Tháo gỡ khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật, giải phóng nguồn lực, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Chiều 25/7, tại TP Hải Phòng, Đảng ủy Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội thảo trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật, tại khu vực miền Bắc.

Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa Kếhoạch chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật của BanChỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật, Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiênhọp thứ nhất và Kế hoạch số 20-KH/ĐU ngày 10/7/2025 của Đảng ủy Chính phủ.

Ủy viên Trungương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh; Bí thưThành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu đồngchủ trì Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ TàiChính, Bộ Khoa học và Công nghệ...; đại diện lãnh đạo địa phương các tỉnh, TP khu vực phía Bắc:Hà Nội, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, TháiNguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình.

Tháo gỡ điểm nghẽn, khơithông nguồn lực đầu tư

Phát biểu khai mạc Hội thảo,Ủy viên Trung ương Đảng, Bộtrưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết,thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủtrương, chính sách đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hànhpháp luật (THPL), đạt được nhiều kết quả quantrọng. Hệ thốngpháp luật nước ta từng bước được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, công khai, minhbạch, dễ tiếp cận, cơ bản bao quát đầy đủ các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạonền tảng pháp lý quan trọng cho sự phát triển KT - XH, bảo đảmquốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu.

Tuy nhiên, công tác xây dựng vàTHPL còn có những hạn chế, bất cập: một số chủ trương,định hướng của Đảng chưa được thể chế hóa kịp thời, đầy đủ; tư duy xây dựngpháp luật trong một số lĩnh vực còn thiên về quản lý; chất lượng pháp luật chưatheo kịp yêu cầu thực tiễn, một số quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa rõ ràng, cản trở việcthực thi, không thuận lợi cho việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút và khơithông nguồn lực đầu tư.

Bên cạnh đó, một sốTTHC còn rườm rà; tổ chức THPL vẫnlà khâu yếu; thiếu cơ chế phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; chậmnghiên cứu, ban hành chính sách, pháp luật điều chỉnh những vấn đề mới, chưa tạokhuôn khổ pháp lý thuận lợi để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Trong bối cảnh thế giới đang có những thay đôỉmang tính thời đại, để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươnmình, phát triển bứt phá, giàu mạnh, hùng cường dưới sựlãnh đạo của Đảng; cùng với việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộmáy, phấn đấu tăng trưởng kinh tế "hai con số", công tác xây dựng và THPL phải được đổi mới căn bản, tạo động lực mạnh mẽcho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Ngày 30/4/2025,Bộ Chính trị đã ban hành Nghịquyết (NQ) số 66 về đổi mơícông tác xây dựng và THPL đápứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, đặt ra mục tiêu: “Năm 2025, cơ bản hoànthành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật” và ban hành Quyết định số 288-QĐ/TW ngày 30/4/2025 thành lập Ban Chỉđạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật trực thuộc Bộ Chính trị,do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo, Đảng ủy Bộ Tư pháp là Cơ quan Thường trựcBan Chỉ đạo.

Trên cơ sở NQ số 66-NQ/TW, Quốc hội đã ban hành NQ số 206/2025/QH15 ngày 24/6/2025 về cơ chếđặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Chính phủ ban hành NQ số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 vềChương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ số 66-NQ/TW, trong đó xác địnhnhiệm vụ rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống phápluật để bảo đảm thực hiện mục tiêu năm 2025 cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những“điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn HảiNinh chia sẻ, mục đích của Hội thảo hôm nay nhằm tập trung trao đổi, cho ý kiến đối với kết quả ràsoát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc doquy định pháp luật đã được Bộ Tư pháp tổng hợp, nghiên cứu từ kiến nghị của cáccơ quan, tổ chức. Đồngthời, tạodiễn đàn để các cơ quan, địa phương, DN, hiệp hội tiếp tục phảnánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắcdo quy định pháp luật;các Bộ,ngành liên quan có những trao đổi,giải đáp bước đầu để nhận diện, đánh giá, phân loại, cho ý kiến đối với kết quả rà soát, các phản ánh kiến nghị và các giải pháp được đề xuất.

Trêncơ sở ý kiến trao đổi, đề xuất tại Hội thảo hôm nay, Bộ trưởng Nguyền HảiNinh đề nghị các Bộ, ngành liênquan tiếp tục nghiên cứu, khẩn trương hoàn thiện kết quả cho ý kiến đối với việc rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định phápluật thuộc lĩnh vực quản lý của mình; Chủ động thực hiện việc xử lý hoặc tham mưu xử lý kịp thời theo quy định,nhất là đối với các quy định cầnsửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mớiđể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Cũng theo Bộ trưởng, tại Hội nghịlần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoáXIII, Trung ương đã xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về việc tổng kết thực tiễn,đánh giá các vướng mắc, bất cập trong một số luật và thể chế hiện hành, từ đó địnhhướng sửa đổi nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn pháp lý, thúc đẩy phát triển tronggiai đoạn mới. Đồng thời, tại Bài phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Cải cách thể chế là khâu đột phá, là động lựcthen chốt để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững”, một trong nhiều nhiệmvụ quan trọng đặt ra yêu cầu các cấp, các ngành là “chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổsung các văn bản pháp luật còn bất cập, mâu thuẫn” và “xây dựng hệ thống phápluật đồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi, tạo lập môi trường đầu tư -kinh doanh thuận lợi, bảođảm quyền lợi chính đáng của nhân dân”.

