'Phiên tòa giả định' - Hình thức tuyên truyền pháp luật mới phù hợp với thực tiễn

Việc tổ chức 'Phiên tòa giả định' không chỉ truyền tải sinh động được các thông điệp tốt đẹp hay răn đe, cảnh tỉnh cho Nhân dân, mà qua hiệu ứng tích cực từ mô hình đã thể hiện được đây là hình thức tuyên truyền pháp luật mới phù hợp với thực tiễn.

Mô hình “Phiên tòa giả định” được xây dựng, triển khai vào thực tế xuất phát từ mục đích nhằm nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, từ đó tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và mọi tầng lớp Nhân dân.

Rất đông người dân ở địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh tham gia chương trình “Tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên Phụ nữ và vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở năm 2024”.

Rất đông người dân ở địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh tham gia chương trình “Tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên Phụ nữ và vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở năm 2024”.

Thời gian qua, nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và Nhân dân. Đồng thời, giúp cán bộ, Hội viên có khả năng, kỹ năng tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật, Báo Công lý đã phối hợp với nhiều đơn vị liên quan xây dựng các bộ tài liệu “Mô hình phiên tòa giả định”, với mong muốn xây dựng một mô hình tuyền truyền, giáo dục và tìm hiểu pháp luật lý thú, hấp dẫn, có tính thực tiễn cao.

Chương trình "Phiên tòa giả định" đã tạo hiệu ứng tích cực, đưa pháp luật đến với người dân 1 cách gần nhất.

Chương trình "Phiên tòa giả định" đã tạo hiệu ứng tích cực, đưa pháp luật đến với người dân 1 cách gần nhất.

Mô hình “Phiên tòa giả định” được Báo Công lý tổ chức, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan, từ đó phát huy sức mạnh của các lực lượng một cách thiết thực, đảm bảo tính lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân và an toàn tuyệt đối mọi mặt.

Nội dung các “Phiên tòa giả định” được lấy từ những vụ án, vụ việc có thật, sau đó được cụ thể hóa thành một Gameshow tương tác, các “tình huống” được xây dựng phù hợp với đối tượng tuyên truyền, phong phú, sinh động.

Cởi mở, tương tác, trao đổi... cách tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân đầy hữu hiệu.

Cởi mở, tương tác, trao đổi... cách tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân đầy hữu hiệu.

Trong mỗi chương trình “Phiên tòa giả định” sẽ có các chuyên gia pháp lý – là các đơn vị chuyên môn, chuyên trách đảm nhận phần đánh giá, giải thích, phân tích, trả lời các thắc mắc của người dân.

Là hình thức tuyên truyền pháp luật mới, nhưng khi triển khai vào thực tiễn đã được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cùng đông đảo bà con Nhân dân đánh giá là phù hợp với thực tiễn. Bởi hình thức tuyên truyền pháp luật của mô hình đã tạo tính lan tỏa cao, đồng thời là hình thức tuyên truyền pháp luật mà Nhân dân được tương tác trực tiếp với pháp luật, với các chuyên gia pháp lý. Đặc biệt, mô hình “Phiên tòa giả định” đã đưa người dân đến gần với cơ quan chức năng, tìm hiểu pháp luật bằng sự đối thoại, cởi mở.

Người dân tự tin trình bày vốn hiểu biết pháp luật của mình tại chương trình thông qua trả lời các câu hỏi từ tình huống mô phỏng.

Người dân tự tin trình bày vốn hiểu biết pháp luật của mình tại chương trình thông qua trả lời các câu hỏi từ tình huống mô phỏng.

Vừa qua, tại Nghệ An và Hà Tĩnh, Báo Công lý phối hợp với Ban Thanh niên Quân đội, Ban Phụ nữ Quân đội, Cục Chính trị Quân khu 4, Lữ đoàn Pháo binh 16, Tỉnh đoàn Nghệ An, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh, Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh, Huyện Hương Sơn và các đơn vị liên quan tổ chức các “Phiên tòa giả định” về nội dung “Thanh niên với văn hóa giao thông” và “Tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên Phụ nữ và vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở năm 2024”.

Điểm nhấn qua các chương trình vừa tổ chức là đã thu hút được rất đông người dân tham gia với tâm thế cởi mở, nghiêm túc, lan tỏa hiệu ứng tích cực đến cộng đồng, xã hội.

Mô hình "Phiên tòa giả định" là cách tuyên truyền pháp luật đầy trực quan và sinh động.

Mô hình "Phiên tòa giả định" là cách tuyên truyền pháp luật đầy trực quan và sinh động.

Tại Nghệ An, chương trình “Thanh niên với văn hóa giao thông” được tổ chức nhằm tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên đơn vị và Nhân dân trên địa bàn đóng quân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy vai trò của cán bộ, đoàn viên, thanh niên LLVT Quân khu tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.

Chương trình “Mô hình phiên tòa giả định” đã được Báo Công lý và các cơ quan chức năng cụ thể hóa qua video mô phỏng tình huống đối tượng thanh niên sử dụng rượu bia, điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn và “phiên tòa giả định” xét xử hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Qua "Phiên tòa giả định", kiến thức pháp luật được truyền tải hiệu quả cho mọi độ tuổi.

