Quán bún ốc ở Hà Nội cả ngày chỉ bán được 3 suất cho khách mang về

Nếu như những cửa hàng bán mặt hàng dễ vận chuyển hoặc thường xuyên cho khách mang đi không gặp nhiều khó khăn thì các tiệm kinh doanh đồ ăn nóng bị bất lợi vì các lý do khác nhau.

 Phố ẩm thực Nguyễn Văn Lộc, quận Hà Đông, một trong nhiều khu ăn uống ở Hà Nội im lìm những ngày qua sau lệnh đóng cửa chỉ được bán mang về bắt đầu từ ngày 25/5.

Phố ẩm thực Nguyễn Văn Lộc, quận Hà Đông, một trong nhiều khu ăn uống ở Hà Nội im lìm những ngày qua sau lệnh đóng cửa chỉ được bán mang về bắt đầu từ ngày 25/5.

 Tuy nhiên, không phải hàng nào cũng thực hiện phương thức bán cho khách mang về, thay vào đó nhiều tiệm đóng cửa, bởi có nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên, không phải hàng nào cũng thực hiện phương thức bán cho khách mang về, thay vào đó nhiều tiệm đóng cửa, bởi có nhiều lý do khác nhau.

 Cố gắng để mưu sinh đồng thời trang trải tiền thuê mặt bằng, nhân công, nhiều nhà hàng, quán ăn vẫn phải tiếp tục kinh doanh và tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch của thành phố: "Bán mang đi".

Cố gắng để mưu sinh đồng thời trang trải tiền thuê mặt bằng, nhân công, nhiều nhà hàng, quán ăn vẫn phải tiếp tục kinh doanh và tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch của thành phố: "Bán mang đi".

 Nếu như những cửa hàng bán mặt hàng dễ vận chuyển hoặc thường xuyên cho khách mang đi không gặp nhiều khó khăn thì các tiệm kinh doanh đồ ăn nóng gặp bất lợi vì các lý do khác nhau. "Nếu có bán đóng túi, hộp ship tận nhà cũng không còn ngon nữa hoặc khá lích kích", một người bán hàng khẳng định.

Nếu như những cửa hàng bán mặt hàng dễ vận chuyển hoặc thường xuyên cho khách mang đi không gặp nhiều khó khăn thì các tiệm kinh doanh đồ ăn nóng gặp bất lợi vì các lý do khác nhau. "Nếu có bán đóng túi, hộp ship tận nhà cũng không còn ngon nữa hoặc khá lích kích", một người bán hàng khẳng định.

 Những ngày này, ở hầu hết quán ăn bàn ghế được xếp gọn. Tại một hàng bán món ăn sáng, những hộp xốp dùng một lần đã được bày sẵn trong tủ kính. “Đặc điểm của bún ốc sườn phải ăn nóng, ăn tại chỗ, mang về sẽ không còn hấp dẫn nữa. Khách hàng dù quen cũng ngại mua mang về. Cả ngày hôm nay tôi mới chỉ bán được 3 suất”, anh Khiêm, chủ cửa hàng nói.

Những ngày này, ở hầu hết quán ăn bàn ghế được xếp gọn. Tại một hàng bán món ăn sáng, những hộp xốp dùng một lần đã được bày sẵn trong tủ kính. “Đặc điểm của bún ốc sườn phải ăn nóng, ăn tại chỗ, mang về sẽ không còn hấp dẫn nữa. Khách hàng dù quen cũng ngại mua mang về. Cả ngày hôm nay tôi mới chỉ bán được 3 suất”, anh Khiêm, chủ cửa hàng nói.

 Anh Thịnh (38 tuổi) chủ cửa hàng cơm gà trên tuyến phố Nguyễn Văn Lộc, cho biết: “Riêng món ẩm thực ở đây lại thuận tiện khi ship hoặc mang đi. Mặc dù có dịch hay không tiệm chúng tôi vẫn bán khá tốt. Mỗi ngày trung bình 300 đơn, cao điểm có thể lên 500 đơn”.

Anh Thịnh (38 tuổi) chủ cửa hàng cơm gà trên tuyến phố Nguyễn Văn Lộc, cho biết: “Riêng món ẩm thực ở đây lại thuận tiện khi ship hoặc mang đi. Mặc dù có dịch hay không tiệm chúng tôi vẫn bán khá tốt. Mỗi ngày trung bình 300 đơn, cao điểm có thể lên 500 đơn”.

 “Trước kia cửa hàng có đội shipper riêng nhưng vì dịch nên bây giờ phải cắt giảm, hầu hết tôi đều phải thuê shipper ngoài. Trong quán chỉ còn vài nhân viên làm bếp hoạt động”, anh Thịnh nói thêm.

“Trước kia cửa hàng có đội shipper riêng nhưng vì dịch nên bây giờ phải cắt giảm, hầu hết tôi đều phải thuê shipper ngoài. Trong quán chỉ còn vài nhân viên làm bếp hoạt động”, anh Thịnh nói thêm.

 Tại một quán ăn nổi tiếng trên phố Trần Xuân Soạn (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội), tấm biển ngăn cách được dựng ngay cửa ra vào, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét. Bà Duyên, chủ hàng cho biết dù kinh doanh khó khăn hay thuận lợi tiệm vẫn luôn đặt công tác phòng chống dịch lên hàng đầu. "An toàn là trên hết", bà nói.

