Nổi mề đay, chữa thế nào?

Nổi mề đay là bệnh lý dị ứng da rất dễ tái phát và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm…

Nổi mề đay là bệnh lý ngoài da, đặc trưng bởi các nốt ngứa trên da. Các triệu chứng của mề đay thường nhẹ, phát ban và phù mạch thường tự hết. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể có những biến chứng nguy hiểm gây tím tái, khó thở, sốt cao, nôn mửa, tụt huyết áp, phù Quincke, thậm chí có thể đe dọa tính mạng...

Mề đay thường biểu hiện là các mụn nước, màu đỏ, hồng, trắng hoặc màu da, phát triển với nhiều kích cỡ. Bất kể chúng trông như thế nào, mề đay có xu hướng xuất hiện và biến mất trong vòng vài giờ. Một số người bị một lần và không bao giờ mắc lại. Có người tiếp tục nổi mề đay gần như hàng ngày trong sáu tuần hoặc lâu hơn thì được gọi là mề đay mạn tính.

Các yếu tố có thể gây nổi mề đay:

Phản ứng dị ứng với thực phẩm và các chất khác, chẳng hạn như thuốc (kháng sinh, đặc biệt là penicillin; thuốc aspirin và ibuprofen);
Do bị kích hoạt vật lý (chẳng hạn như lạnh, nóng hoặc áp lực);
Một tình trạng y tế (như nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn dịch).

Nổi mề đay là bệnh lý dị ứng da rất dễ tái phát và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm…

Nổi mề đay là bệnh lý dị ứng da rất dễ tái phát và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm…

1. Điều trị mề đay thế nào?

Mục tiêu khi điều trị mề đay nhằm kiểm soát cơn ngứa, ngăn ngừa phát ban mới, tránh những tác nhân gây ra mề đay.

1.1.Thuốc điều trị ngứa

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho ngứa do mề đay, sưng tấy và phù mạch là thuốc kháng histamine dạng uống hoặc kem bôi (ưu tiên nhóm thuốc không có tác dụng an thần gây buồn ngủ như cetirizin, loratadin). Nhóm thuốc này có tác dụng phụ gây khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, bí tiểu.

Có thể dùng hai hoặc ba loại thuốc kháng histamine để điều trị mề đay, đồng thời kết hợp với chườm lạnh hoặc dầu dưỡng chống ngứa để giảm bớt các triệu chứng. Lưu ý khi dùng thuốc cần tránh uống rượu vì có thể làm tăng tác dụng an thần.

1.2.Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch

Nếu sử dụng thuốc kháng histamine không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc có thể làm dịu hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Ví dụ có thể dùng omalizumab để điều trị phát ban mạn tính.

Có thể chườm lạnh để làm giảm ngứa do mề đay.

Có thể chườm lạnh để làm giảm ngứa do mề đay.

1.3.Thuốc trị phù mạch di truyền

Bệnh nhân mắc loại phù mạch mang tính chất di truyền có thể dùng thuốc để giảm các triệu chứng và giữ protein nhất định trong máu ở mức không gây ra triệu chứng.

1.4.Thuốc chống viêm

Đối với phát ban nghiêm trọng hoặc phù mạch, các bác sĩ có thể kê toa một đợt ngắn thuốc corticoid đường uống (như prednisone) để giảm sưng, viêm và ngứa.

Việc sử dụng nhóm thuốc corticoid cần được sự theo dõi của bác sĩ hoặc dược sĩ vì khi sử dụng kéo dài sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về xương (loãng xương, gãy xương), tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tuyến thượng thận. Cần dùng thuốc đúng liều, đúng giờ và đúng chỉ định.

1.5.Liệu pháp ánh sáng

Còn được gọi là liệu pháp quang học, phương pháp điều trị không xâm lấn này có thể hiệu quả khi thuốc kháng histamine không có tác dụng.

2. Điều trị không dùng thuốc

- Chườm lạnh: Đắp một miếng vải ẩm, mát lên vùng bị ảnh hưởng thể giúp giảm ngứa và giảm viêm.

- Tắm trong dung dịch trị ngứa: Tắm bằng bột yến mạch và baking soda có thể làm dịu da và giảm kích ứng.

- Đắp lô hội: Có thể làm dịu và giảm nổi mề đay. Tuy nhiên, tốt nhất nên thử một miếng dán trước khi thoa lô hội lên vùng da bị ảnh hưởng rộng hơn.

- Một số người bị nổi mề đay mạn tính cho thấy giảm các triệu chứng khi bổ sung vitamin D.

3. Phòng tránh mề đay thế nào?

Nếu nguyên nhân mề đay có thể được xác định, cách điều trị tốt nhất là tránh hoặc loại bỏ chúng:

- Không ăn thực phẩm đã được xác định là gây ra các triệu chứng nổi mề đay.

- Tránh dùng loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Tắm thường xuyên có thể làm giảm ngứa và gãi (gãi làm nổi mề đay nặng hơn).

- Tránh mặc quần áo chật vì mề đay có thể được giảm bớt bằng cách mặc quần áo rộng.

- Không bơi một mình trong nước lạnh, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, dùng khăn quàng quanh mũi và miệng khi thời tiết lạnh.

- Tránh nắng: Mặc quần áo bảo hộ và thoa kem chống nắng.

- Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức nếu nghi ngờ một loại thuốc cụ thể gây ra mề đay cho bạn.

Những người có nguy cơ cao mắc ung thư khoang miệng.

DS. Hoàng Vân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/noi-me-day-chua-the-nao-169230330211215273.htm