Số phận 7 tàu sân bay của cường quốc Liên Xô: Đi đâu về đâu?

Trong thời kỳ cực thịnh, nhằm cạnh tranh vị trí siêu cường với Mỹ, Liên Xô đã từng chế tạo 7 chiếc tàu sân bay; vậy sau khi Liên Xô tan rã, 7 chiếc tàu sân bay đó hiện ở đâu?

Sau Thế chiến II, Liên Xô và Mỹ trở thành đối thủ của nhau và là hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới; và đồng thời, hai nước đã bước vào thời kỳ chạy đua vũ trang quyết liệt. Ảnh: Tàu sân bay trực thăng Moskva của Liên Xô. Nguồn: Englishrussia.

Sau Thế chiến II, Liên Xô và Mỹ trở thành đối thủ của nhau và là hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới; và đồng thời, hai nước đã bước vào thời kỳ chạy đua vũ trang quyết liệt. Ảnh: Tàu sân bay trực thăng Moskva của Liên Xô. Nguồn: Englishrussia.

Để chiếm thế áp đảo trên các đại dương, Mỹ và Liên Xô đã xây dựng các hạm đội với nòng cốt là các tàu sân bay. Tàu sân bay là loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay; trên thực tế, nó hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.

Để chiếm thế áp đảo trên các đại dương, Mỹ và Liên Xô đã xây dựng các hạm đội với nòng cốt là các tàu sân bay. Tàu sân bay là loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay; trên thực tế, nó hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.

Với các tàu sân bay, cho phép hải quân Mỹ và Liên Xô triển khai không lực ở các khoảng cách lớn, không phụ thuộc vào các căn cứ trên mặt đất. Với sự ra đời của các loại máy bay phản lực, biến tàu sân bay ngày càng trở nên nguy hiểm và có tầm uy hiếp lớn hơn. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.

Với các tàu sân bay, cho phép hải quân Mỹ và Liên Xô triển khai không lực ở các khoảng cách lớn, không phụ thuộc vào các căn cứ trên mặt đất. Với sự ra đời của các loại máy bay phản lực, biến tàu sân bay ngày càng trở nên nguy hiểm và có tầm uy hiếp lớn hơn. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Nguồn: Hải quân Mỹ.

Cuối Chiến tranh Lạnh, Liên Xô chế tạo hàng loạt tàu sân bay lớp Kiev, trong nỗ lực xây dựng lực lượng không quân hải quân sử dụng tiêm kích cánh bằng đầu tiên, nhằm chuyển từ cường quốc trên bộ sang cường quốc biển và thách thức sự thống trị đại dương của hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu sân bay Kiev trong một nhiệm vụ trên biển vào năm 1986. Nguồn: Defenseimagery

Cuối Chiến tranh Lạnh, Liên Xô chế tạo hàng loạt tàu sân bay lớp Kiev, trong nỗ lực xây dựng lực lượng không quân hải quân sử dụng tiêm kích cánh bằng đầu tiên, nhằm chuyển từ cường quốc trên bộ sang cường quốc biển và thách thức sự thống trị đại dương của hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu sân bay Kiev trong một nhiệm vụ trên biển vào năm 1986. Nguồn: Defenseimagery

Sự ra đời của tàu sân bay lớp Kiev đã nâng tầm hải quân Liên Xô, giúp nước này triển khai sức mạnh ra thế giới; đặc biệt khi họ không có lực lượng tấn công tầm xa để đối phó hàng rào phong tỏa trên biển của Mỹ. Ảnh: Hệ thống vũ khí cực mạnh trên tuần dương hạm hàng không Baku. Nguồn: Wikipedia

Sự ra đời của tàu sân bay lớp Kiev đã nâng tầm hải quân Liên Xô, giúp nước này triển khai sức mạnh ra thế giới; đặc biệt khi họ không có lực lượng tấn công tầm xa để đối phó hàng rào phong tỏa trên biển của Mỹ. Ảnh: Hệ thống vũ khí cực mạnh trên tuần dương hạm hàng không Baku. Nguồn: Wikipedia

Cho đến khi tan rã, Liên Xô đã đóng 7 tàu sân bay, trong đó có bốn chiếc thuộc lớp Kiev gồm Kiev, Minsk, Novorossiysk và Baku. 2 chiếc thuộc lớp Kuznetsov (1 chiếc hoàn thành và 1 chiếc đang đóng dở) và một chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân (đang đóng dở). Ảnh: Tàu sân bay Novorossiysk. Nguồn: ACIS.