Hoàn thiện pháp luật, tạo nềntảng vững chắc cho phát triển bền vững của đất nước

Đồng chủ trì Hội thảo, Uỷviên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cho biết, triển khai thực hiệnchủ trương của Bộ Chính trị, TP Hải Phòng đã quyết liệt chỉ đạo tập trung mọinguồn lực để rà soát hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cảicách tinh gọn bộ máy đảm bảo chính quyền địa phương 2 cấp vận hành thông suốt, hiệu quả góp phần cải thiệnmôi trường đầu tư, kinh doanh thúc đẩy khoa học công nghệ (KHCN) phát triển.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu phát biểu.

Đặc biệt ngày 27/6/2025, Quốc hôịKhóa XV đã thông qua Nghị quyết số 226 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặcthù phát triển TP Hải Phòng (thay thế Nghị quyết 35/2021/QH15). Đây là bước tiếnlớn, kỳ vọng tháo gỡ nhiều nút thắt về thể chế, đặc biệt trong các lĩnh vực đâùtư, tài chính - ngân sách, quy hoạch, KHCN, cho phép thí điểm thành lập KhuThương mại tự do tạo cơ hội lớn, mở ra giai đoạn mới cho Hải Phòng tăng tốc phát triển.

TP Hải Phòng vinh dự được Bộ Tư pháp lựa chọn là địa điểmtổ chức Hội thảo tại khu vực miền Bắc. Đây là hoạt động quan trọng thể hiện sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệtcủa Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành Trung ương, mang ý nghĩa chiến lược trong tiếntrình hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn trong pháp luật, tạo hành langpháp lý thông thoáng cho bộ máy hành chính nhà nước nói chung và TP Hải Phòngnói riêng hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân và DN. Mặt khác, đây cũng là cơ hội quantrọng đối với TP Hải Phòng để nghiên cứu, tiếp thu những chỉ đạo, hướng dẫn từcác bộ, ngành Trung ương; từng bước tháo gỡ điểm nghẽn thểchế, xây dựng cơ chế – chính sách phù hợp, linh hoạt, gắn với thực tiễn pháttriển của TP trong giai đoạn mới, Bí thư Thành ủy Lê TiếnChâu nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú phát biểu

Trongthời gian qua, dưới sự lãnh đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự chỉđạo, điều hành quyết liệt của Quốc hội và Chính phủ, công tác xây dựng và hoànthiện pháp luật đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hệ thống văn bản quy phạm phápluật (QPPL) liêntục được ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý trong bôícảnh bộ máy chính quyền mới đi vào vận hành. Đâykhông chỉ là minh chứng cho sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, mà còn góp phầnnâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo nền tảng pháp lý vững chắc để bộ máyhành chính hoạt động hiệu quả, sát thực tiễn, phục vụ tốt hơn người dân và DN.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cho thấy, vẫncòn nhiều khó khăn, vướng mắc xuất phát từ chính hệ thống pháp luật. Nhiều quyđịnh còn bất cập, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, trở thành “điểm nghẽn” kìmhãm sự phát triển KT - XH. Vì vậy, việc rà soát toàn diện, đánh giánghiêm túc và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật là yêu cầu cấp thiết, nhằmkiến tạo một hành lang pháp lý minh bạch, thông thoáng, khơi thông nguồn lực vàthúc đẩy phát triển bền vững.

Ngày 24/6/2025, Quốc hội đã thông qua NQ số206/2025/QH15 về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của phápluật. NQ đã bước đâùtháo gỡ nhiều “điểm nghẽn” pháp lý, cho phép áp dụng quy trình, thủ tục rút gọn,linh hoạt, xử lý nhanh chóng, có trọng tâm, trọng điểm những vấn đề cấp bách củathực tiễn. Qua đó, pháp luật không chỉ là công cụ quản lý, mà còn trở thành lơịthế cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, lấy người dânvà DN làm trung tâm.

Bí thư Thànhủy Hải Phòng Lê Tiến Châu tintưởng, với sự chung tay, góp sức đầy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm cao, Hôịthảo sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện pháp luật,tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Ông Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.

Sớm sửa đổi, bổ sung, thaythế các quy định pháp luật chồng chéo

Tại Hội thảo, ông Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bảnvà Quản lý xử lý VPHC đã trình bày báo cáo khái quát kết quả rà soát,đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháogỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật.

Theo đó, ngay sau khi Ban Chỉđạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật ban hành Kế hoạch chỉ đạo ràsoát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật, Đảng ủy Bộ Tư pháp đãkịp thời tham mưu Đảng ủy Chính phủ ban hành Kế hoạch chỉ đạo, trong đó xác địnhrõ yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan và thời gian hoàn thành.