Tại một quán ăn nổi tiếng trên phố Trần Xuân Soạn (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội), tấm biển ngăn cách được dựng ngay cửa ra vào, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét. Bà Duyên, chủ hàng cho biết dù kinh doanh khó khăn hay thuận lợi tiệm vẫn luôn đặt công tác phòng chống dịch lên hàng đầu. "An toàn là trên hết", bà nói.

 Áp phích tuyên truyền về thông điệp 5K cũng được bà Duyên in cỡ to dán bên ngoài.

Áp phích tuyên truyền về thông điệp 5K cũng được bà Duyên in cỡ to dán bên ngoài.

 Những ngày qua, nhiều người thường đến xếp hàng chờ mua đồ tại một quán ăn trên phố Hàm Long, quận Hai Bà Trưng. Việc giãn cách tại đây chưa được thực hiện triệt để.

Những ngày qua, nhiều người thường đến xếp hàng chờ mua đồ tại một quán ăn trên phố Hàm Long, quận Hai Bà Trưng. Việc giãn cách tại đây chưa được thực hiện triệt để.

 Anh Trung (bên trái), nhân viên cửa hàng cho biết: “Hoạt động liên tục khiến tôi cũng khá mệt, mồ hôi ra nhiều lại còn phải đeo khẩu trang suốt mấy tiếng đồng hồ. Mặc dù bí bách nhưng tôi phải chấp nhận để đảm bảo an toàn”.

Anh Trung (bên trái), nhân viên cửa hàng cho biết: “Hoạt động liên tục khiến tôi cũng khá mệt, mồ hôi ra nhiều lại còn phải đeo khẩu trang suốt mấy tiếng đồng hồ. Mặc dù bí bách nhưng tôi phải chấp nhận để đảm bảo an toàn”.

 Hàng bún chả trên phố Hàng Mành nổi tiếng ở Hà Nội trở nên vắng vẻ từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại. "Doanh thu cửa hàng chỉ bằng 1/10 so với trước. Dịch bùng phát trở lại là điều không ai mong muốn, nhất là những người chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống như chúng tôi. Buôn bán ế ẩm, tôi phải cho nhân viên nghỉ hết, dù cho khó khăn nhưng vẫn phải cố cầm cự”, bà Thu, chủ cửa hàng chia sẻ.

Hàng bún chả trên phố Hàng Mành nổi tiếng ở Hà Nội trở nên vắng vẻ từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại. "Doanh thu cửa hàng chỉ bằng 1/10 so với trước. Dịch bùng phát trở lại là điều không ai mong muốn, nhất là những người chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống như chúng tôi. Buôn bán ế ẩm, tôi phải cho nhân viên nghỉ hết, dù cho khó khăn nhưng vẫn phải cố cầm cự”, bà Thu, chủ cửa hàng chia sẻ.

 Anh Cường cùng con trai xách đồ ăn nhanh từ một tiệm bán gà rán trên phố Nguyễn Thái Học, quận Đống Đa ra về. Anh cho biết dạo gần đây phải đi mua hàng mang về thường xuyên hơn trước. “Tôi mua 4 suất gà cho cả gia đình. Trước đây cả nhà hiếm khi mua về nhưng kể từ ngày 29/4 dịch bùng phát trở lại, tôi bắt đầu làm việc này thường xuyên hơn”, anh nói.

Anh Cường cùng con trai xách đồ ăn nhanh từ một tiệm bán gà rán trên phố Nguyễn Thái Học, quận Đống Đa ra về. Anh cho biết dạo gần đây phải đi mua hàng mang về thường xuyên hơn trước. “Tôi mua 4 suất gà cho cả gia đình. Trước đây cả nhà hiếm khi mua về nhưng kể từ ngày 29/4 dịch bùng phát trở lại, tôi bắt đầu làm việc này thường xuyên hơn”, anh nói.

 “Nhìn chung số lượng khách có giảm, nhưng không nhiều. Một ngày tôi chạy từ 8 đến 10 tiếng, vào thời điểm trước khi có dịch thì số lượng đơn trên 25 tờ, từ khi có dịch thì dao động khoảng tầm 20 đến 23 đơn”, anh Bùi Trung Kiên, 23 tuổi, tài xế công nghệ chia sẻ.

“Nhìn chung số lượng khách có giảm, nhưng không nhiều. Một ngày tôi chạy từ 8 đến 10 tiếng, vào thời điểm trước khi có dịch thì số lượng đơn trên 25 tờ, từ khi có dịch thì dao động khoảng tầm 20 đến 23 đơn”, anh Bùi Trung Kiên, 23 tuổi, tài xế công nghệ chia sẻ.

Từ trưa 25/5, Hà Nội tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ cắt tóc gội đầu, nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ và chỉ cho phép bán hàng mang về. Ngoài ra, không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; dừng triệt để mọi hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.

Đối với các quận, huyện và thị xã, Chủ tịch Hà Nội giao người đứng đầu các địa phương này giám sát, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm.

Nhật Sinh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/quan-bun-oc-o-ha-noi-ca-ngay-chi-ban-duoc-3-suat-cho-khach-mang-ve-post1221081.html