Sinh vật biển hay nuốt phải rác thải nhựa

Rác thải nhựa sau khi trôi ở biển một thời gian bị tác động bởi vi khuẩn và tảo sẽ chuyển sang mùi tự nhiên nên sinh vật biển rất khó nhận biết và sẽ nuốt nhầm.

Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng khi được đưa vào đại dương, theo thời gian rác thải nhựa sẽ có mùi như các loại thức ăn.

Trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Florida (Mỹ) là TS Joseph Pfaller cho biết khi rác thải nhựa được đưa vào đại dương sau một thời gian sẽ bị tác động bởi các loại vi khuẩn, tảo nên sẽ mất dần các mùi hóa chất và chuyển sang mùi tự nhiên, thậm chí là giống mùi thức ăn của các sinh vật biển.

Rất nhiều loài động vật sống ở biển như rùa biển, cá voi, chim biển sẽ tưởng nhầm là thức ăn và sẽ ăn nhầm nó.

Một con rùa biển nhỏ với 104 mảnh nhựa trong bụng. Ảnh: Fox News.

Các nhà khoa học cũng thí nghiệm với 15 con rùa biển ngửi mùi thức ăn và mùi rác thải nhựa đại dương, kết quả là những còn rùa này không thể phân biệt được và coi rác thải như thức ăn của chúng.

Vấn đề này cũng một phần cũng lý giải được nguyên nhân của nhiều con rùa bị chết trên biển, rất nhiều con rùa biển đều chứa một phần rác thải nhựa ở trong cơ thể của nó. Đó mới chỉ là tính riêng loài rùa, nghiên cứu cũng dự đoán với con số đến 99% chim biển sẽ ăn cũng như mang chất thải nhựa trong người vào năm 2050 tới.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/sinh-vat-bien-hay-nuot-phai-rac-thai-nhua-post81803.html