Tạo đột phá về năng lực phòng, chống thiên tai

Chiều 24/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025. Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 xã, phường, đặc khu trên cả nước.

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận,đánh giá công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạntrong thời gian qua; phân tích các bài học kinh nghiệm; xác định nhiệm vụ trongnhững tháng cuối năm và cả giai đoạn tới. Theo các báo cáo, ý kiến tại phiên họp,công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được triển khai quyết liệt theo tinh thần “từ sớm,từ xa”, liên tục, sâu sát. Có thời điểm, cả Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướngđều trực tiếp có mặt ở những “điểm nóng” mưa lũ để chỉ đạo khắc phục hậu quả.Các đồng chí lãnh đạo địa phương cũng thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốccác lực lượng tại chỗ thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai trên địabàn.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cácbáo cáo, ý kiến đã cho thấy bức tranh tổng thể về hoạt động phòng thủ dân sựnói chung và công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn nóiriêng.

Thời gian qua, tình hình thiên tai trên toàn cầu xảy ra vơítần suất và cường độ ngày càng lớn, sức tàn phá ngày càng nặng nề, vượt qua mọikỷ lục. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất dothiên tai. Năm 2024 và 7 tháng đầu năm 2025 là một giai đoạn hết sức cam go,toàn quốc đã xảy ra hơn 10.200 sự cố, thiên tai, làm 1.389 người chết, 398 ngươìmất tích và thiệt hại vật chất rất lớn. Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, thựctiễn trên đòi hỏi chúng ta đã cố gắng rồi phải cố gắng hơn nữa, đã nỗ lực rôìphải nỗ lực hơn nữa, đã quyết tâm rồi phải quyết tâm hơn nữa.

Theo Thủ tướng, trong hoạt động phòng thủ dân sự phải tuânthủ 3 nguyên tắc cơ bản: Phòng ngừa phải từ sớm, từ xa, từ khi chưa xảy ra sự cố;ứng phó phải bình tĩnh, sáng suốt, kịp thời, phù hợp, an toàn, hiệu quả; khắcphục phải chung tay, cơ bản, toàn dân, toàn diện, toàn phần.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và trân trọng cảmơn những nỗ lực, đóng góp to lớn của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chínhtrị, của đồng bào, chiến sĩ cả nước, nhiều đồng chí đã ngày đêm không quản ngạigian khổ, hiểm nguy để bảo vệ an toàn cho Nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ thiệt hạivề người vẫn còn rất lớn. Công tác dự báo, cảnh báo và truyền tin còn nhiều bấtcập, chưa theo kịp thực tiễn; vẫn còn có trường hợp chủ quan. Năng lực chống chịucủa hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế (hạ tầng giao thông, viễn thông,điện lực…), các tuyến đê biển hiện nay phần lớn chỉ được thiết kế chống bão cấp9 - 10 nhưng thực tế đã phải hứng chịu bão cấp 11 - 12. Phương tiện, trang thiếtbị phục vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn còn thiếu, thô sơ, ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả tìm kiếm cứu nạn.

Thủ tướng cho rằng cần làm tốt công tác nắm tình hình, dựbáo, cảnh báo; ứng phó phải bình tĩnh, sáng suốt, bám sát thực tiễn để phântích, đánh giá và quyết định phải rất thận trọng, cương quyết, coi trọng sự sống,tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; phối hợp chặt chẽ giữa các lựclượng, các cơ quan và với người dân.

Thủ tướng nhấn mạnh, phải thay đổi căn bản về tưduy: Dứt khoát chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, ứng phó phảihiệu quả, kịp thời, khắc phục phải hiệu quả; lấy con người làm trung tâm, chủthể, xây dựng xã, phường, đặc khu là pháo đài, lấy quản lý rủi ro thiên tai làmtrọng tâm trong mọi quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiệnvề thể chế phù hợp tình hình mới; tạo đột phá về năng lực dự báo, năng lực ứngphó và năng lực khắc phục hậu quả, đặc biệt là đầu tư hạ tầng cần thiết, bảo đảm“bốn tại chỗ”; người dân là trung tâm, là chủ thể trong công tác phòng thủ dânsự, mọi chính sách phải hướng tới người dân và mọi người dân phải tham gia thựchiện; từ đó giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh cho người dân,góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đã đề ra.

Khẩn trương triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân

Ngày 24/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính cùng Đoàn công tác Trung ương trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Con Cuông (tỉnh Nghệ An). Qua kiểm tra thực tế, Phó Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tỉnh Nghệ An không được chủ quan, phải khẩn trương triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra phòng, chống bão phải được tiến hành thường xuyên, chủ động, sát thực tế và kịp thời theo đúng phương châm “4 tại chỗ”, tiếp tục tăng cường tuyên truyền để người dân không ra những nơi xung yếu, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, Nghệ An chủ động rà soát các khu vực xung yếu để không bị động trong các tình huống có thể xảy ra. Dù hiện tại trời không mưa nhưng tuyệt đối không được chủ quan để người dân ra sông hay đi qua những nơi nguy hiểm.

Ngô Toàn

C.Dương - H.Mây

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/tao-dot-pha-ve-nang-luc-phong-chong-thien-tai.html