Cho đến khi tan rã, Liên Xô đã đóng 7 tàu sân bay, trong đó có bốn chiếc thuộc lớp Kiev gồm Kiev, Minsk, Novorossiysk và Baku. 2 chiếc thuộc lớp Kuznetsov (1 chiếc hoàn thành và 1 chiếc đang đóng dở) và một chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân (đang đóng dở). Ảnh: Tàu sân bay Novorossiysk. Nguồn: ACIS.

Chiếc tàu sân bay đầu tiên mang tên Kiev được đưa vào hoạt động năm 1975, chiếc Minsk đưa vào biên chế năm 1978, chiếc Novorossiysk đưa vào biên chế năm 1982, chiếc cuối cùng mang tên Baku (sau đổi thành Đô đốc Gorshkov) được đưa vào biên chế năm 1987. Ảnh: Chiếc tàu sân bay Kiev khi còn đang hoạt động. Nguồn: Military Today.

Chiếc tàu sân bay đầu tiên mang tên Kiev được đưa vào hoạt động năm 1975, chiếc Minsk đưa vào biên chế năm 1978, chiếc Novorossiysk đưa vào biên chế năm 1982, chiếc cuối cùng mang tên Baku (sau đổi thành Đô đốc Gorshkov) được đưa vào biên chế năm 1987. Ảnh: Chiếc tàu sân bay Kiev khi còn đang hoạt động. Nguồn: Military Today.

Sau khi Liên Xô tan rã, hai chiếc Kiev và Minsk thuộc sở hữu của Ucraina và được nước này bán cho Trung Quốc năm 1995 và 1996; chiếc Kiev được Trung Quốc nghiên cứu, sau đó rã làm sắt vụn, còn chiếc Minsk được một công ty của Trung Quốc khai thác như một địa điểm du lịch tại Thâm Quyến, Quảng Đông. Ảnh: Chiếc Minsk hiện đang thuộc sở hữu của Trung Quốc. Nguồn: ACIS.

Sau khi Liên Xô tan rã, hai chiếc Kiev và Minsk thuộc sở hữu của Ucraina và được nước này bán cho Trung Quốc năm 1995 và 1996; chiếc Kiev được Trung Quốc nghiên cứu, sau đó rã làm sắt vụn, còn chiếc Minsk được một công ty của Trung Quốc khai thác như một địa điểm du lịch tại Thâm Quyến, Quảng Đông. Ảnh: Chiếc Minsk hiện đang thuộc sở hữu của Trung Quốc. Nguồn: ACIS.

Còn hai chiếc Novorossiysk và Bacu thuộc sở hữu của Hải quân Nga; sau 11 năm phục vụ, tới năm 1993, Hải quân Nga đã loại biên tàu sân bay Novorossiysk vì không có kinh phí và thực sự nó cũng không phải là đối thủ của các tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Tàu sân bay Novorossiysk. Nguồn: ACIS.

Còn hai chiếc Novorossiysk và Bacu thuộc sở hữu của Hải quân Nga; sau 11 năm phục vụ, tới năm 1993, Hải quân Nga đã loại biên tàu sân bay Novorossiysk vì không có kinh phí và thực sự nó cũng không phải là đối thủ của các tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Tàu sân bay Novorossiysk. Nguồn: ACIS.

Năm 1997, tàu sân bay Novorossiysk được Nga bị bán cho Hàn Quốc và phía Hàn Quốc đã tiến hành rã sắt vụn tàu Novorossiysk ngay sau đó. Ảnh: Tàu sân bay Novorossiysk. Nguồn: ACIS.

Năm 1997, tàu sân bay Novorossiysk được Nga bị bán cho Hàn Quốc và phía Hàn Quốc đã tiến hành rã sắt vụn tàu Novorossiysk ngay sau đó. Ảnh: Tàu sân bay Novorossiysk. Nguồn: ACIS.

