Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

UBND tỉnh vừa có Công văn số 517/UBND-KHTH chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý chất lượng, ATTP và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản (TTNS).

 UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng và các địa phương tăng cường hỗ trợ cơ sở sản xuất áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt. (Ảnh tại xã Nhuận Trạch - Lương Sơn). Để chủ động chỉ đạo sản xuất gắn với TTNS trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: - Sở NN&PTNT tăng cường truyền thông, phối hợp với Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình xây dựng các chuyên mục, clip, phóng sự giới thiệu, quảng bá sản phẩm an toàn; các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh. Tuyên truyền, hướng dẫn người SX-KD tuân thủ các quy định về ATTP; việc sử dụng vật tư nông nghiệp (VTNN) và kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Hỗ trợ cơ sở sản xuất áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), tiêu chuẩn hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP...); triển khai có hiệu quả các giải pháp cấp mã số vùng trồng, mã số định danh vùng nuôi, mã số ao nuôi thủy sản. Hỗ trợ các cơ sở SX-KD tham gia các hội chợ, tuần lễ, diễn đàn do bộ, ngành và các tỉnh, thành phố tổ chức; hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói sản phẩm và quảng bá, kết nối cung cầu sản phẩm tại địa chỉ hb.check.net.vn… - Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tích cực tuyên truyền, vận động các siêu thi, ̣ trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh thực phẩm ưu tiên lấy nguồn hàng được sản xuất trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy TTNS của tỉnh tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị của các tập đoàn phân phối như AEON Việt Nam, BigC, SaiGon.Coop, Happro, Vinmart, Lotte... và qua các sàn thương mại điện tử. Tổ chức, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối TTNS, đặc biệt là những nông sản sản lượng lớn như: Cây có múi, mía tím, rau củ các loại, cá sông Đà... Thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu cho các tổ chức, cá nhân SX-KD nông lâm thủy sản; thông tin về chất lượng sản phẩm, hướng dẫn các vùng sản xuất hàng hóa sản xuất theo nhu cầu thị trường, đảm bảo đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển và hướng tới xuất khẩu chính ngạch… - Sở Y tế tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giới thiệu cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, nhà hàng trong khách sạn, bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố sử dụng, tiêu thụ sản phẩm từ các chuỗi liên kết sản xuất; sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu được sản xuất trên địa bàn tỉnh… - Cục Quản lý thị trường tăng cường phối hợp với cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức kiểm tra, kiểm soát, lưu thông, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản trên thi ̣trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không đảm bảo chất lượng, ATTP. - UBND các huyện, thành phố tiếp tục công tác chỉ đạo sản xuất năm 2022 theo kế hoạch đã xây dựng, đảm bảo an ninh lương thực và cân đối cung cầu phục vụ nhu cầu tại chỗ; nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh và liên vùng. Duy trì, đảm bảo các hoạt động cung ứng VTNN thiết yếu, không để tình trạng khan hiếm nguồn hàng phục vụ sản xuất. Tuyên truyền, khuyến cáo người sản xuất thường xuyên theo dõi, dự báo nhu cầu của thị trường để lập kế hoạch sản xuất gắn với tiêu thụ cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh để dư thừa, ứ đọng khi đến vụ thu hoạch… Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Hội Nông dân, Hội LHPN, Liên minh HTX tỉnh triển khai có hiệu quả các nội dung của kế hoạch tuyên truyền, vận động SX-KD nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình… H.N (TH)

UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng và các địa phương tăng cường hỗ trợ cơ sở sản xuất áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt. (Ảnh tại xã Nhuận Trạch - Lương Sơn). Để chủ động chỉ đạo sản xuất gắn với TTNS trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: - Sở NN&PTNT tăng cường truyền thông, phối hợp với Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình xây dựng các chuyên mục, clip, phóng sự giới thiệu, quảng bá sản phẩm an toàn; các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh. Tuyên truyền, hướng dẫn người SX-KD tuân thủ các quy định về ATTP; việc sử dụng vật tư nông nghiệp (VTNN) và kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Hỗ trợ cơ sở sản xuất áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), tiêu chuẩn hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP...); triển khai có hiệu quả các giải pháp cấp mã số vùng trồng, mã số định danh vùng nuôi, mã số ao nuôi thủy sản. Hỗ trợ các cơ sở SX-KD tham gia các hội chợ, tuần lễ, diễn đàn do bộ, ngành và các tỉnh, thành phố tổ chức; hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói sản phẩm và quảng bá, kết nối cung cầu sản phẩm tại địa chỉ hb.check.net.vn… - Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tích cực tuyên truyền, vận động các siêu thi, ̣ trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh thực phẩm ưu tiên lấy nguồn hàng được sản xuất trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy TTNS của tỉnh tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị của các tập đoàn phân phối như AEON Việt Nam, BigC, SaiGon.Coop, Happro, Vinmart, Lotte... và qua các sàn thương mại điện tử. Tổ chức, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối TTNS, đặc biệt là những nông sản sản lượng lớn như: Cây có múi, mía tím, rau củ các loại, cá sông Đà... Thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu cho các tổ chức, cá nhân SX-KD nông lâm thủy sản; thông tin về chất lượng sản phẩm, hướng dẫn các vùng sản xuất hàng hóa sản xuất theo nhu cầu thị trường, đảm bảo đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển và hướng tới xuất khẩu chính ngạch… - Sở Y tế tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giới thiệu cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, nhà hàng trong khách sạn, bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố sử dụng, tiêu thụ sản phẩm từ các chuỗi liên kết sản xuất; sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu được sản xuất trên địa bàn tỉnh… - Cục Quản lý thị trường tăng cường phối hợp với cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức kiểm tra, kiểm soát, lưu thông, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản trên thi ̣trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không đảm bảo chất lượng, ATTP. - UBND các huyện, thành phố tiếp tục công tác chỉ đạo sản xuất năm 2022 theo kế hoạch đã xây dựng, đảm bảo an ninh lương thực và cân đối cung cầu phục vụ nhu cầu tại chỗ; nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh và liên vùng. Duy trì, đảm bảo các hoạt động cung ứng VTNN thiết yếu, không để tình trạng khan hiếm nguồn hàng phục vụ sản xuất. Tuyên truyền, khuyến cáo người sản xuất thường xuyên theo dõi, dự báo nhu cầu của thị trường để lập kế hoạch sản xuất gắn với tiêu thụ cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh để dư thừa, ứ đọng khi đến vụ thu hoạch… Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Hội Nông dân, Hội LHPN, Liên minh HTX tỉnh triển khai có hiệu quả các nội dung của kế hoạch tuyên truyền, vận động SX-KD nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình… H.N (TH)

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/249/164775/tang-cuong-quan-ly-chat-luong,-an-toan-thuc-pham,-day-manh-tieu-thu-nong-san.htm