Tàu tên lửa Odintsovo Nga liệu có phù hợp với Hải quân Việt Nam?

Tàu tên lửa tiến công nhanh (MRK) thuộc đề án 22800 Karakurt mang tên Odintsovo, đã gia nhập Hải quân Nga. Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, Odintsovo là MRK đầu tiên, được trang bị giếng phỏng tên lửa thẳng đứng và hệ thống phòng không Pantsir-M.

Odintsovo là một tàu tên lửa nhỏ tiến công nhanh, thuộc Đề án 22800 Karakurt. Đây là loạt tàu trang bị vũ khí là tên lửa dẫn đường và pháo hạm đa năng hạng 3 (theo phân loại tàu chiến của Nga); hoạt động trong vùng nước nông gần bờ.

Odintsovo là một tàu tên lửa nhỏ tiến công nhanh, thuộc Đề án 22800 Karakurt. Đây là loạt tàu trang bị vũ khí là tên lửa dẫn đường và pháo hạm đa năng hạng 3 (theo phân loại tàu chiến của Nga); hoạt động trong vùng nước nông gần bờ.

Odintsovo là con tàu thứ ba của Dự án 22800 Karakurt. Chiếc đầu tiên là Mytishchi, được đưa vào hoạt động vào năm 2018; chiếc Sovetsk được đưa vào biên chế năm 2019. Tổng cộng, trong khuôn khổ dự án, sẽ có 18 tàu tên lửa loại này được đóng mới và trang bị.

Odintsovo là con tàu thứ ba của Dự án 22800 Karakurt. Chiếc đầu tiên là Mytishchi, được đưa vào hoạt động vào năm 2018; chiếc Sovetsk được đưa vào biên chế năm 2019. Tổng cộng, trong khuôn khổ dự án, sẽ có 18 tàu tên lửa loại này được đóng mới và trang bị.

Tàu tiến công nhanh Odintsovo được đặt lườn vào ngày 29/7/2016 tại nhà máy đóng tàu Leningrad Pella ở Otradnoye. Một điểm mới của dự án là việc thay thế thiết bị nhập khẩu gần như hoàn toàn, đặc biệt là động cơ cho con tàu được sản xuất tại nhà máy Zvezda ở St.Petersburg.

Tàu tiến công nhanh Odintsovo được đặt lườn vào ngày 29/7/2016 tại nhà máy đóng tàu Leningrad Pella ở Otradnoye. Một điểm mới của dự án là việc thay thế thiết bị nhập khẩu gần như hoàn toàn, đặc biệt là động cơ cho con tàu được sản xuất tại nhà máy Zvezda ở St.Petersburg.

Tàu tên lửa MRK Odintsovo được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ trong vùng thềm lục địa ven bờ; tàu có thể chiến đấu trong biên đội tàu chiến đấu lớn, hoặc thực hiện nhiệm vụ độc lập. Nhất là lợi dụng các vịnh nhỏ, đảo để ẩn nấp và tiến hành các hoạt động phục kích tàu của đối phương.

Tàu tên lửa MRK Odintsovo được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ trong vùng thềm lục địa ven bờ; tàu có thể chiến đấu trong biên đội tàu chiến đấu lớn, hoặc thực hiện nhiệm vụ độc lập. Nhất là lợi dụng các vịnh nhỏ, đảo để ẩn nấp và tiến hành các hoạt động phục kích tàu của đối phương.

Chiếc Odintsovo được hạ thủy vào ngày 5/5/2018; ngày 14/11/2020, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thông báo, Odintsovo đã hoàn thành xuất sắc các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước và đến tháng 11/2020, chiếc tàu chính thức được biên chế vào Hạm đội Baltic của Hải quân Nga.

Chiếc Odintsovo được hạ thủy vào ngày 5/5/2018; ngày 14/11/2020, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thông báo, Odintsovo đã hoàn thành xuất sắc các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước và đến tháng 11/2020, chiếc tàu chính thức được biên chế vào Hạm đội Baltic của Hải quân Nga.

