Siêu tàu ngầm hạt nhân Nga hỏng động cơ, trôi dạt trên biển

Siêu tàu ngầm hạt nhân Orel lớp Oscar II của Hải quân Nga gặp trục trặc hệ thống đẩy và bị trôi dạt trong lãnh hải Đan Mạch, sau đó các thủy thủ đã tìm cách khắc phục và đưa con tàu hoạt động trở lại.

Sự cố xảy ra ngày 30/7 khi tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa dẫn đường Orel của hải quân Nga đi qua lãnh hải Đan Mạch trên biển Baltic, gần thành phố Aarhus lớn thứ hai nước này, hải quân Đan Mạch hôm 3/8 thông báo. Hình ảnh thủy thủ trên boong tàu ngầm Nga gặp sự cố hôm 30/7.

Sự cố xảy ra ngày 30/7 khi tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa dẫn đường Orel của hải quân Nga đi qua lãnh hải Đan Mạch trên biển Baltic, gần thành phố Aarhus lớn thứ hai nước này, hải quân Đan Mạch hôm 3/8 thông báo. Hình ảnh thủy thủ trên boong tàu ngầm Nga gặp sự cố hôm 30/7.

"Sự kiện này sẽ đi vào lịch sử vì sự thú vị và gay cấn khi tàu ngầm hạt nhân Orel gặp trục trặc với hệ thống đẩy và trôi dạt với tốc độ 2,7 km/h về phía đảo Sejero. Hải quân Đan Mạch đề nghị hỗ trợ tàu ngầm Nga, nhưng không bất ngờ khi họ lịch sự từ chối", Hải đội 3 hải quân Đan Mạch, đơn vị phụ trách vùng biển ngoài khơi Aarhus thông báo.

"Sự kiện này sẽ đi vào lịch sử vì sự thú vị và gay cấn khi tàu ngầm hạt nhân Orel gặp trục trặc với hệ thống đẩy và trôi dạt với tốc độ 2,7 km/h về phía đảo Sejero. Hải quân Đan Mạch đề nghị hỗ trợ tàu ngầm Nga, nhưng không bất ngờ khi họ lịch sự từ chối", Hải đội 3 hải quân Đan Mạch, đơn vị phụ trách vùng biển ngoài khơi Aarhus thông báo.

Tờ Barents Observer chuyên theo dõi hoạt động quân sự ở vùng Bắc Cực cho biết tàu ngầm Orel khi đó đang di chuyển cùng tàu khu trục săn ngầm Phó đô đốc Kulakov trên hành trình từ Saint Petersberg đến bán đảo Kola.

Tờ Barents Observer chuyên theo dõi hoạt động quân sự ở vùng Bắc Cực cho biết tàu ngầm Orel khi đó đang di chuyển cùng tàu khu trục săn ngầm Phó đô đốc Kulakov trên hành trình từ Saint Petersberg đến bán đảo Kola.

Quan sát hiện trường cho thấy các thủy thủ tàu ngầm Orel mặc áo phao đứng bên ngoài tháp chỉ huy, trong khi tàu kéo Altai của Hạm đội Thái Bình Dương tìm cách tiếp cận.

Quan sát hiện trường cho thấy các thủy thủ tàu ngầm Orel mặc áo phao đứng bên ngoài tháp chỉ huy, trong khi tàu kéo Altai của Hạm đội Thái Bình Dương tìm cách tiếp cận.

Tàu tuần tra HDMS Diana của hải quân Đan Mạch cũng đề nghị hỗ trợ nhưng không kết nối được liên lạc với tàu ngầm Orel. Thủy thủ đoàn tàu Phó đô đốc Kolakov sau đó đáp lời và từ chối đề nghị của Đan Mạch.

Tàu tuần tra HDMS Diana của hải quân Đan Mạch cũng đề nghị hỗ trợ nhưng không kết nối được liên lạc với tàu ngầm Orel. Thủy thủ đoàn tàu Phó đô đốc Kolakov sau đó đáp lời và từ chối đề nghị của Đan Mạch.

