Phân biệt những kim loại phổ biến trong trang sức

Am hiểu về nguyên liệu làm nên trang sức giúp mọi người, đặc biệt là các tín đồ thời trang, lựa chọn được món phụ kiện hợp gu và bền bỉ theo thời gian.

 Nắm vững kiến thức và nguyên liệu trang sức giúp người dùng tránh mua phải hàng kém chất lượng. Ảnh minh họa: @giovannaengelbert.

Nắm vững kiến thức và nguyên liệu trang sức giúp người dùng tránh mua phải hàng kém chất lượng. Ảnh minh họa: @giovannaengelbert.

Trang sức là món đồ không thể thiếu vắng của nhiều người. Chúng được chế tác tinh xảo từ đa dạng nguyên liệu như kim loại, đá quý hay gỗ để đáp ứng thị hiếu.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của từng loại. Dưới đây, Zing Lifestyle Eternal Tools giới thiệu những vật liệu kim loại phổ biến trong giới trang sức.

 Trang sức bạc mềm và dễ uốn nắn theo nhiều kiểu dáng khác nhau. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels.

Trang sức bạc mềm và dễ uốn nắn theo nhiều kiểu dáng khác nhau. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels.

Bạc

Giới trang sức không còn quá xa lạ với bạc. Vì bạc nguyên chất khá mềm (trên thang độ cứng Mohs, bạc chiếm khoảng 2,5-3), chúng thường được hợp kim với kim loại khác, phổ biến nhất là đồng. Mọi người sẽ gặp loại bạc sterling/bạc 925 nhiều khi mua trang sức (chứa 92,5% bạc và 7,5% đồng-copper).

Ưu điểm

Mềm, dễ uốn nắn và điều chỉnh độ dài
Dễ để đánh bóng
Rẻ hơn vàng và bạch kim
Có tuổi thọ cao hơn so với nhiều loại kim loại khác
Độ phản chiếu cao. Trước đây, bạc còn được sử dụng làm gương chiếu hậu. Tuy nhiên, mọi người thay thế chúng bằng nhôm.

Nhược điểm

Vì mềm nên bạc sẽ dễ bị trầy xước và uốn cong nếu giữ gìn không cẩn thận
Trang sức bạc dễ bị xỉn màu thành đen hay xanh lục
Cần được làm sạch thường xuyên để duy trì độ sáng bóng
Nhạy cảm với axit, chất ăn mòn và hóa chất nói chung
Nhiều người dễ dị ứng với bạc vì phản ứng với đồng hợp kim.

 Vàng quý hiếm và giá trị hơn bạc. Ảnh minh họa: solod_sha/Pexels.

Vàng quý hiếm và giá trị hơn bạc. Ảnh minh họa: solod_sha/Pexels.

Vàng

Vàng nguyên chất là một loại kim loại quý màu vàng đỏ được xếp hạng bằng Karat (K). Tương tự bạc, vàng cũng là một trong những kim loại cổ xưa (Metals of Antiquity).

Chúng được sử dụng để làm tiền xu, đồ trang sức và thậm chí được đúc làm tiền tệ lưu thông từ xa xưa. Vàng nguyên chất (24K) mềm và được đánh giá 2,5-3 trong thang độ cứng Mohs. Vì vậy, chúng hiếm khi được dùng để làm đồ trang sức.

Thay vào đó, các thương hiệu và nghệ nhân thường hợp kim vàng cùng với đồng, bạc, kẽm, niken hoặc paladium để tạo ra vật liệu cứng và hợp làm trang sức hơn. Thông thường, vàng 14K, 16K, 18K và 21K được sử dụng phổ biến nhất. Trong quá trình hợp kim, nhà sản xuất có thể tạo ra vàng trắng, vàng hồng, hay thậm chí vàng xanh lục.

Ưu điểm

Vàng được đánh giá là một trong những kim loại tốt nhất để chế tác trang sức, đặc biệt là nhẫn cưới
Dễ uốn nắn và gia công
Có khả năng chống lại đa số loại axit
Vàng nguyên chất sẽ không bị xỉn màu. Loại 14K, 16K, 18K vẫn có thể gặp tình trạng này nhưng ít hơn so với bạc.
Ít gây dị ứng hơn bạc.

Nhược điểm

Quý và do đó đắt hơn bạc
Vẫn có thể bị trầy xước khi đeo hàng ngày và bảo quản không cẩn thận
Một số người dị ứng với vàng hợp kim cùng niken.

 Vòng cổ bạch kim đính kim cương gây chú ý của ca sĩ Dua Lipa tại Met Gala 2023. Ảnh: @dualipa.

