Pencak Silat có nguồn gốc từ quốc gia nào?

Pencak Silat mang ý nghĩa 'tự vệ và phản công', từng là môn võ huấn luyện binh lính các vương quốc Đông Nam Á suốt nhiều thế kỷ.

Pencak Silat có nguồn gốc từ quốc gia nào?

A: Thái Lan

B: Philippines

C: Malaysia

D: Indonesia

Giải thích

Pencak Silat có nguồn gốc từ vùng Tây Sumatra và Tây Java của Indonesia, mang nghĩa là “tự vệ và phản công” trong tiếng nước này. Trong nhiều thế kỷ, Pencak Silat đã được dùng để huấn luyện cho binh lính của các vương quốc Đông Nam Á, với các thế võ khác nhau tùy theo từng vùng và thường mô phỏng những động tác của các con thú. Du nhập vào Việt Nam từ năm 1989, Pencak Silat đã trở thành một trong những thế mạnh của thể thao nước nhà ở các giải đấu lớn trong khu vực cũng như một số sân chơi quốc tế. Các võ sĩ Pencak Silat có thể tấn công bằng chân hoặc tay trong thi đấu đối kháng. Những đòn đánh đặc trưng trong Pencak Silat là đá quét, dùng tay gạt đỡ và tránh đòn hoặc phòng thủ bằng cách ôm đối phương. Những đòn đấm trúng giáp bằng tay, chân lần lượt được cộng 1 và 2 điểm. Quật ngã đối thủ được 3 điểm. Ngoài ra, vận động viên có thể được cộng thêm 1 điểm nếu thực hiện pha phản công tốt. Trọng tài là người quyết định các đòn đánh có trúng đích hợp lệ hay không.

Năm 2025 đánh dấu lần thứ mấy Việt Nam đăng cai Giải Vô địch Pencak Silat châu Á?

A: Lần đầu tiên

B: Lần thứ hai

C: Lần thứ ba

D: Lần thứ tư

Giải thích

Giải Vô địch Pencak Silat châu Á lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2011 tại Singapore. Năm 2016, sau 5 năm, Singapore tiếp tục là quốc gia đăng cai giải đấu lần thứ 2. Đến năm 2017, giải đấu lần thứ 3 được tổ chức tại Hàn Quốc, đánh dấu bước mở rộng phạm vi tổ chức ra ngoài khu vực Đông Nam Á. Tiếp nối thành công, giải lần thứ 4 năm 2018 diễn ra tại Ấn Độ, và năm 2019, giải lần thứ 5 được tổ chức tại thành phố Yanji (Trung Quốc). Sau quãng thời gian gián đoạn do đại dịch COVID-19, giải đấu quay trở lại vào năm 2022 với lần tổ chức thứ 6, tiếp tục được tổ chức tại Ấn Độ. Năm 2023, giải lần thứ 7 diễn ra ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), và đến năm 2024, giải lần thứ 8 được tổ chức tại thành phố Bukhara, Uzbekistan. Đặc biệt, năm 2025 đánh dấu cột mốc lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Giải Vô địch Pencak Silat châu Á lần thứ 9. Giải đấu có quy mô cấp châu lục, do Liên đoàn Pencak Silat thế giới (PERSILAT) phối hợp với Cục Thể dục Thể thao Việt Nam và UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức. Sự kiện diễn ra từ ngày 24/7 - 31/7/2025, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Hà Tĩnh (ngõ 5, đường Nguyễn Biểu, phường Thành Sen).

Giải Vô địch Pencak Silat châu Á lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Tĩnh có sự tham gia của VĐV đến từ bao nhiêu quốc gia?

A: 9

B: 10

C: 11

D: 12

Giải thích

Giải Vô địch Pencak Silat châu Á lần thứ 9 năm 2025 thu hút 250 vận động viên đến từ 10 quốc gia ở châu Á gồm: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Lào, Singapore, Indonesia, Philippines, Uzbekistan và Kazakhstan. Các đội sẽ tranh tài ở 32 nội dung thi đấu tương ứng với 32 bộ huy chương, được chia thành hai nhóm là đối kháng (tanding) và quyền biểu diễn (seni). Ở nhóm đối kháng gồm có 24 nội dung tương ứng với 24 hạng cân, trong đó có 13 hạng cân nam và 11 hạng cân nữ. Ở nội dung quyền biểu diễn có 8 nội dung. Các nội dung thi đấu được tổ chức theo luật thi đấu của Liên đoàn Pencak Silat quốc tế. Vận động viên tham dự phải trong độ tuổi từ 17 đến 45 (sinh từ năm 1980 đến 2008).

Vận động viên nào của Hà Tĩnh đã giành Huy chương Vàng tại Giải Vô địch Thế giới Pencak Silat năm 2024?

A: Trương Thị Minh Ánh

B: Trần Thị Thêm

C: Nguyễn Lê Quỳnh Chi

D: Nguyễn Quốc Tuấn

Giải thích

Nguyễn Lê Quỳnh Chi, sinh năm 2002, quê phường Sông Trí (Hà Tĩnh), là một trong những vận động viên tiêu biểu của Pencak Silat Việt Nam. Tại Giải Vô địch Thế giới Pencak Silat 2024 diễn ra ở Abu Dhabi (UAE), Quỳnh Chi đã xuất sắc giành HCV ở hạng cân 80kg nữ, nội dung đối kháng. Theo đuổi bộ môn từ năm 2016, Quỳnh Chi hiện sở hữu hơn 30 huy chương các loại ở cấp quốc gia và quốc tế, nổi bật như: HCB Giải Vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat quốc gia 2018; HCB Giải Vô địch trẻ Pencak Silat thế giới 2018; HCV Giải Vô địch Pencak Silat trẻ quốc gia 2022; HCV Giải Vô địch Pencak Silat quốc gia 2023… Cô cũng là vận động viên duy nhất của Hà Tĩnh góp mặt trong đội tuyển quốc gia gồm 31 VĐV thi đấu tại Giải Vô địch Pencak Silat châu Á lần thứ 9 năm 2025. Là một trong những gương mặt được kỳ vọng giành HCV ở giải đấu lần này, thời gian qua, Quỳnh Chi đã nỗ lực, cố gắng tập luyện kỹ chiến thuật theo giáo án của ban huấn luyện đề ra.

Pencak Silat đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào?

A: 2015

B: 2017

C: 2019

D: 2021

Giải thích

Vào ngày 12/12/2019, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công bố bổ sung 42 thực hành văn hóa trên toàn thế giới vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Quyết định này được đưa ra trong khuôn khổ Kỳ họp thường niên lần thứ 14 của Ủy ban liên Chính phủ của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ ngày 9-14/12 tại thủ đô Bogota, Colombia. Trong số các di sản được ghi danh có môn võ truyền thống Pencak Silat của Indonesia.

Giải thích

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

Điểm

Đặng Phương

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/pencak-silat-co-nguon-goc-tu-quoc-gia-nao-post292392.html