Sự cố nhanh chóng được khắc phục và tàu ngầm Orel tiếp tục di chuyển mà không cần sự giúp đỡ của tàu kéo. Nhóm chiến hạm Nga sau đó đi về hướng bắc qua vùng biển Skagerrak giữa Đan Mạch và Na Uy.

Sự cố nhanh chóng được khắc phục và tàu ngầm Orel tiếp tục di chuyển mà không cần sự giúp đỡ của tàu kéo. Nhóm chiến hạm Nga sau đó đi về hướng bắc qua vùng biển Skagerrak giữa Đan Mạch và Na Uy.

Quân đội Na Uy cho biết tàu ngầm Orel ban đầu di chuyển ở trạng thái nổi, nhưng sau đó đã lặn xuống biển.

Quân đội Na Uy cho biết tàu ngầm Orel ban đầu di chuyển ở trạng thái nổi, nhưng sau đó đã lặn xuống biển.

Hải quân Nga chưa bình luận về thông tin này. Hạm đội Phương Bắc hải quân Nga trước đó thông báo các tàu thuộc đơn vị này sẽ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và diễn tập chiến thuật trong quá trình di chuyển phối hợp liên hạm đội đến những căn cứ đồn trú.

Hải quân Nga chưa bình luận về thông tin này. Hạm đội Phương Bắc hải quân Nga trước đó thông báo các tàu thuộc đơn vị này sẽ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và diễn tập chiến thuật trong quá trình di chuyển phối hợp liên hạm đội đến những căn cứ đồn trú.

Các tàu ra vào biển Baltic đều phải đi qua lãnh hải Đan Mạch và Na Uy. Tàu chiến nước ngoài được phép di chuyển qua khu vực này theo quy định quốc tế về đi lại vô hại, dưới sự hộ tống của tàu hải quân Na Uy và Đan Mạch.

Các tàu ra vào biển Baltic đều phải đi qua lãnh hải Đan Mạch và Na Uy. Tàu chiến nước ngoài được phép di chuyển qua khu vực này theo quy định quốc tế về đi lại vô hại, dưới sự hộ tống của tàu hải quân Na Uy và Đan Mạch.

Orel là tàu ngầm mang tên lửa hành trình thế hệ ba thuộc Đề án 949A hay còn được biết tới với định danh Oscar II, con tàu này được biên chế năm 1993.

Orel là tàu ngầm mang tên lửa hành trình thế hệ ba thuộc Đề án 949A hay còn được biết tới với định danh Oscar II, con tàu này được biên chế năm 1993.

Với chiều dài 154 m và lượng giãn nước 16.400 tấn khi lặn, đây là loại tàu ngầm lớn thứ 4 từng được chế tạo trong lịch sử thế giới.

Với chiều dài 154 m và lượng giãn nước 16.400 tấn khi lặn, đây là loại tàu ngầm lớn thứ 4 từng được chế tạo trong lịch sử thế giới.

Tàu ngầm Đề án 949A (Oscar II) còn được gọi là "sát thủ tàu sân bay" khi có thể hạ gục được những chiến hạm lớn nhất thế giới.

Tàu ngầm Đề án 949A (Oscar II) còn được gọi là "sát thủ tàu sân bay" khi có thể hạ gục được những chiến hạm lớn nhất thế giới.

Liên Xô luôn chế tạo những vũ khí có sức hủy diệt kinh hoàng nhằm làm cho những cái đầu nóng Phương Tây phải giảm nhiệt. Oscar-II là một trong số đó và từng được coi là kỳ quan về lĩnh vực tàu ngầm thời điểm chúng ra đời.

Liên Xô luôn chế tạo những vũ khí có sức hủy diệt kinh hoàng nhằm làm cho những cái đầu nóng Phương Tây phải giảm nhiệt. Oscar-II là một trong số đó và từng được coi là kỳ quan về lĩnh vực tàu ngầm thời điểm chúng ra đời.

Oscar II là loại tàu ngầm vốn được thiết kế như những cỗ máy khổng lồ chuyên phóng tên lửa tấn công các biên đội tàu sân bay của Mỹ và các công trình ven biển của đối phương.

