Phong trào vũ trang Hamas bất ngờ tấn công Israel vì lý do gì?

Vụ tấn công táo bạo và trực diện vào Israel của phong trào Hamas - nhóm vũ trang người Palestine hôm 7-10-2023 đã làm bùng lên cuộc xung đột đẫm máu chưa từng có ở Dải Gaza. Nhưng lực lượng Hamas có lịch sử hoạt động như thế nào và tại sao lại bất ngờ tấn công Israel?

Ngày 7-10, phong trào Hamas đã bất ngờ mở cuộc tấn công chưa từng có bằng tên lửa vào Israel, làm nổ tung nhiều phần hàng rào ngăn cách kiên cố và đưa lực lượng xâm nhập các cộng đồng người Israel dọc biên giới Gaza.

Ngày 7-10, phong trào Hamas đã bất ngờ mở cuộc tấn công chưa từng có bằng tên lửa vào Israel, làm nổ tung nhiều phần hàng rào ngăn cách kiên cố và đưa lực lượng xâm nhập các cộng đồng người Israel dọc biên giới Gaza.

Động thái này khiến chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cảnh báo về “một cuộc chiến tranh lâu dài và khó khăn”. Chiến đấu cơ của Israel liên tục dội bom trả đũa, san bằng các tòa nhà cao tầng và các khu dân cư ở Dải Gaza.

Động thái này khiến chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cảnh báo về “một cuộc chiến tranh lâu dài và khó khăn”. Chiến đấu cơ của Israel liên tục dội bom trả đũa, san bằng các tòa nhà cao tầng và các khu dân cư ở Dải Gaza.

Nhưng phong trào Hamas là gì? Hamas là từ viết tắt của Phong trào Kháng chiến Hồi giáo, trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “lòng nhiệt thành”.

Nhóm này kiểm soát chính trị Dải Gaza, một vùng lãnh thổ rộng khoảng 365 km2, là nơi sinh sống của hơn 2 triệu người nhưng bị Israel phong tỏa.

Nhóm này kiểm soát chính trị Dải Gaza, một vùng lãnh thổ rộng khoảng 365 km2, là nơi sinh sống của hơn 2 triệu người nhưng bị Israel phong tỏa.

Hamas đã nắm quyền ở Dải Gaza từ năm 2007 sau một cuộc giao tranh ngắn chống lại lực lượng Fatah trung thành với Tổng thống Mahmoud Abbas, người đứng đầu Chính quyền Palestine và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).

Hamas đã nắm quyền ở Dải Gaza từ năm 2007 sau một cuộc giao tranh ngắn chống lại lực lượng Fatah trung thành với Tổng thống Mahmoud Abbas, người đứng đầu Chính quyền Palestine và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).

Hamas được thành lập với mục đích gì? Phong trào Hamas được thành lập ở Gaza vào năm 1987 bởi lãnh tụ Hồi giáo Sheikh Ahmed Yasin ngay sau khi nổ ra cuộc nổi dậy đầu tiên chống lại sự chiếm đóng của Israel trên các vùng lãnh thổ của người Palestine.

Phong trào ban đầu là một nhánh của Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, đặt tên là Lữ đoàn Izz al-Din al-Qassam, chủ trương theo đuổi cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Israel nhằm giải phóng vùng đất Palestine lịch sử.

Phong trào ban đầu là một nhánh của Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, đặt tên là Lữ đoàn Izz al-Din al-Qassam, chủ trương theo đuổi cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Israel nhằm giải phóng vùng đất Palestine lịch sử.

Họ cũng cung cấp các chương trình phúc lợi xã hội cho các nạn nhân người Palestine nằm trong sự chiếm đóng của Israel.

Họ cũng cung cấp các chương trình phúc lợi xã hội cho các nạn nhân người Palestine nằm trong sự chiếm đóng của Israel.

Không giống như PLO, Hamas không công nhận tư cách nhà nước của Israel. Nhóm cũng cam kết thành lập một nhà nước Palestine trong phạm vi biên giới của mình.

Không giống như PLO, Hamas không công nhận tư cách nhà nước của Israel. Nhóm cũng cam kết thành lập một nhà nước Palestine trong phạm vi biên giới của mình.

Toàn bộ phong trào Hamas hoặc một số lực lượng quân sự của nhóm đã bị Israel, Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada, Ai Cập và Nhật Bản coi là tổ chức “khủng bố”.

Toàn bộ phong trào Hamas hoặc một số lực lượng quân sự của nhóm đã bị Israel, Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada, Ai Cập và Nhật Bản coi là tổ chức “khủng bố”.

