Sự thật cực bất ngờ về việc phát hiện ra Thiên Vương tinh

Trên thực tế, trước khi Herschel phát hiện ra Thiên Vương tinh, nhiều người đã nhìn thấy thiên thể này nhưng lầm tưởng nó là một ngôi sao. Bản thân Herschel mới đầu cũng nghĩ đây là sao chổi.

Vào ngày 13/3/1781, William Herschel (1738-1822), một nhà thiên văn học người Anh gốc Đức, đã khám phá ra Thiên Vương tinh, hành tinh thứ bảy trong Hệ Mặt trời.

Vào ngày 13/3/1781, William Herschel (1738-1822), một nhà thiên văn học người Anh gốc Đức, đã khám phá ra Thiên Vương tinh, hành tinh thứ bảy trong Hệ Mặt trời.

Trên thực tế, trước khi Herschel phát hiện ra Thiên Vương tinh, nhiều người đã nhìn thấy thiên thể này nhưng lầm tưởng nó là một ngôi sao. Bản thân Herschel mới đầu cũng nghĩ đây là sao chổi.

Trên thực tế, trước khi Herschel phát hiện ra Thiên Vương tinh, nhiều người đã nhìn thấy thiên thể này nhưng lầm tưởng nó là một ngôi sao. Bản thân Herschel mới đầu cũng nghĩ đây là sao chổi.

Nhà thiên văn Johann Elert Bode ở Berlin cho rằng quỹ đạo gần tròn của Thiên Vương tinh khiến nó là hành tinh hơn là một sao chổi. Phải đến năm 1783, Herschel mới xác nhận thiên thể mình phát hiện ra thực sự là một hành tinh.

Nhà thiên văn Johann Elert Bode ở Berlin cho rằng quỹ đạo gần tròn của Thiên Vương tinh khiến nó là hành tinh hơn là một sao chổi. Phải đến năm 1783, Herschel mới xác nhận thiên thể mình phát hiện ra thực sự là một hành tinh.

Trở lại với ngày 13/3/1781, khi đó William Herschel đã quan sát thấy một thiên thể lạ khi đang ở vườn nhà của ông tại số 19 đường New King ở thị trấn Bath, Somerset, vương quốc Anh. Thiết bị ông sử dụng là một kính thiên văn tự mình thiết kế.

Trở lại với ngày 13/3/1781, khi đó William Herschel đã quan sát thấy một thiên thể lạ khi đang ở vườn nhà của ông tại số 19 đường New King ở thị trấn Bath, Somerset, vương quốc Anh. Thiết bị ông sử dụng là một kính thiên văn tự mình thiết kế.

Như vậy, Thiên Vương tinh là hành tinh đầu tiên của Hệ Mặt trời được phát hiện bằng kính thiên văn. Những hành tinh trước đó đều có thể được con người nhìn thấy bằng mắt thường trên bầu trời đêm.

Như vậy, Thiên Vương tinh là hành tinh đầu tiên của Hệ Mặt trời được phát hiện bằng kính thiên văn. Những hành tinh trước đó đều có thể được con người nhìn thấy bằng mắt thường trên bầu trời đêm.

Herschel, đã đặt tên cho hành tinh mới là Georgium Sidus, hay “Hành tinh của George” nhằm vinh danh vua George III của nước Anh - người đã tài trợ cho ông 200 Bảng mỗi năm sau phát hiện lịch sử.

Herschel, đã đặt tên cho hành tinh mới là Georgium Sidus, hay “Hành tinh của George” nhằm vinh danh vua George III của nước Anh - người đã tài trợ cho ông 200 Bảng mỗi năm sau phát hiện lịch sử.

Tuy nhiên, nhà thiên văn học người Đức Johann Bode đã đề xuất cái tên Uranus (Thiên Vương) theo truyền thống đặt tên các hành tinh theo tên các vị thần trong thần thoại.

Tuy nhiên, nhà thiên văn học người Đức Johann Bode đã đề xuất cái tên Uranus (Thiên Vương) theo truyền thống đặt tên các hành tinh theo tên các vị thần trong thần thoại.

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, Uranus là vị thần cai quản các tầng trời, chính là tiền thân của các vị thần trên đỉnh Olympic. Sau đó tên gọi này đã được sử dụng rộng rãi trong giới thiên văn.

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, Uranus là vị thần cai quản các tầng trời, chính là tiền thân của các vị thần trên đỉnh Olympic. Sau đó tên gọi này đã được sử dụng rộng rãi trong giới thiên văn.

Theo các nghiên cứu hiện đại, Thiên Vương tinh là một khối khí khổng lồ, giống như Mộc tinh và Thổ tinh, được tạo thành từ khí hydrogen, helium, và methane.

Theo các nghiên cứu hiện đại, Thiên Vương tinh là một khối khí khổng lồ, giống như Mộc tinh và Thổ tinh, được tạo thành từ khí hydrogen, helium, và methane.

Là hành tinh lớn thứ ba trong Hệ Mặt trời, Thiên Vương tinh quay quanh mặt trời theo quỹ đạo dài 84 năm Trái Đất, và là hành tinh duy nhất quay vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo mặt trời của nó.

Là hành tinh lớn thứ ba trong Hệ Mặt trời, Thiên Vương tinh quay quanh mặt trời theo quỹ đạo dài 84 năm Trái Đất, và là hành tinh duy nhất quay vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo mặt trời của nó.

Vào năm1986, tàu vũ trụ không người lái Voyager 2 của Mỹ đã tới Thiên Vương tinh và khám phá 10 vệ tinh bổ sung ngoài 5 vệ tinh đã biết, cùng với một hệ thống vành đai xung quanh khối khí khổng lồ của hành tinh này...

Vào năm1986, tàu vũ trụ không người lái Voyager 2 của Mỹ đã tới Thiên Vương tinh và khám phá 10 vệ tinh bổ sung ngoài 5 vệ tinh đã biết, cùng với một hệ thống vành đai xung quanh khối khí khổng lồ của hành tinh này...

Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm/| VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-that-cuc-bat-ngo-ve-viec-phat-hien-ra-thien-vuong-tinh-1572543.html