Oscar II là loại tàu ngầm vốn được thiết kế như những cỗ máy khổng lồ chuyên phóng tên lửa tấn công các biên đội tàu sân bay của Mỹ và các công trình ven biển của đối phương.

Hỏa lực đáng sợ nhất của Oscar II là 24 tên lửa hành trình siêu âm mang đầu đạn hạt nhân P-700 Granit (NATO định danh là SS-N-19) đạt tầm bắn 550km.

Hỏa lực đáng sợ nhất của Oscar II là 24 tên lửa hành trình siêu âm mang đầu đạn hạt nhân P-700 Granit (NATO định danh là SS-N-19) đạt tầm bắn 550km.

Bên cạnh đó là hai ống phóng ngư lôi 650mm và bốn ống phóng ngư lôi 533mm có thể bắn ngư lôi, tên lửa chống tàu SS-N-16 Stallion.

Bên cạnh đó là hai ống phóng ngư lôi 650mm và bốn ống phóng ngư lôi 533mm có thể bắn ngư lôi, tên lửa chống tàu SS-N-16 Stallion.

Tàu cũng có thể mang theo ngư lôi đầu đạn hạt nhân hoặc bom hạt nhân nổ chìm để tiêu diệt tàu nổi lẫn tàu ngầm đối phương.

Tàu cũng có thể mang theo ngư lôi đầu đạn hạt nhân hoặc bom hạt nhân nổ chìm để tiêu diệt tàu nổi lẫn tàu ngầm đối phương.

Ban đầu, Hải quân Liên Xô từng dự định đóng tới 20 tàu ngầm loại này nhưng cuối cùng chỉ 14 chiếc được đóng.

Ban đầu, Hải quân Liên Xô từng dự định đóng tới 20 tàu ngầm loại này nhưng cuối cùng chỉ 14 chiếc được đóng.

Trong số 14 chiếc được đóng có 6 chiếc bị bỏ dở, có 2 chiếc đã trong quá trình hoàn thiện nhưng không bao giờ được tiếp tục, một chiếc bị chìm chính là tàu ngầm nguyên tử Kurd nổi tiếng, một chiếc bị cho nghỉ hưu.

Trong số 14 chiếc được đóng có 6 chiếc bị bỏ dở, có 2 chiếc đã trong quá trình hoàn thiện nhưng không bao giờ được tiếp tục, một chiếc bị chìm chính là tàu ngầm nguyên tử Kurd nổi tiếng, một chiếc bị cho nghỉ hưu.

Hiện tại tàu ngầm lớp Oscar II vẫn là một trong những loại tàu ngầm tốt nhất của Nga với 4 chiếc đang hoạt động trong biên chế của Hải quân Nga.

Hiện tại tàu ngầm lớp Oscar II vẫn là một trong những loại tàu ngầm tốt nhất của Nga với 4 chiếc đang hoạt động trong biên chế của Hải quân Nga.

Tàu ngầm Orel được hiện đại hóa vào năm 2017, trong đó 24 quả đạn Granit được thay bằng 72 tên lửa hành trình Kalibr, mỗi quả có tầm bắn tối đa tới 2.500 km.

Tàu ngầm Orel được hiện đại hóa vào năm 2017, trong đó 24 quả đạn Granit được thay bằng 72 tên lửa hành trình Kalibr, mỗi quả có tầm bắn tối đa tới 2.500 km.

Hiện tàu ngầm hạt nhân Orel đóng vai trò tích cực trong các hoạt động của Nga tại khu vực Bắc Cực, nơi được dự đoán sẽ "nóng lên" trong tương lai khi các cường quốc đều muốn duy trì ảnh hưởng tại đây.

Hiện tàu ngầm hạt nhân Orel đóng vai trò tích cực trong các hoạt động của Nga tại khu vực Bắc Cực, nơi được dự đoán sẽ "nóng lên" trong tương lai khi các cường quốc đều muốn duy trì ảnh hưởng tại đây.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-sieu-tau-ngam-hat-nhan-nga-hong-dong-co-troi-dat-tren-bien-post475702.antd