Qua "Phiên tòa giả định", kiến thức pháp luật được truyền tải hiệu quả cho mọi độ tuổi.

Tương tự, tại Hà Tĩnh, chương trình “Phiên tòa giả định” gắn với vụ án về bạo lực gia đình. Chương trình nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên Phụ nữ và vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.

Mô hình “Phiên tòa giả định” đã phát huy được tính hiệu quả của mình khi người dân tích cực, hồ hởi tham gia, tương tác. Các nhận định của cá nhân được chuyên gia phân tích, đánh giá, bổ sung đầy đủ tính pháp lý. Những người chơi – cũng là những hội viên Hội phụ nữ trên địa bàn huyện Hương Sơn, không chỉ được trang bị thêm kiến thức cho mình, mà còn bổ sung thêm kiến thức pháp luật phong phú để tuyên truyền sâu rộng xuống từng địa bàn phụ trách.

Ở mỗi chương trình, “người chơi” ở những độ tuổi khác nhau nhưng đều hồ hởi tham gia, tương tác với Ban tổ chức (BTC) qua các câu hỏi liên quan đến tính pháp lý từ những video mô phỏng.

Tổ tư vấn pháp lý là các chuyên gia, chuyên trách sẽ hỗ trợ kiến thức pháp luật cho Nhân dân tại chương trình.

Tổ tư vấn pháp lý là các chuyên gia, chuyên trách sẽ hỗ trợ kiến thức pháp luật cho Nhân dân tại chương trình.

Từ các em học sinh đến những cô bác lớn tuổi đều tự tin trình bày vốn hiểu biết pháp luật của mình về vấn đề, tình huống đưa ra. Các câu trả lời dù đúng hay sai đều được BTC sắp xếp các chuyên gia pháp lý hỗ trợ, giải thích, bổ sung… từ đó nâng lên hiểu biết về kiến thức pháp luật cho tất cả “người chơi”.

Từ hiệu ứng tích cực tại các chương trình, “Mô hình phiên tòa giả định” được đánh giá là cách làm sáng tạo, hiệu quả, sát với thực tế tại cơ sở, tạo được chuyển biến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhiều tầng lớp Nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

"Phiên tòa giả định" tái hiện chân thực lại 1 vụ án, vụ việc có thật.

"Phiên tòa giả định" tái hiện chân thực lại 1 vụ án, vụ việc có thật.

Chia sẻ sau chương trình “Phiên tòa giả định” với nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên Phụ nữ và vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh vừa qua, Đại tá Lê Nam Thành, Trưởng phòng Pháp luật hành chính, Vụ Pháp chế; Thường trực Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng cho hay, “Mô hình phiên tòa giả định” đã đổi mới được hình thức tuyên truyền, mang đến sự phong phú từ “sân khấu hóa” để tác động đến trực quan người tham gia.

Vừa qua, Báo Công lý phối hợp đã tổ chức chương trình "Phiên tòa giả định" tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

Vừa qua, Báo Công lý phối hợp đã tổ chức chương trình "Phiên tòa giả định" tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

Đặc biệt, “Phiên tòa giả định” đã tạo ra không khí tương tác gần gũi, cởi mở giữa cơ quan chức năng và người dân. Mọi thắc mắc của người dân được các chuyên gia pháp lý tư vấn, giải đáp kịp thời đã tác động mạnh mẽ đến ý thức người dân. Chương trình đã thu hút rất đông người dân tham gia, tạo ra một hình thức mới phù hợp với thực tiễn, từ “Phiên tòa giả định” đã đưa được hình ảnh diễn biến từ quá trình, nguyên nhân phạm tội, đến xét xử… bà con Nhân dân được xem một cách sinh động”.

Đại tá Lê Nam Thành, Trưởng phòng Pháp luật hành chính, Vụ Pháp chế; Thường trực Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng.

Đại tá Lê Nam Thành, Trưởng phòng Pháp luật hành chính, Vụ Pháp chế; Thường trực Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng.

““Phiên tòa giả định” là hình thức tuyên truyền mới nhưng mang lại hiệu quả rất cao khi triển khai ra thực tế, đặc biệt là ở địa bàn cơ sở. Mô hình “Phiên tòa giả định” tái hiện đầy đủ quá trình phạm tội, nguyên nhân, hậu quả, sự trả giá trước pháp luật, tác động trực tiếp đến nhận thức người dân. Điều này sẽ răn đe, cảnh tỉnh rất lớn đến các tầng lớp Nhân dân, từ đó hạn chế sự gia tăng của tội phạm, góp phần trang bị hành lang pháp lý cho người dân để tránh rơi vào lao lý”, ông Hồ Thái Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), cho biết.

Qua các chương trình, BTC mong rằng sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi hơn nữa để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trở thành hoạt động thường xuyên của mọi cấp, mọi ngành; của cả hệ thống chính trị và của từng tập thể, cá nhân với ý thức tự giác cao và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Bá Mạnh

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/phien-toa-gia-dinh-hinh-thuc-tuyen-truyen-phap-luat-moi-phu-hop-voi-thuc-tien-432408.html