Quốc hội Mỹ cố ngăn Lầu Năm Góc sớm loại biên tiêm kích tàng hình F-22 Raptor

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor chưa thể sớm 'nhận sổ hưu' sau động thái mới đây của Quốc hội Mỹ.

Quốc hội Mỹ đang cố gắng làm chậm quá trình ngừng hoạt động của tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, nhưng Lầu Năm Góc tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải thay thế phi đội máy bay chiến đấu tàng hình của không quân bằng F-35.

Quốc hội Mỹ đang cố gắng làm chậm quá trình ngừng hoạt động của tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, nhưng Lầu Năm Góc tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải thay thế phi đội máy bay chiến đấu tàng hình của không quân bằng F-35.

Không quân Mỹ dự kiến 30 chiếc F-22 đầu tiên sẽ ngừng hoạt động trong năm nay, nhưng Quốc hội đang đề xuất gia hạn thời hạn đến năm 2030, do những khó khăn kỹ thuật của những chiếc F-35.

Không quân Mỹ dự kiến 30 chiếc F-22 đầu tiên sẽ ngừng hoạt động trong năm nay, nhưng Quốc hội đang đề xuất gia hạn thời hạn đến năm 2030, do những khó khăn kỹ thuật của những chiếc F-35.

Tuy nhiên, Bộ quốc phòng đã tính toán rằng 7 năm hoạt động thêm của 180 máy bay F-22 sẽ tiêu tốn của ngân sách khoảng 9 tỷ USD. Con số này tương đương với chi phí của 110 chiếc F-35 mới.

Tuy nhiên, Bộ quốc phòng đã tính toán rằng 7 năm hoạt động thêm của 180 máy bay F-22 sẽ tiêu tốn của ngân sách khoảng 9 tỷ USD. Con số này tương đương với chi phí của 110 chiếc F-35 mới.

Ngoài chi phí vận hành cao, F-22 về nhiều mặt đã thua kém chiến đấu cơ của đối thủ tiềm tàng. Tạp chí Military Watch (MW) cho rằng việc tiếp tục sử dụng và hiện đại hóa F-22 là không khả thi về mặt kinh tế.

Ngoài chi phí vận hành cao, F-22 về nhiều mặt đã thua kém chiến đấu cơ của đối thủ tiềm tàng. Tạp chí Military Watch (MW) cho rằng việc tiếp tục sử dụng và hiện đại hóa F-22 là không khả thi về mặt kinh tế.

"Một yếu tố quan trọng làm tăng chi phí duy trì hoạt động của F-22 là sự lỗi thời đáng kể đối với hệ thống điện tử hàng không của chúng, ngay cả khi so sánh với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu những năm 2000".

"Một yếu tố quan trọng làm tăng chi phí duy trì hoạt động của F-22 là sự lỗi thời đáng kể đối với hệ thống điện tử hàng không của chúng, ngay cả khi so sánh với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu những năm 2000".

"Và thậm chí còn tệ hơn thế khi so sánh F-22 với các đối thủ cạnh tranh thuộc thế hệ thứ năm như F-35 và J-20. Điều này đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của chúng trong không chiến, đặc biệt là việc thiếu kênh truyền dữ liệu hiện đại", tờ MW nói rõ.

"Và thậm chí còn tệ hơn thế khi so sánh F-22 với các đối thủ cạnh tranh thuộc thế hệ thứ năm như F-35 và J-20. Điều này đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của chúng trong không chiến, đặc biệt là việc thiếu kênh truyền dữ liệu hiện đại", tờ MW nói rõ.

Theo nhận xét, F-22 Raptor không thể cạnh tranh về mặt vũ khí với đối thủ chính là tiêm kích J-20 của Trung Quốc, khi nó mang được tải trọng ít hơn và thiếu cả những loại tầm xa.

Theo nhận xét, F-22 Raptor không thể cạnh tranh về mặt vũ khí với đối thủ chính là tiêm kích J-20 của Trung Quốc, khi nó mang được tải trọng ít hơn và thiếu cả những loại tầm xa.

Ngoài ra, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên của Mỹ có tầm bay rất ngắn, đây là một vấn đề nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra xung đột ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài ra, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên của Mỹ có tầm bay rất ngắn, đây là một vấn đề nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra xung đột ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nói chung, việc tiếp tục duy trì hoạt động của phi đội Raptor là thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ kiên quyết giữ F-22 trong thành phần tác chiến vì việc nhanh chóng thay thế chúng bằng các máy bay chiến đấu mới là một vấn đề.

Nói chung, việc tiếp tục duy trì hoạt động của phi đội Raptor là thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ kiên quyết giữ F-22 trong thành phần tác chiến vì việc nhanh chóng thay thế chúng bằng các máy bay chiến đấu mới là một vấn đề.

"Sự vắng mặt của bất kỳ máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không nào khác trong biên chế Không quân Mỹ đều gây ra rất nhiều khó khăn cho việc duy trì sức mạnh".

"Sự vắng mặt của bất kỳ máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không nào khác trong biên chế Không quân Mỹ đều gây ra rất nhiều khó khăn cho việc duy trì sức mạnh".

"Ngoài F-22 thì Không quân Mỹ chỉ còn F-15 Eagle trong vai trò tương tự, chiếc chiến đấu cơ này đã bay từ năm 1972 nhưng nó đã trải qua gói nâng cấp lớn trong thời gian gần đây", tờ báo Mỹ nói rõ.

"Ngoài F-22 thì Không quân Mỹ chỉ còn F-15 Eagle trong vai trò tương tự, chiếc chiến đấu cơ này đã bay từ năm 1972 nhưng nó đã trải qua gói nâng cấp lớn trong thời gian gần đây", tờ báo Mỹ nói rõ.

Để duy trì hoạt động của phi đội F-22 thêm một thời gian nữa, rất có thể chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ năm này sẽ trải qua một gói nâng cấp sâu, nhằm mang lại hiệu quả chiến đấu vượt trội.

Để duy trì hoạt động của phi đội F-22 thêm một thời gian nữa, rất có thể chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ năm này sẽ trải qua một gói nâng cấp sâu, nhằm mang lại hiệu quả chiến đấu vượt trội.

F-22 Raptor sẽ vẫn là một chiến đấu cơ hàng đầu thế giới trong thời gian dài nữa khi nó được nâng cấp tổ hợp điện tử hàng không, thay thế những khí tài đã cũ bằng loại mới có tốc độ xử lý cao hơn gấp nhiều lần.

F-22 Raptor sẽ vẫn là một chiến đấu cơ hàng đầu thế giới trong thời gian dài nữa khi nó được nâng cấp tổ hợp điện tử hàng không, thay thế những khí tài đã cũ bằng loại mới có tốc độ xử lý cao hơn gấp nhiều lần.

Ngoài ra F-22 còn một lợi thế mà F-35 không có được đó là nó linh hoạt hơn nhiều, tốc độ tối đa của Raptor cũng "ăn đứt" Lightning II, khiến nó không bị thất thế trong trường hợp gặp phải những chiếc J-20 hay Su-57.

Ngoài ra F-22 còn một lợi thế mà F-35 không có được đó là nó linh hoạt hơn nhiều, tốc độ tối đa của Raptor cũng "ăn đứt" Lightning II, khiến nó không bị thất thế trong trường hợp gặp phải những chiếc J-20 hay Su-57.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/quoc-hoi-my-co-ngan-lau-nam-goc-som-loai-bien-tiem-kich-tang-hinh-f-22-raptor-post536665.antd