Chiếc tàu sân bay thứ tư được đóng theo lớp Kiev mang tên Bacu, phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ năm 1987 và sau đó là Hải quân Nga tới năm 1996 thì bị loại biên, lý do cũng như của tàu Novorossiysk trước đó. Ảnh: Tàu sân bay Baku. Nguồn: ACIS.

Chiếc tàu sân bay thứ tư được đóng theo lớp Kiev mang tên Bacu, phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ năm 1987 và sau đó là Hải quân Nga tới năm 1996 thì bị loại biên, lý do cũng như của tàu Novorossiysk trước đó. Ảnh: Tàu sân bay Baku. Nguồn: ACIS.

Tuy nhiên số phận chiếc Bacu (dưới thời Nga được đổi tên thành Đô đốc Gorshkov) không phải kết thúc sớm như chiếc Novorossiysk; nó được sửa chữa nâng cấp và sau đó phục vụ trong hải quân Ấn Độ với tên gọi INS Vikramaditya. Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ. Nguồn: ACIS.

Tuy nhiên số phận chiếc Bacu (dưới thời Nga được đổi tên thành Đô đốc Gorshkov) không phải kết thúc sớm như chiếc Novorossiysk; nó được sửa chữa nâng cấp và sau đó phục vụ trong hải quân Ấn Độ với tên gọi INS Vikramaditya. Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ. Nguồn: ACIS.

Tàu sân bay cuối cùng mà Liên Xô đã hoàn thiện và sau này cũng là tàu sân bay duy nhất của Nga hiện nay là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nguồn: ACIS.

Tàu sân bay cuối cùng mà Liên Xô đã hoàn thiện và sau này cũng là tàu sân bay duy nhất của Nga hiện nay là tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nguồn: ACIS.

Tàu sân bay cuối cùng mà Liên Xô từng cố đóng nhưng chưa hoàn thiện là tàu sân bay Riga, sau này thuộc quyền sở hữu của Ucraina và đổi tên thành Varyag, được bán cho Trung Quốc để cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh. Nguồn: ACIS.

Tàu sân bay cuối cùng mà Liên Xô từng cố đóng nhưng chưa hoàn thiện là tàu sân bay Riga, sau này thuộc quyền sở hữu của Ucraina và đổi tên thành Varyag, được bán cho Trung Quốc để cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh. Nguồn: ACIS.

Còn một tàu sân bay nữa của Liên Xô, nhưng ít được nhắc đến, đó là chiếc Ulyanovsk; nếu được hoàn thành, tàu sân bay Ulyanovsk đủ sức cạnh tranh với tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Ảnh: Bản vẽ chiếc Ulyanovsk. Nguồn: Pinterest

Còn một tàu sân bay nữa của Liên Xô, nhưng ít được nhắc đến, đó là chiếc Ulyanovsk; nếu được hoàn thành, tàu sân bay Ulyanovsk đủ sức cạnh tranh với tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Ảnh: Bản vẽ chiếc Ulyanovsk. Nguồn: Pinterest

Chiếc Ulyanovsk được khởi đóng từ năm 1986, dự kiến phải đến giữa những năm 1990 hoàn thành; nhưng do Liên Xô tan rã quá nhanh, đồng thời kỹ thuật quá phức tạp, do vậy chiếc Ulyanovsk đã “kết thúc cuộc đời” trong bãi phế liệu năm 1992, ngay sau khi Liên Xô tan rã. Ảnh: Tàu sân bay Ulyanovsk. Nguồn: Pinterest

Chiếc Ulyanovsk được khởi đóng từ năm 1986, dự kiến phải đến giữa những năm 1990 hoàn thành; nhưng do Liên Xô tan rã quá nhanh, đồng thời kỹ thuật quá phức tạp, do vậy chiếc Ulyanovsk đã “kết thúc cuộc đời” trong bãi phế liệu năm 1992, ngay sau khi Liên Xô tan rã. Ảnh: Tàu sân bay Ulyanovsk. Nguồn: Pinterest

Video Nga điều tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tới Syria chống IS - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/so-phan-7-tau-san-bay-cua-cuong-quoc-lien-xo-di-dau-ve-dau-1411481.html