'Những người không ai nhớ mặt, đặt tên đã làm nên đất nước'

Sáng 24/7, tại Hội nghị gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử năm 2025, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới dự và tri ân 250 người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu đại diện cho 9,2 triệu người có công toàn quốc có mặt trong hoạt động kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-2025).

“Những người không ai nhớ mặt, đặt tên đã làm nên đất nước” là thông điệp được nhấn mạnh tại các cuộc gặp mặt, tôn vinh người có công trong suốt 78 năm qua, thể hiện Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt và huy động nhiều nguồn lực để chăm lo cho các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình cảm, sự tri ân sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc.

Hội nghị gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử năm 2025.

Hội nghị gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử năm 2025.

Sáng 24/7, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành Trung ương và địa phương đã dự Hội nghị gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử năm 2025, gửi lời tri ân sâu sắc tới những thế hệ anh hùng, những người đã hy sinh xương máu, có đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Trước 250 đại biểu người có công, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, 2025 là một dấu mốc đặc biệt đối với đất nước Việt Nam khi kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm thành lập nước, cùng với những thay đổi to lớn, toàn diện mang tầm vóc chiến lược và thời đại sâu sắc.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, trước thềm kỷ nguyên mới, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng, Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị, sẽ tiếp tục đổi mới tư duy, nỗ lực tham mưu với Đảng, Nhà nước hoàn thiện thể chế, chính sách đối với người có công theo hướng phục vụ, hiện đại, toàn diện, bao trùm, hiệu quả và nhân văn.

Đồng thời, ngành Nội vụ sẽ nỗ lực hơn nữa trong công tác tìm kiếm xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, khi vẫn còn đó 200.000 liệt sĩ chưa được quy tập, gần 300.000 liệt sĩ chưa xác định được thông tin, để xoa dịu nỗi đau mòn mỏi chờ đợi thông tin của những người mẹ, người vợ và gia đình liệt sĩ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại sự kiện.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại sự kiện.

“Đây không chỉ là một sự kiện chính trị quan trọng mà còn là biểu hiện sâu sắc của truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây được gìn giữ và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Công lao của người có công không chỉ là ký ức lịch sử mà còn là bài học quý giá cho thế hệ mai sau. Sự cống hiến và hy sinh của thế hệ cha anh đi trước sẽ mãi được khắc ghi, trân trọng và vinh danh qua nhiều thế hệ. Họ không chỉ là những người đã hy sinh trong quá khứ mà còn là tấm gương trong thời bình, có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Những câu chuyện về sự hy sinh của các liệt sĩ và hành trình tri ân của Đảng, Nhà nước đối với thân nhân họ là một minh chứng sống động cho truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Chính sách ưu đãi người có công vì thế không chỉ là một chính sách xã hội mà còn là biểu hiện của nghĩa tình, của lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành Trung ương và địa phương đã dự Hội nghị gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử năm 2025, gửi lời tri ân sâu sắc tới những thế hệ anh hùng, những người đã hy sinh xương máu, có đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành Trung ương và địa phương đã dự Hội nghị gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử năm 2025, gửi lời tri ân sâu sắc tới những thế hệ anh hùng, những người đã hy sinh xương máu, có đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Theo thống kê, hiện cả nước có trên 9,2 triệu người có công với cách mạng, trong đó có hơn 1,2 triệu liệt sĩ, gần 140.000 Mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 600.000 thương binh, bệnh binh, cùng hàng triệu người là thân nhân liệt sĩ, người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bị địch bắt tù đày, nhiễm chất độc hóa học…

Từ đầu năm 2024 đến nay, ngành Nội vụ đã giải quyết căn bản được hơn 7.000 hồ sơ, trong đó có hơn 2.400 liệt sĩ và hơn 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được Thủ tướng Chính phủ công nhận.

Từ 1/7/2024, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đã tăng lên 2,78 triệu đồng, góp phần cải thiện đáng kể đời sống người có công. Bình quân, mức trợ cấp hàng tháng cho người có công đạt khoảng 2,8 triệu đồng/người/tháng, mức cao nhất lên tới 8,36 triệu đồng/tháng.

Chế độ trợ cấp, tặng quà cho người có công trong các dịp lễ, Tết, đặc biệt là Ngày Thương binh - liệt sĩ 27/7 và các ngày lễ lớn như 30/4, 2/9 luôn được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam và 80 năm Quốc khánh, Chủ tịch nước đã quyết định tặng quà người có công với mức 500.000 đồng/người cho 1,66 triệu đối tượng với tổng kinh phí hơn 834 tỷ đồng (hoàn thành trao quà trước ngày 30/4).

Các mẹ Việt Nam anh hùng tại hội nghị.

Các mẹ Việt Nam anh hùng tại hội nghị.

Bên cạnh đó, các chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe người có công cũng được điều chỉnh tăng lên, với mức chi điều dưỡng tập trung bằng 1,8 lần mức chuẩn/người/lần và tại nhà là 0,9 lần mức chuẩn/người/lần.

Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng đã xây dựng, sửa chữa hàng ngàn ngôi nhà tình nghĩa, giúp các gia đình ổn định cuộc sống. Cả nước đang tập trung hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho gần 500.000 hộ gia đình người có công trước ngày 27/7.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu đại diện cho 9,2 triệu người có công toàn quốc.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu đại diện cho 9,2 triệu người có công toàn quốc.

Cùng với đó, hàng nghìn hài cốt liệt sĩ đã được tìm thấy và quy tập về các nghĩa trang. Khoảng 3.000 nghĩa trang và 4.000 công trình ghi công liệt sĩ trên cả nước luôn được đầu tư xây dựng, tu bổ khang trang, trở thành những địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống.

Công tác xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin, đặc biệt với sự hỗ trợ của công nghệ giám định ADN, đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu. Đến nay, đã có hơn 5.000 hài cốt liệt sĩ đã được xác nhận thông tin, trong đó có 4.468 hài cốt được xác định bằng phương pháp thực chứng và 1.479 hài cốt bằng so sánh, đối khớp ADN...

Hoàng Thuyên-Lê Hoàng/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/chinh-tri/nhung-nguoi-khong-ai-nho-mat-dat-ten-da-lam-nen-dat-nuoc-post1217325.vov