Tại sao tàu ngầm Thụy Điển thuộc nhóm 'đáng gờm' nhất thế giới?

Sự tiến bộ khoa học kĩ thuật và ứng dụng công nghệ động cơ AIP tiên tiến đã giúp quốc gia vùng biển Baltic này trở thành một trong những quốc gia mạnh về sản xuất tàu ngầm, đặc biệt là phân khúc tàu ngầm diesel - điện cỡ trung hoạt động bền bỉ với giá cả phải chăng.

Từ những năm 1960, Thụy Điển bắt đầu phát triển một phiên bản tàu ngầm Thụy Điển hiện đại hóa của động cơ Stirling. Lần đầu tiên, động cơ này được công ty đóng tàu Thụy Điển Kockums trang bị để cung cấp năng lượng cho tàu ngầm A14 Nacken trong lực lượng Hải quân Thụy Điển vào năm 1988.

Tàu ngầm Thụy Điển được đánh giá là một trong những tàu ngầm tốt nhất thế giới. (Nguồn: National Interest)

Tàu ngầm Thụy Điển được đánh giá là một trong những tàu ngầm tốt nhất thế giới. (Nguồn: National Interest)

Quá trình phát triển lâu dài

Vì động cơ Stirling đốt nhiên liệu diesel bằng cách sử dụng oxy lỏng được lưu trữ trong các thùng đông lạnh, vậy nên nó có thể duy trì hải trình ở tốc độ thấp trong nhiều tuần mà không cần nổi lên bề mặt.

Kockums tiếp tục chế tạo ba tàu ngầm lớp Gotland vào cuối những năm 1990. Đây là những tàu ngầm đầu tiên được thiết kế với hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (Stirling AIP). Công nghệ Stirling AIP sau đó trở nên phổ biến trên nhiều tàu ngầm của Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi Đức và Pháp phát triển các tàu ngầm AIP chạy bằng pin nhiên liệu và turbine tốn kém hơn.

Giai đoạn 2003 - 2005, Thụy Điển đã điều chỉnh thiết kế bốn chiếc tàu ngầm diesel-điện Västergötland đời cuối những năm 80 để có thể tích hợp động cơ Stirling AIP Một trong những cải tiến nổi bật đó là việc cắt đôi bề ngang tàu ngầm và tăng chiều dài lên đến 60m. Hai trong số các tàu ngầm này được đổi tên thành tàu ngầm lớp Södermanland, trong khi hai chiếc còn lại được bán cho Singapore. Các tàu ngầm lớp hiện đại này được nâng cấp để hoạt động ở các vùng nước ấm, trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực và điều hướng. Được biết, Thụy Điển dự định nghỉ hưu các tàu Södermanland cho đến năm 2022.

A26 - tàu ngầm kế nhiệm xuất sắc

Kể từ những năm 1990, Kockums đã nảy ra ý tưởng chế tạo một tàu ngầm AIP thế hệ tiếp theo kế nhiệm lớp Gotland mang tên là A26, nhưng dự án gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Stockholm đã từng hủy bỏ thương vụ này vào năm 2014 và thậm chí có thời điểm chính phủ Thụy Điển còn tiến hành cưỡng chế tịch thu các bản thiết kế từ công ty mẹ Thyssen-Krupp của Đức.

Sau những tranh chấp, cuối cùng, công ty Kockums cũng được sang nhượng cho công ty Saab của Thụy Điển. Tháng 6/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Sten Tolgfors thông báo, Chính phủ nước này chính thức mua hai chiếc A26 với mức giá tương đương 959 triệu USD – rẻ hơn 1/5 đơn giá một chiếc tàu ngầm lớp năng lượng hạt nhân Virginia của Hải quân Mỹ.

A26 cũng đã được tiếp thị ở nhiều thị trường như Australia, Ấn Độ, Hà Lan, Na Uy và Ba Lan. Tuy nhiên, đến nay, dự án không mấy thành công do sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất tàu ngầm AIP của Pháp và Đức, cũng như sự cân nhắc chi tiêu quân sự của từ các quốc gia châu Âu trong việc để mua tàu ngầm tại thời điểm này.

