Thấp thỏm khi tăng lương

Được tăng lương, cán bộ, công chức, người lao động ai cũng mừng vui. Dẫu vậy, nhiều người phấp phỏng lo âu bởi điệp khúc 'tăng lương, tăng giá'. Giờ đây, nỗi lo ấy trở thành hiện thực khi giá cả tiêu dùng đã 'đi trước một bước' khiến không ít người dở khóc, dở cười.

Được tăng lương, cán bộ, công chức, người lao động ai cũng mừng vui. Dẫu vậy, nhiều người phấp phỏng lo âu bởi điệp khúc “tăng lương, tăng giá”. Giờ đây, nỗi lo ấy trở thành hiện thực khi giá cả tiêu dùng đã “đi trước một bước” khiến không ít người dở khóc, dở cười.

Toàn tỉnh có trên 25.000 cán bộ, giáo viên được tăng lương từ ngày 1/7/2023.

Toàn tỉnh có trên 25.000 cán bộ, giáo viên được tăng lương từ ngày 1/7/2023.

Nỗi lo giá cả “leo thang”

Là người giữ “tay hòm chìa khóa” trong gia đình, chị Nguyễn Thu Huyền, công chức cư trú tại phường Hoàng Văn Thụ (TP. Thái Nguyên), rất vui khi từ tháng 7, lương của chị sẽ tăng thêm hơn 1 triệu đồng. Chị cho hay: Với gia đình “ăn” lương Nhà nước như vợ chồng tôi, khoản tiền này cũng bù đắp được một phần chi phí sinh hoạt.

Cũng giống như chị Huyền, chị Bùi Thị Thu Quỳnh, giáo viên tiểu học, trú tại phường Túc Duyên (TP. Thái Nguyên), rất vui khi được tăng lương (tăng gần 2 triệu đồng/tháng do được hưởng tiền phần trăm đứng lớp). Tuy nhiên, chị vẫn canh cánh trong lòng việc tăng lương, tăng giá.

Tiến sĩ kinh tế Lương Thị Mai Uyên, giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Đại học Thái Nguyên): Việt Nam đã trải qua 12 lần điều chỉnh lương và đây là lần điều chỉnh tăng lương lớn nhất từ trước đến nay. Trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước còn gặp nhiều khó khăn thì việc tăng mức lương cơ sở đối với người được hưởng lương từ ngân sách là cố gắng lớn của Chính phủ. Đáng nói, việc tăng lương lần này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay vì đã kịp thời hỗ trợ cán bộ, viên chức, người lao động yên tâm công tác sau đại dịch COVID-19. Không chỉ phù hợp với nguyện vọng của người hưởng lương và tình hình kinh tế - xã hội của nước ta, tăng lương còn là tiền đề để cải cách tiền lương, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển; đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, người lao động nghỉ việc, chuyển việc…

Tiến sĩ kinh tế Lương Thị Mai Uyên, giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Đại học Thái Nguyên): Việt Nam đã trải qua 12 lần điều chỉnh lương và đây là lần điều chỉnh tăng lương lớn nhất từ trước đến nay. Trong bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước còn gặp nhiều khó khăn thì việc tăng mức lương cơ sở đối với người được hưởng lương từ ngân sách là cố gắng lớn của Chính phủ. Đáng nói, việc tăng lương lần này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay vì đã kịp thời hỗ trợ cán bộ, viên chức, người lao động yên tâm công tác sau đại dịch COVID-19. Không chỉ phù hợp với nguyện vọng của người hưởng lương và tình hình kinh tế - xã hội của nước ta, tăng lương còn là tiền đề để cải cách tiền lương, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển; đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, người lao động nghỉ việc, chuyển việc…

Được tăng lương là một tín hiệu đáng mừng nhưng với nhiều người hưởng lương, đi kèm với niềm vui là nỗi lo tăng giá. Từ ngày 4/5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành).

Chị Nguyễn Thị Hương Lan, thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ), cho hay: Lương được tăng chưa đầy 1 triệu đồng, thì tiền điện đã tăng thêm khoảng 200 đến 300 nghìn đồng/tháng. Đặc biệt vào những tháng hè, công suất sử dụng điện cao hơn nên giá điện có thể đội thêm 400 đến 500 nghìn đồng khiến những người được hưởng lương như chúng tôi “trở tay” không kịp.

Không chỉ điện tăng giá, một số trường THPT dân lập trên địa bàn cũng tăng học phí. Chị Phạm Thùy Dương, phường Quang Trung (TP. Thái Nguyên), chia sẻ: Con gái tôi vừa trúng tuyển vào Trường THPT Đào Duy Từ. Bắt đầu từ năm học này (2023-2034), mức học phí với các lớp đại trà của Trường tăng lên 2,2 triệu đồng/tháng, cao hơn năm học trước cả triệu đồng. Do đó, dù được tăng lương, nhưng vợ chồng tôi vẫn rất lo lắng khi số tiền được tăng thêm ít mà các khoản chi phí học hành, ăn, ở, đi lại của cả gia đình tăng nhiều hơn năm trước.