Tàu tên lửa tiến công nhanh Odintsovo dài 65 m, rộng 10 m, mớn nước 4 mét; tốc độ tối đa 30 hải lý/ giờ, tầm hoạt động liên tục 2.500 hải lý (4.630 km), tổng lượng choán nước đầy tải 870 tấn; thủy thủ đoàn gồm 39 người. Con tàu có thể hoạt động trên biển liên tục 15 ngày không cần tiếp tế.

Tàu tên lửa tiến công nhanh Odintsovo dài 65 m, rộng 10 m, mớn nước 4 mét; tốc độ tối đa 30 hải lý/ giờ, tầm hoạt động liên tục 2.500 hải lý (4.630 km), tổng lượng choán nước đầy tải 870 tấn; thủy thủ đoàn gồm 39 người. Con tàu có thể hoạt động trên biển liên tục 15 ngày không cần tiếp tế.

Về vũ khí tiến công, tàu Odintsovo có tám giếng phóng tên lửa thẳng đứng 3S14, phóng tên lửa hành trình tiến công mặt đất Calibre và tên lửa chống hạm Onyx. Ngoài ra, lớp tàu này còn được trang bị một hải pháo đa năng AK-176MA, vừa có thể tiến công mục tiêu mặt nước, mặt đất và phòng không.

Về vũ khí tiến công, tàu Odintsovo có tám giếng phóng tên lửa thẳng đứng 3S14, phóng tên lửa hành trình tiến công mặt đất Calibre và tên lửa chống hạm Onyx. Ngoài ra, lớp tàu này còn được trang bị một hải pháo đa năng AK-176MA, vừa có thể tiến công mục tiêu mặt nước, mặt đất và phòng không.

Tên lửa hành trình tiến công mặt đất Calibre có tính năng tương đương tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ; tầm bắn của Calibre là hơn 900 hải lý (1.700 km), tốc độ cận âm, sử dụng phương pháp dẫn đường hỗn hợp, bay bám địa hình, nên rất khó bị phát hiện.

Tên lửa hành trình tiến công mặt đất Calibre có tính năng tương đương tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ; tầm bắn của Calibre là hơn 900 hải lý (1.700 km), tốc độ cận âm, sử dụng phương pháp dẫn đường hỗn hợp, bay bám địa hình, nên rất khó bị phát hiện.

Vào tháng 10/2015, 4 tàu chiến của Nga ở Biển Caspi, đã phóng một loạt 26 tên lửa Calibre, bay qua lãnh thổ Iran và Iraq để tấn công các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq và Syria, cách đó hơn 900 km.

Vào tháng 10/2015, 4 tàu chiến của Nga ở Biển Caspi, đã phóng một loạt 26 tên lửa Calibre, bay qua lãnh thổ Iran và Iraq để tấn công các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq và Syria, cách đó hơn 900 km.

Còn tên lửa chống hạm P-800 Oniks (còn có tên là Yakhont), là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh của Nga (tiền thân do Liên Xô phát triển). Tên lửa có thể phóng từ đất liền, trên biển, trên không hay từ tàu ngầm. P-800 Oniks đã được dùng làm nền tảng để phát triển tên lửa PJ-10 BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển.

Còn tên lửa chống hạm P-800 Oniks (còn có tên là Yakhont), là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh của Nga (tiền thân do Liên Xô phát triển). Tên lửa có thể phóng từ đất liền, trên biển, trên không hay từ tàu ngầm. P-800 Oniks đã được dùng làm nền tảng để phát triển tên lửa PJ-10 BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển.

Về vũ khí phòng thủ, tàu Odintsovo được trang bị hệ thống phòng không tầm trung Pantsir M (phiên bản giành cho tàu hải quân). Pantsir M sử dụng sử dụng hai khẩu pháo 6 nòng GSh-6-30K 30mm, cùng tám tên lửa (thay vì 12 tên lửa như phiên bản trên bộ) và một radar bổ sung, cùng một radar được trang bị trên đỉnh đài chỉ huy.

Về vũ khí phòng thủ, tàu Odintsovo được trang bị hệ thống phòng không tầm trung Pantsir M (phiên bản giành cho tàu hải quân). Pantsir M sử dụng sử dụng hai khẩu pháo 6 nòng GSh-6-30K 30mm, cùng tám tên lửa (thay vì 12 tên lửa như phiên bản trên bộ) và một radar bổ sung, cùng một radar được trang bị trên đỉnh đài chỉ huy.

