Sự thật cực lý thú về câu 'giãy như đỉa phải vôi'

Có thể lý giải câu 'giãy như đỉa phải vôi' bằnghóa học phổ thông mà bất cứ ai cũng từng được học tại nhà trường.

Khi một người giãy nảy lên, phản ứng quyết liệt do không bằng lòng điều gi, dân ta thường ví von người đó là “ giãy như đỉa phải vôi”. Vì sao lại nói vậy?

Khi một người giãy nảy lên, phản ứng quyết liệt do không bằng lòng điều gi, dân ta thường ví von người đó là “ giãy như đỉa phải vôi”. Vì sao lại nói vậy?

Câu nói cửa miệng “đỉa phải vôi” liên quan đến một đặc tính sinh học thú vị của con đỉa. Trên phương diện khoa học, đây là một loài động vật thân mềm sống dưới nước, thuộc ngành Giun đốt (Annelida), phổ biến ở các vùng quê Việt Nam.

Câu nói cửa miệng “đỉa phải vôi” liên quan đến một đặc tính sinh học thú vị của con đỉa. Trên phương diện khoa học, đây là một loài động vật thân mềm sống dưới nước, thuộc ngành Giun đốt (Annelida), phổ biến ở các vùng quê Việt Nam.

Từ xa xưa, trong dân gian đã có một vài tin đồn về khả năng "bất tử" của đỉa, vì con vật này vẫn sống nhăn dù bị dày xéo đủ kiểu, thậm chí là sản sinh ra vô số cá thẻ mới sau khi bị cắt ra làm nhiều phần.

Từ xa xưa, trong dân gian đã có một vài tin đồn về khả năng "bất tử" của đỉa, vì con vật này vẫn sống nhăn dù bị dày xéo đủ kiểu, thậm chí là sản sinh ra vô số cá thẻ mới sau khi bị cắt ra làm nhiều phần.

Muốn giết đỉa, người xưa phải dùng đến một phương pháp “bí truyền”, đó là cho đỉa tiếp xúc với vôi. Khi đó đỉa sẽ quằn quại, giẫy giụa như thể vô cùng đau đớn trước khi chết hẳn. Điều này có thể được lý giải bằng kiến thức hóa học phổ thông.

Muốn giết đỉa, người xưa phải dùng đến một phương pháp “bí truyền”, đó là cho đỉa tiếp xúc với vôi. Khi đó đỉa sẽ quằn quại, giẫy giụa như thể vô cùng đau đớn trước khi chết hẳn. Điều này có thể được lý giải bằng kiến thức hóa học phổ thông.

Theo đó, có thể con đỉa có rất nhiều nước (H2O). Khi đỉa (H2O) tiếp xúc với vôi (CaO) sẽ phát sinh phản ứng hóa học tạo thành Ca(OH)2. Đây là một phản ứng tỏa nhiệt rất mạnh, đến mức làm nước sôi sùng sục. Vì vậy đỉa dính vôi sẽ nóng như bị đốt và không thể sống nổi.

Theo đó, có thể con đỉa có rất nhiều nước (H2O). Khi đỉa (H2O) tiếp xúc với vôi (CaO) sẽ phát sinh phản ứng hóa học tạo thành Ca(OH)2. Đây là một phản ứng tỏa nhiệt rất mạnh, đến mức làm nước sôi sùng sục. Vì vậy đỉa dính vôi sẽ nóng như bị đốt và không thể sống nổi.

Tận dụng phản ứng hóa học giữa nước và vôi, người nông dân thưởng rải vôi trên ruộng ngập nước trước mỗi mùa vụ để diệt đỉa, sâu bệnh, các mầm nấm tảo gây hại cho cây lúa sau này.

Tận dụng phản ứng hóa học giữa nước và vôi, người nông dân thưởng rải vôi trên ruộng ngập nước trước mỗi mùa vụ để diệt đỉa, sâu bệnh, các mầm nấm tảo gây hại cho cây lúa sau này.

Ngoài cách “đốt” bằng vôi, có thể giết đỉa theo các cách khác như cắt theo chiều dọc (phá vỡ thể xoang của đỉa) hoặc nhúng đỉa vào môi trường cồn hoặc môi trường có nồng độ muối/ axít/ bazơ cao...

Ngoài cách “đốt” bằng vôi, có thể giết đỉa theo các cách khác như cắt theo chiều dọc (phá vỡ thể xoang của đỉa) hoặc nhúng đỉa vào môi trường cồn hoặc môi trường có nồng độ muối/ axít/ bazơ cao...

Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/giai-ma/su-that-cuc-ly-thu-ve-cau-giay-nhu-dia-phai-voi-1488068.html