Hamas sử dụng mạng lưới đường hầm dưới biên giới Ai Cập - Gaza để buôn lậu vũ khí và vật tư dùng để chế tạo hàng nghìn quả tên lửa và máy bay không người lái.

Hamas sử dụng mạng lưới đường hầm dưới biên giới Ai Cập - Gaza để buôn lậu vũ khí và vật tư dùng để chế tạo hàng nghìn quả tên lửa và máy bay không người lái.

Tuy nhiên, Hamas chỉ có một lượng nhỏ máy bay không người lái và dễ dàng bị lực lượng phòng không của Israel vô hiệu hóa. Vì thế, yếu tố bất ngờ sẽ là lợi thế cho cuộc tấn công của họ

Tuy nhiên, Hamas chỉ có một lượng nhỏ máy bay không người lái và dễ dàng bị lực lượng phòng không của Israel vô hiệu hóa. Vì thế, yếu tố bất ngờ sẽ là lợi thế cho cuộc tấn công của họ

Đồng minh ủng hộ họ là ai? Hamas là một phần của liên minh khu vực bao gồm Iran, Syria và nhóm Hezbollah ở Lebanon, vốn phản đối chính sách của Mỹ đối với Trung Đông và Israel.

Hamas và Hồi giáo Jihad, nhóm vũ trang lớn thứ hai trong khu vực, thường đoàn kết chống lại Israel và là những thành viên quan trọng nhất điều phối hoạt động quân sự giữa các nhóm vũ trang khác ở Gaza.

Hamas và Hồi giáo Jihad, nhóm vũ trang lớn thứ hai trong khu vực, thường đoàn kết chống lại Israel và là những thành viên quan trọng nhất điều phối hoạt động quân sự giữa các nhóm vũ trang khác ở Gaza.

Điều gì thúc đẩy cuộc tấn công vào Israel hôm 7-10? Người phát ngôn của Hamas Khaled Qadomi nói với Al Jazeera rằng, nhóm này đã hành động để đáp trả những hành động tàn bạo mà người Palestine phải đối mặt trong nhiều thập kỷ.

“Chúng tôi muốn cộng đồng quốc tế chấm dứt hành động tàn bạo chống lại người dân Palestine ở Gaza, những thánh địa của chúng tôi như Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa. Tất cả những điều này là lý do cho trận chiến này”, ông nói.

“Chúng tôi muốn cộng đồng quốc tế chấm dứt hành động tàn bạo chống lại người dân Palestine ở Gaza, những thánh địa của chúng tôi như Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa. Tất cả những điều này là lý do cho trận chiến này”, ông nói.

Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa (mà phía Israel gọi là Núi Đền ở Đông Jerusalem) là một trong những địa điểm bị tranh chấp khốc liệt nhất trên thế giới. Do đó, Hamas gọi vụ tấn công mới nhất là "Chiến dịch Bão Al-Aqsa".

Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa (mà phía Israel gọi là Núi Đền ở Đông Jerusalem) là một trong những địa điểm bị tranh chấp khốc liệt nhất trên thế giới. Do đó, Hamas gọi vụ tấn công mới nhất là "Chiến dịch Bão Al-Aqsa".

Hamas cho biết, các chiến binh đã bắt giữ một số người Israel trong đó có cả sĩ quan quân đội cấp cao của Israel. Người ta đoán rằng, mục đích cũng có thể là nhằm trao đổi tù binh.

Hamas cho biết, các chiến binh đã bắt giữ một số người Israel trong đó có cả sĩ quan quân đội cấp cao của Israel. Người ta đoán rằng, mục đích cũng có thể là nhằm trao đổi tù binh.

Năm 2006, các tay súng liên kết với Hamas đã bắt giữ quân nhân Gilad Shalit trong một cuộc đột kích xuyên biên giới. Hamas đã giam giữ Shalit trong 5 năm rồi trao trả anh ta để đổi lấy hơn 1.000 tù nhân Palestine bị Israel giam giữ.

Năm 2006, các tay súng liên kết với Hamas đã bắt giữ quân nhân Gilad Shalit trong một cuộc đột kích xuyên biên giới. Hamas đã giam giữ Shalit trong 5 năm rồi trao trả anh ta để đổi lấy hơn 1.000 tù nhân Palestine bị Israel giam giữ.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phong-trao-vu-trang-hamas-bat-ngo-tan-cong-israel-vi-ly-do-gi-post554224.antd