Thích hợp với vùng biển nhiều đá ngầm

Kockums tuyên bố A26 sẽ đạt được cấp độ tàng hình mới nhờ vào công nghệ tàng hình toàn diện GHOST, bao gồm lớp vỏ giảm âm, bệ đỡ cao su linh hoạt cho các phần cứng của tàu. Thân tàu của A26 cũng sẽ đàn hồi trước áp lực từ các vụ nổ dưới nước và khả năng khử khí để giảm từ tính của tàu ngầm.

Công ty Thụy Điển đã tiết lộ bản thiết kế mô tả một chiếc tàu ngầm đuôi hình chữ X để có khả năng cơ động cao hơn trong vùng biển Baltic nhiều đá ngầm. Ngoài ra, tàu ngầm này còn được trang bị bốn ống phóng ngư lôi 533mm và có thể bắn cả ngư lôi hạng nặng. Các động cơ Stirling của tàu cho phép đạt tốc độ bền bỉ đến 10 hải lý/giờ.

Kockums đã nhấn mạnh thiết kế mới sẽ giúp chứa tới 18 tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk. Đây là một tính năng có thể nhằm thu hút sự quan tâm của các quốc gia ưa thích thích các tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình.

Một điểm nổi bật quan trọng khác chính là một cổng 'đa nhiệm vụ' để triển khai lực lượng đặc biệt và các phương tiện dưới nước, một tính năng yêu cầu đối với các tàu ngầm hiện đại. Cổng đa nhiệm nằm giữa các ống phóng ngư lôi đặt ở mũi tàu, sử dụng để thu phóng máy bay không người lái dưới nước (UUV). Tuy nhiên, để sử dụng tính năng này, tàu ngầm A26 sẽ phải áp sát xuống đáy đại dương để tạo khoảng cách phóng các UUV.

Kockums hiện đang tiếp thị ba phiên bản khác nhau của A26. Phiên bản hạng trung dành cho quân đội Thụy Điển sẽ dài 63 mét và độ choán nước khoảng 2.000 tấn. Nó có thể chứa thủy thủ đoàn khoảng 26 người và thời gian hoạt động tối đa là 45 ngày, trong đó có 18 đến 30 ngày lặn hoàn toàn với tốc độ duy trì 10 hải lý / giờ. Phạm vi hoạt động của A26 có thể lên đến 6.500 dặm (khoảng hơn 10.400km) cho phép khả năng cho các hoạt động xuyên Đại Tây Dương

Ngoài ra, còn có một phiên bản 'Pelagic' dài 51m nhỏ hơn được dùng cho các cuộc tuần tra tầm ngắn và một phiên bản dài khoảng 80m và choán nước 4.000 tấn được các khách hàng khu vực Thái Bình Dương quan tâm nhờ vào phạm vi 10.000 dặm (khoảng 16.000km) và hoạt động trong khoảng 50 ngày liên tục

Hai chiếc A26 của Thụy Điển dự kiến hoàn thành trong từ năm 2022 đến năm 2024. Nhìn chung, những tiến bộ về tàu ngầm AIP đang cho phép các quốc gia trên toàn cầu có khả năng sở hữa những tàu ngầm tầm ngắn và tầm trung với giá cả phải chăng.

(theo National Interest)

Tags:

tàu ngầm hải quân Thụy Điển Công ty đóng tàu Kockums động cơ Stirling động cơ Stirling AIP tàu ngầm lớp A26 Thụy Điển

Có thể bạn quan tâm

Tàu ngầm hạt nhân Nga bắn tên lửa chống hạm ở Biển Trắng Hải quân Nga được trang bị thêm tàu chiến, khí tài Nga có thể triển khai 4 tàu ngầm hạt nhân tại Sudan Hải quân Mỹ nhận được máy bay không người lái phóng từ tàu ngầm Top 5 vũ khí tàng hình uy lực nhất từng được chế tạo Độ 'khủng' của tàu ngầm Hàn Quốc trọng tải 3.000 tấn thứ hai, trang bị bệ phóng tên lửa đạn đạo Hải quân Myanmar sẽ tiếp nhận tàu ngầm lớp kilo đầu tiên từ Ấn Độ Nhật Bản giới thiệu tàu ngầm khủng mang tên Cá Voi Lớn Chuyên gia tiết lộ về tàu ngầm thế hệ thứ năm thuộc hàng 'tuyệt mật' của Nga UUV mang ngư lôi có thể trở thành mối đe dọa số 1 của tàu ngầm

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/tai-sao-tau-ngam-thuy-dien-thuoc-nhom-dang-gom-nhat-the-gioi-131974.html