Với những người có con đang học đại học hoặc năm nay vào đại học, nỗi lo chồng nỗi lo khi ngoài chi phí ăn, ở có xu hướng tăng cao, thì từ tháng 10 tới, học phí cũng sẽ tăng khiến các bậc phụ huynh phải vác trên vai nhiều gánh nặng.

Chị Tạ Thanh Thủy, một công chức hiện sinh sống tại thị trấn Đình Cả (Võ Nhai), chia sẻ: Năm nay, con trai tôi vào đại học nên gia đình sẽ phải tiêu tốn thêm một khoản tiền để lo học phí cho cháu. Ngoài ra, số tiền thuê nhà trọ, sinh hoạt phí chắc chắn sẽ tăng cao hơn bởi hiện nay giá một suất cơm bình dân đã tăng thêm khoảng 5 nghìn đồng; giá một ly trà sữa cũng tăng từ 15 lên 20 nghìn đồng; giá một cốc trà đá tăng từ 3 nghìn đồng lên 5 nghìn đồng…

Ngăn chặn giá tiêu dùng tăng

Theo thông tin từ các ngành chức năng, 6 tháng đầu năm, cũng giống như tình hình chung của cả nước, Thái Nguyên có một số nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là lương thực, thực phẩm; giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài… Trong khi đó, mức tăng 20,8% trên nền tảng mức lương thấp nên đời sống người lao động ở khu vực công có được cải thiện song không nhiều.

Hiện nay, các mặt hàng tiêu dùng trên địa bàn vẫn ổn định giá, chưa xuất hiện tình trạng “thổi” giá lên cao sau khi tăng mức lương cơ sở. Ảnh minh họa, chụp tại chợ Chùa Hang, TP. Thái Nguyên.

Hiện nay, các mặt hàng tiêu dùng trên địa bàn vẫn ổn định giá, chưa xuất hiện tình trạng “thổi” giá lên cao sau khi tăng mức lương cơ sở. Ảnh minh họa, chụp tại chợ Chùa Hang, TP. Thái Nguyên.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, Thái Nguyên có khoảng 1,3 triệu dân, trong đó có khoảng 5% số người hưởng lương từ ngân sách. Trong trường hợp giá cả tiêu dùng tăng, không chỉ số người được hưởng lương bị ảnh hưởng mà đại đa số người dân trong tỉnh cũng bị tác động. Bởi vậy, việc ngăn chặn giá tiêu dùng tăng, nhất là sau tăng lương, đang được Thái Nguyên tích cực thực hiện.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên, cho rằng: Nhằm giảm thiểu các tác động của việc tăng giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương thường xuyên nắm bắt diễn biến giá cả hàng hóa cũng như tình hình cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu như: Xăng, dầu, gạo, đường ăn, thực phẩm...; tiếp nhận kịp thời các văn bản thông báo hoạt động khuyến mại của các đơn vị, doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kích cầu tiêu dùng theo đúng quy định; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý giá, giữ thị trường hàng hóa ở mức bình ổn, không để xảy ra tình trạng găm hàng, đầu cơ tăng giá bất hợp lý trên địa bàn.

Ông Vũ Hải Bắc, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Phổ Yên: Người lao động chỉ có niềm vui trọn vẹn khi tăng lương mà giá cả tiêu dùng vẫn bình ổn. Chúng tôi mong các cấp, ngành chức năng có các giải pháp kiềm chế lạm pháp, bình ổn giá và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đồng thời tiếp tục thực thi hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động, tăng cường hệ thống an sinh xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động và có các chính sách xã hội khác để thu nhập của người lao động đảm bảo cuộc sống, tạo động lực cho tất cả mọi người hăng say lao động, công hiến…

Ông Vũ Hải Bắc, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Phổ Yên: Người lao động chỉ có niềm vui trọn vẹn khi tăng lương mà giá cả tiêu dùng vẫn bình ổn. Chúng tôi mong các cấp, ngành chức năng có các giải pháp kiềm chế lạm pháp, bình ổn giá và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đồng thời tiếp tục thực thi hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động, tăng cường hệ thống an sinh xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động và có các chính sách xã hội khác để thu nhập của người lao động đảm bảo cuộc sống, tạo động lực cho tất cả mọi người hăng say lao động, công hiến…

Cùng với kiểm soát mặt bằng giá, một giải pháp cần được các cấp, ngành chức năng của tỉnh thực hiện là tăng cường công tác truyền thông, giải quyết vấn đề tâm lý của xã hội, người dân khi bắt đầu thực hiện chính sách tăng lương cơ sở.

Ông Chu Văn Chung, cán bộ hưu trí ở xã Cổ Lũng (Phú Lương), nói: Khi tâm lý của người dân không bị ảnh hưởng thì việc kiểm soát giá được thực hiện hiệu quả, giúp giá cả các mặt hàng ổn định…

Đặc biệt, để ngăn chặn tăng giá, các cấp, ngành chức năng trong tỉnh cũng cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những trường hợp loan tin, đưa tin không đúng sự thật, không chính xác về tình hình kinh tế - xã hội gây nhiễu loạn thông tin thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ; lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp biến động của giá thành toàn bộ với điều kiện bình thường nhằm trục lợi...

Ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng. Cụ thể:

1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ, về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP).

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/xa-hoi/202307/thap-thom-khi-tang-luong-0a347c8/