khi quan sát từ Trái đất. Cùng với đó, vầng hào quang của thái dương vẫn tỏa ra, tạo thành một cảnh tượng rất đẹp.

Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời và che phủ được toàn bộ Mặt trời khi quan sát từ Trái đất. Cùng với đó, vầng hào quang của thái dương vẫn tỏa ra, tạo thành một cảnh tượng rất đẹp.

Great White Spot hay còn được gọi là Great White Oval là những cơn bão định kỳ lớn đến mức có thể nhìn thấy từ Trái Đất qua kính viễn vọng bởi vẻ ngoài màu trắng đặc trưng của chúng.

Great White Spot hay còn được gọi là Great White Oval là những cơn bão định kỳ lớn đến mức có thể nhìn thấy từ Trái Đất qua kính viễn vọng bởi vẻ ngoài màu trắng đặc trưng của chúng.

Thông thường những cơn bão này sẽ xuất hiện với chu kỳ 20-30 năm và thường có diện tích hàng trăm, hàng nghìn km. Cho đến nay, mới chỉ có sáu cơn bão được các nhà thiên văn quan sát được trong bầu khí quyển của Sao Thổ kể từ năm 1876. Lần cuối cùng hiện tượng thiên văn này xảy ra là vào năm 2010.

Thông thường những cơn bão này sẽ xuất hiện với chu kỳ 20-30 năm và thường có diện tích hàng trăm, hàng nghìn km. Cho đến nay, mới chỉ có sáu cơn bão được các nhà thiên văn quan sát được trong bầu khí quyển của Sao Thổ kể từ năm 1876. Lần cuối cùng hiện tượng thiên văn này xảy ra là vào năm 2010.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-hien-tuong-ky-thu-ca-doi-nguoi-chua-chac-duoc-chiem-nguong-1729325.html