Pantsir-M có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu bằng 4 tên lửa ở độ cao từ 2 đến 15 km và tầm bắn 20 km. Cơ số đạn tên lửa gồm 32 quả, được bố trí thành các mô-đun tiếp đạn, được lưu trữ dưới boong. Ngoài ra còn có 2 súng máy hạng nặng 14,5mm (hoặc 12,7mm Kord) và tên lửa phòng không vác vai.

Pantsir-M có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu bằng 4 tên lửa ở độ cao từ 2 đến 15 km và tầm bắn 20 km. Cơ số đạn tên lửa gồm 32 quả, được bố trí thành các mô-đun tiếp đạn, được lưu trữ dưới boong. Ngoài ra còn có 2 súng máy hạng nặng 14,5mm (hoặc 12,7mm Kord) và tên lửa phòng không vác vai.

Phát triển mới của lớp tàu tiến công nhanh đề án 22800 Karakurt đó là, trọng lượng giãn nước toàn tải tăng lên 870 tấn, lớn hơn so với lớp tàu tiến công nhanh Molniya 220 tấn; nhưng số lượng thủy thủ đoàn giảm 5 người (39/44).

Phát triển mới của lớp tàu tiến công nhanh đề án 22800 Karakurt đó là, trọng lượng giãn nước toàn tải tăng lên 870 tấn, lớn hơn so với lớp tàu tiến công nhanh Molniya 220 tấn; nhưng số lượng thủy thủ đoàn giảm 5 người (39/44).

Điều quan trọng là trang bị vũ khí trên tàu; nếu tàu Molniya chỉ được trang bị tên lửa chống hạm Uran-E với 8 quả; thì tàu thuộc đề án 22800 Karakurt được trang bị giếng phóng tên lửa thẳng đứng đa năng, có thể phóng tên lửa hành trình tiến công mặt đất Calibre và tên lửa chống hạm Onyx.

Điều quan trọng là trang bị vũ khí trên tàu; nếu tàu Molniya chỉ được trang bị tên lửa chống hạm Uran-E với 8 quả; thì tàu thuộc đề án 22800 Karakurt được trang bị giếng phóng tên lửa thẳng đứng đa năng, có thể phóng tên lửa hành trình tiến công mặt đất Calibre và tên lửa chống hạm Onyx.

Xét về tải trọng cũng như tính năng kỹ chiến thuật, tàu tiến công nhanh thuộc đề án Kakaruts rất phù hợp với HQND Việt Nam. Nga cũng sẵn sàng xuất khẩu và chuyển giao công nghệ đóng lớp tàu này cho các đối tác nước ngoài.

Xét về tải trọng cũng như tính năng kỹ chiến thuật, tàu tiến công nhanh thuộc đề án Kakaruts rất phù hợp với HQND Việt Nam. Nga cũng sẵn sàng xuất khẩu và chuyển giao công nghệ đóng lớp tàu này cho các đối tác nước ngoài.

Với việc Nga đã tự chủ về động cơ, nên các tàu này không phải phụ thuộc vào quốc gia thứ ba để cung cấp động cơ tuabin khí như các lớp tàu trước. Đánh giá chung, đây là một tàu nhỏ, nhưng có khả năng chiến đấu tương đối toàn diện, rất phù hợp với hoạt động ở ven biển và bảo vệ thềm lục địa.

Với việc Nga đã tự chủ về động cơ, nên các tàu này không phải phụ thuộc vào quốc gia thứ ba để cung cấp động cơ tuabin khí như các lớp tàu trước. Đánh giá chung, đây là một tàu nhỏ, nhưng có khả năng chiến đấu tương đối toàn diện, rất phù hợp với hoạt động ở ven biển và bảo vệ thềm lục địa.

Sức mạnh lớp tàu tên lửa "nhỏ mà có võ" của Hải quân Nga. Nguồn: NewWeaponsUpdate.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-ten-lua-odintsovo-nga-lieu-co-phu-hop-voi-hai-quan-viet-nam-1561305.html