Đảng ủy Bộ Tài chính, Đảng ủy Bộ Tưpháp đã kịp thời có văn bản đề nghị, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiệnrà soát khó khăn, wướng mắc do quy định pháp luật; đồng thời thực hiện thu thậpphản ánh, kiến nghị từ nhiều kênh khác nhau. Trong đó, chú trọng thu thậpcác phản ánh, kiến nghị khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật từ các hiệp hội, DN.

Đến nay, Đảng ủy Bộ Tư phápnhận được thông tin, báo cáo rà soát của 25/25 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương,34/34 địa phương, 23 doanh nghiệp, hiệp hội, cơ sở nghiên cứu. Trên cơ sở kết quảrà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, Đảng uỷBộ Tư pháp đã tổ chức phân loại các kiến nghị, phản ánh về quy định pháp luật cókhó khăn, vướng mắc theo lĩnh vực phụ trách của các Bộ, ngành.

Bà Vũ Thị Nhung - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính đã rà soát toàn bộ các VBQPPL do BộTài chính chủ trì soạn thảo hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, theođó có 97 nội dung tại 61VBQPPL (bao gồm 08 Luật; 19 Nghị định, 34 Thông tư) có quy định mâu thuẫn,chồng chéo; có 71 nội dung tại 28 VBQPPL (bao gồm 08 luật; 16Nghị định; 03 Quyết định, 01 thông tư) có quy định không rõ ràng, có cách hiêủkhác nhau, không hợp lý, không khả thi, gây khó khăn trong áp dụng pháp luật,tập trung một định tại pháp luật; có 88 nội dung tại 29 VBQPPL(bao gồm 15 Luật; 14 Nghị định) có quy định tạo gánh nặng chi phí tuân thủ;chưa có quy định hoặc có quy định của VBQPPL nhưng hạn chế việc đổi mới sángtạo, phát triển động lực tăng trưởng mới, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, hội nhập quốc tế…

Bà Vũ Thị Nhung – Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Tài chính.

Tại Hội thảo, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ,Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ cùng một số Hiệp hội, Tập đoàn DN đã có những ý kiến thamluận, đề xuất Bộ Tư pháp sớm tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thiệnhệ thống chính sách pháp luật trong từng lĩnh vực, đảm bảo cho việc thực thi phápluật được đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, dự báo đúng xu thế và định hướng đượctương lai.

Ngay trong năm 2025, các đại biểu tham dự Hội thảomong muốn, Bộ Tư pháp tham mưu đề xuất với Chính phủ tập trung xử lý ngay nhữngkhó khăn, vướng mắc được đánh giá là “điểm nghẽn”, là “nút thắt” trong thể chế,nhằm “cởi trói” cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển KHCN, kích thích đổi mới sángtạo, bảo vệ môi trường, phát triển giáo dục, xây dựng nền hành chính phục vụ, quảntrị công hiện đại…

Phát biểu kết luận Hội thảo,Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trân trọng cảm ơnnhững ý kiến tham luậnxác đáng, tâm huyết của các đại biểu. Đây làlần đầu tiên Trung ương tiếnhành một cách toàn diện việc rà soát các vướng mắc trong thực tiễn THPL, đồng thời đề xuất phươngán, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của BanChỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, các kiến nghị tồnđọng trong nhiều năm qua từ các địa phương, doanh nghiệp sẽ được từng bước được xử lý hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúcđẩy phát triển KT - XH.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Bộ Tư pháp hiện đang vận hành nền tảng số tiếpnhận kiến nghị, phản ánh về các văn bản QPPL.Hiện nay, hệ thống này thu hút sự quan tâmcủa các địa phương, DN và người dân. Thông qua nền tảng, các Bộ, ngành sẽ trực tiếptrả lời kiến nghị ngay trên hệ thống, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Ngươìgửi kiến nghị cũng có thể đánh giá chất lượng trả lời từ cơ quan chức năng.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã cóhơn 400 kiến nghị được gửi từ người dân, DN và các địa phương; trong đó, tỷ lệ hài lòng đạt khoảng 63%. Đây làkênh thông tin quan trọng giúp các Bộ, ngành nâng cao chất lượng công tác xây dựng, sửa đổi và hoànthiện hệ thống pháp luật.

Trong thời gian tới, rất mong các đạibiểu tiếp tục đồng hành, chia sẻ cùng các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địaphương, góp phần phản ánh kịp thời các chính sách đã và đang được ban hành, nhằmbảo đảm các chính sách thực sự sát thực tiễn và khả thi trong cuộc sống…

Bộ Tài chính đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2025 (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 tháng 10/2025) đối với 08 Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý nợ công; Dự án Luật Đầu tư (thay thế); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dự trữ quốc gia; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Dự án Luật Quy hoạch (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số đổi, bổ sung một số điều của Luật Giá); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, Luật kiểm toán độc lập, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản…

Đông Bắc - Nguyên An

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/thao-go-kho-khan-vuong-mac-do-quy-dinh-phap-luat-giai-phong-nguon-luc-phat-trien-dat-nuoc-trong-ky-nguyen-moi.html