Vòng cổ bạch kim đính kim cương gây chú ý của ca sĩ Dua Lipa tại Met Gala 2023. Ảnh: @dualipa.

Bạch kim

Bạch kim là một kim loại quý màu trắng bạc, rất đặc và dễ uốn. Chúng đồng thời thuộc danh sách những khoáng chất hiếm nhất trên thế giới. Điều này có thể giải thích phần nào cho danh tiếng đằng sau việc các nghệ sĩ nhận được giải thưởng như Đĩa Bạch kim.

Bạch kim được xếp hạng 4-4,5 trên thang Độ cứng Mohs và do đó ít dẻo hơn vàng. Vì cứng, bạch kim nguyên chất thường được trộn với các kim loại khác để trở nên dễ uốn hơn. Các kim loại phổ biến nhất được kết hợp với bạch kim là đồng, palladium, rhodium, iridium và titan.

Ưu điểm

Bạch kim mạnh hơn vàng gấp bốn lần và hiếm hơn rất nhiều.
Siêu bền và sẽ không bao giờ bị xỉn màu
Bạch kim cực kỳ chống ăn mòn và chịu nhiệt
Bạch kim có màu trắng tự nhiên và không phai sang màu vàng
Đặc tính ít gây dị ứng khiến chúng trở nên lý tưởng cho làn da nhạy cảm.

Nhược điểm

Sự khan hiếm khiến bạch kim thường đắt hơn vàng nguyên chất hoặc vàng trắng
Trang sức bạch kim thường nặng hơn những món làm bằng vàng.

 Trang sức làm từ titanium cứng và bền bỉ bất chấp thời gian. Ảnh minh họa: Lo Smeraldo Capece Gioiellieri.

Trang sức làm từ titanium cứng và bền bỉ bất chấp thời gian. Ảnh minh họa: Lo Smeraldo Capece Gioiellieri.

Titanium

Titanium là kim loại sáng bóng màu bạc và có độ bền cao. Titan được phát hiện lần đầu tiên ở Cornwall (Vương quốc Anh) vào năm 1791. Sau đó, chúng được đặt tên theo các Titan (thần) trong thần thoại Hy Lạp.

Titanium được xếp hạng 6 trên thang độ cứng Mohs và có tỷ lệ độ bền-trọng lượng (strength-weight ratio) cao nhất trong tất cả các kim loại tự nhiên trên thế giới.

Ngoài ra, hợp kim từ titan và vàng cũng khá phổ biến trên thị trường. Chúng sở hữu độ cứng gần bằng vàng 14K và bền hơn vàng 24K nguyên chất.

Ưu điểm

Hoàn toàn không gây dị ứng
Chống trầy xước tốt, nhẹ và dễ phối màu
Có khả năng kháng hóa chất cao và có thể dễ dàng tái chế
Chống ăn mòn tốt.

Nhược điểm

Rất khó hàn trừ khi được trộn với các kim loại khác
Không dễ để thay đổi kích thước
Đắt và hiếm.

 Kim loại cơ bản đại trà và dễ kiếm trên thị trường với mức giá rẻ. Ảnh minh họa: Zehra Gör/Pexels.

Kim loại cơ bản đại trà và dễ kiếm trên thị trường với mức giá rẻ. Ảnh minh họa: Zehra Gör/Pexels.

Kim loại cơ bản

Base metal hay kim loại cơ bản là thuật ngữ được sử dụng trong ngành trang sức cho những kim loại dễ bị oxy hóa và thường được sử dụng trong trang sức hóa trang (costume jewellery), hay còn được gọi là trang sức mỹ ký.

Chúng không quý hiếm nên rẻ hơn đáng kể so với các kim loại được đề cập ở trên. Một số đại diện tiêu biểu cho nhóm kim loại này là đồng (copper), đồng thau (brass), kẽm và đồng đỏ (bronze).

Kim loại cơ bản thường là hợp kim và được sản xuất để tạo ra các sản phẩm với độ bền và mức uốn nắn khác nhau. Độ cứng của chúng có thể từ 2-6 trên thang Độ cứng Mohs tùy thuộc vào hỗn hợp hợp kim.

Ưu điểm

Giá cả phải chăng
Phổ biến và dễ mua
Có thể được sử dụng trong in 3D
Có thể áp dụng nhiều kỹ thuật tô màu khác nhau.

Nhược điểm

Nhanh chóng bị oxy hóa và xỉn màu trong không khí
Nhiều người bị dị ứng với kim loại cơ bản hơn kim loại quý
Các kim loại cơ bản cũ hơn có thể chứa dấu vết của chì.

Thiên Trang

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/phan-biet-nhung-kim-loai-pho-bien-trong-trang-suc-post1430740.html