Sự thật thông tin học phí thi bằng lái xe ô tô tăng lên mức 30 triệu đồng

Thông tin học phí thi bằng lái xe ô tô lên mức 30 triệu đồng là vô căn cứ - Đây là khẳng định của Tiến sỹ Luật học Lê Ngọc Khánh.

Thông tin về thay đổi trong đào tạo, sát hạch và cấp Giấy phép lái xe khi thi bằng lái xe ô tô đang đặc biệt nhận được sự quan tâm.

Cụ thể, ngày 8/10/2019, Bộ GTVT ban hành Thông tư số 38 về "Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12 ban hành ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ".

Theo đó, kể từ 1/5/2020 sẽ có rất nhiều thay đổi trong đào tạo, sát hạch và cấp Giấy phép lái xe khi thi bằng lái xe ô tô. Đặc biệt, thông tin cho rằng mức học phí đào tạo lái xe ô tô trong năm 2020 sẽ tăng gấp đôi khiến nhiều người bất ngờ.

Thông tin học phí thi bằng lái xe ô tô lên mức 30 triệu đồng là vô căn cứ - Đây là khẳng định của Tiến sỹ Luật học Lê Ngọc Khánh.

Thông tin học phí thi bằng lái xe ô tô lên mức 30 triệu đồng là vô căn cứ - Đây là khẳng định của Tiến sỹ Luật học Lê Ngọc Khánh.

Trên thực tế, theo như quy định mới, các trung tâm đào tạo sẽ phải chủ động lắp đặt thêm các trang thiết bị, công nghệ để đáp ứng được yêu cầu, từ đó dẫn đến phát sinh việc tăng chi phí đào tạo, tuy nhiên, theo khảo sát của báo Pháp luật Việt Nam đối với một số cơ sở giảng dạy, không có việc tăng học phí lên mức 30 triệu đồng.

Cụ thể, trả lời trên báo này, Tiến sỹ Luật học Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội - thì hiện tại Thông tư 38 của Bộ GTVT không quy định học phí đào tạo lái xe. Quy định về mức học phí được điều chỉnh tại Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.

Theo đó, trong Thông tư nêu về xây dựng mức thu học phí: "4. Căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ GTVT ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần báo cáo Bộ chủ quản hoặc cơ quan được ủy quyền (đối với cơ sở đào tạo lái xe trực thuộc các Bộ), báo cáo UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền (đối với cơ sở đào tạo lái xe thuộc địa phương, bao gồm cả các cơ sở ngoài công lập) để theo dõi. Các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về quyết định ban hành mức thu và quản lý học phí của đơn vị. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này; trường hợp cơ sở đào tạo ban hành mức thu và thực hiện thu học phí không đúng quy định, thực hiện xử lý theo quy định."

Như vậy, mức học phí đào tạo lái xe sẽ do các cơ sở đào tạo chủ động điều chỉnh, căn cứ vào thực tế đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,…trong quá trình giảng dạy của mỗi trung tâm.

Còn ông Lương Duyên Thống - Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ) - nhận định, thông tin tăng học phí thi giấy phép lái xe ô tô năm 2020 lên 30 triệu đồng như mạng xã hội đưa những ngày qua là không chính xác. “Rất có thể những thông tin này do một số người nhận hồ sơ thi Giấy phép lái xe đưa ra nhằm mục đích lôi kéo người dân đi học bằng lái chứ theo các quy định của Bộ Giao thông Vận tải thì không có việc tăng mức phí lên đến 30 triệu đồng” - ông Thống nói.

/**/

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/su-that-thong-tin-hoc-phi-thi-bang-lai-xe-o-to-tang-len-muc-30-trieu-dong-d154516.html