Sinh vật sở hữu chất lỏng đắt nhất hành tinh: Việt Nam có nhiều!

Sinh vật độc đáo và quý hiếm có chất lỏng đắt đỏ, được biết đến với giá trị máu vô cùng cao là sam biển (Tachypleus tridentatus).

Sam biển thuộc họ Limulidae. Sinh vật này đã xuất hiện trên Trái Đất từ hơn 450 triệu năm trước.

Sam biển thuộc họ Limulidae. Sinh vật này đã xuất hiện trên Trái Đất từ hơn 450 triệu năm trước.

Sam biển có hình dáng độc đáo, vỏ cứng như mai cua, với mình tròn dẹt, đường kính khoảng 20 cm.

Sam biển có hình dáng độc đáo, vỏ cứng như mai cua, với mình tròn dẹt, đường kính khoảng 20 cm.

Chúng thường sống lâu và bơi chậm như cua, thường sống từng cặp, sam cái nặng hơn sam đực.

Chúng thường sống lâu và bơi chậm như cua, thường sống từng cặp, sam cái nặng hơn sam đực.

Mặc dù được sử dụng trong ẩm thực để lấy trứng, nhưng giá trị lớn nhất của sam biển nằm trong máu của chúng.

Mặc dù được sử dụng trong ẩm thực để lấy trứng, nhưng giá trị lớn nhất của sam biển nằm trong máu của chúng.

Máu của sam biển có màu xanh đặc trưng do chứa đồng và có khả năng đông đặc đặc biệt. Chất này, được gọi là Limulus amebocyte lysate (LAL), được sử dụng để pha chế thuốc và kiểm tra sự nhiễm khuẩn trong y tế. LAL giúp xác định sự hiện diện của vi khuẩn gram âm và đóng vai trò quan trọng trong kiểm tra vắc xin và dụng cụ y tế.

Máu của sam biển có màu xanh đặc trưng do chứa đồng và có khả năng đông đặc đặc biệt. Chất này, được gọi là Limulus amebocyte lysate (LAL), được sử dụng để pha chế thuốc và kiểm tra sự nhiễm khuẩn trong y tế. LAL giúp xác định sự hiện diện của vi khuẩn gram âm và đóng vai trò quan trọng trong kiểm tra vắc xin và dụng cụ y tế.

Mỗi lít máu của sam biển có giá hơn 400 triệu đồng, với mức giá lên đến 60.000 USD cho mỗi gallon (khoảng 3,7 lít), được coi là một trong những chất lỏng đắt nhất thế giới.

Mỗi lít máu của sam biển có giá hơn 400 triệu đồng, với mức giá lên đến 60.000 USD cho mỗi gallon (khoảng 3,7 lít), được coi là một trong những chất lỏng đắt nhất thế giới.

Ngành công nghiệp khai thác máu sam biển trên toàn cầu đạt giá trị 50 triệu USD/năm, với khoảng 600.000 con sam biển được bắt mỗi năm để cung cấp máu cho các cơ sở y tế.

Ngành công nghiệp khai thác máu sam biển trên toàn cầu đạt giá trị 50 triệu USD/năm, với khoảng 600.000 con sam biển được bắt mỗi năm để cung cấp máu cho các cơ sở y tế.

Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt quá mức đã đưa loài sam biển vào nhóm dễ bị tổn thương. Trước tình trạng này đã có những biện pháp như nghiêm cấm đánh bắt hoặc chỉ bắt cá thể đực để bảo vệ chúng khỏi nguy cơ giảm số lượng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt quá mức đã đưa loài sam biển vào nhóm dễ bị tổn thương. Trước tình trạng này đã có những biện pháp như nghiêm cấm đánh bắt hoặc chỉ bắt cá thể đực để bảo vệ chúng khỏi nguy cơ giảm số lượng trên toàn thế giới.

Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh loài sinh vật ở Việt Nam có chất lỏng siêu đắt đỏ.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sinh-vat-so-huu-chat-long-dat-nhat-hanh-tinh-viet-nam-co-nhieu-1922840.html