Thế giới dồn tâm điểm chú ý vào cuộc gặp Nga - Ukraine

Ngày 15/5, thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành tâm điểm của truyền thông toàn cầu khi nơi đây chứng kiến cuộc gặp đầu tiên giữa hai phái đoàn Nga và Ukraine sau hơn 3 năm.

Cuộc gặp lần này không chỉ được kỳ vọng là cánh cửa hẹp mở ra hòa bình cho hai quốc gia láng giềng mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện an ninh, chính trị khu vực và thế giới.
Theo TASS, cuộc gặp diễn ra tại Cung điện Dolmabahce-dinh thự của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, bên bờ eo biển Bosphorus. Phái đoàn Nga do Trợ lý Tổng thống Vladimir Medinsky làm trưởng đoàn, các thành viên khác gồm Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin, Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Galuzin, Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo/Bộ Tổng Tham mưu Nga (GRU) Igor Kostyukov, cùng một nhóm chuyên gia về chính sách, quân sự và ngoại giao.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu với truyền thông khi xuống sân bay Esenboga ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 15/5. Ảnh: Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu với truyền thông khi xuống sân bay Esenboga ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 15/5. Ảnh: Reuters

Về phía Ukraine, truyền thông nước này đưa tin Tổng thốngUkraine Volodymyr Zelensky cũng đã có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ, còn phái đoàn đàmphán chính thức của Kiev gồm Chánh văn phòng Tổng thống Andriy Yermak, Cố vấn Tổngthống Igor Zhovkva, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov và Ngoại trưởng AndriySybiga.

Cùng lúc, Nhà Trắng tuyên bố các quan chức cấp cao Mỹ gồmNgoại trưởng Marco Rubio, Đặc phái viên về Trung Đông Steve Witkoff và Đặc pháiviên về Ukraine KeithKellogg cũng sẽ có mặt tại Istanbul một ngày sau khi phái đoàn Nga-Ukraine gặpnhau, nhằm thúc đẩy nỗ lực đàm phán giải quyết xung đột giữa Moscow và Kiev.

Như thường lệ, nội dung đàm phán trong cuộc gặp giữa haiphái đoàn chưa được tiết lộ, tuy nhiên, theo giới phân tích, chương trình nghịsự nhiều khả năng không có gì thay đổi so với các vòng đàm phán trước đó, xoayquanh các yêu cầu mà Nga đưa ra đối với Ukraine như phi phát xít hóa, bảo đảman ninh cho người Nga tại các vùng lãnh thổ tranh chấp, thừa nhận hiện trạng địachính trị mới sau khi các vùng Donetsk, Lugansk, Zaporizhia và Kherson sáp nhậpvào Nga.

“Về mặt hiến pháp, những vùng lãnh thổ này đã sáp nhập vàoNga sau kết quả trưng cầu dân ý. Bởi vậy, nếu quân đội Ukraine vẫn ở đó thì sẽbị coi là chiếm đóng”, Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang NgaVladimir Dzhabarov nói với Izvestia. Trong khi đó, trước đàm phán lần này,Ukraine vẫn tuyên bố bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và không công nhận tính hợp phápcủa các cuộc trưng cầu dân ý. Như vậy, việc dung hòa hai lập trường này sẽ làbài toán nan giải đối với các nhà đàm phán.

Còn theo Thượng nghị sĩ Olga Kovitidi, thành viên Ủy ban Hiếnpháp và Xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, quá trình giải quyết hoàbình cuộc xung đột ở Ukraine có thể sẽ bao gồm nhiều giai đoạn, trong đó đâùtiên cần xem xét các vấn đề ưu tiên theo đề xuất của hai phía. “Nhận thức củathế giới về những gì đang diễn ra đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là thái độ củaMỹ-nhà tài trợ lớn nhất cho Ukraine-đối với cuộc xung đột đã thay đổi... Duy cómột điều rất rõ ràng là cả người dân Nga, người dân Ukraine và toàn bộ châuÂu đều cần một nền hòa bình lâu dài và đáng tin cậy”, bà Kovitidi nhận định.

Trên Izvestia, một số nhà phân tích cho rằng, bên cạnh các vấnđề về an ninh tập thể và quyền sở hữu lãnh thổ, vấn đề trao đổi tù binh chiếntranh và trao trả cư dân vùng Kursk bị Ukraine giam giữ cũng có thể nằm trongchương trình nghị sự giữa hai bên.

Tuy chưa thể kỳ vọng vào một kết quả đột phá tại Istanbul,song ít nhiều, cuộc gặp giữa phái đoàn Nga-Ukraine đánh dấu một bước ngoặt quantrọng: Các bên liên quan đã có thể ngồi lại với nhau. Trong bối cảnh chiến sựđã kéo dài hơn 3 năm, gây tổn thất nghiêm trọng cả về người và của không chỉ đôívới Nga và Ukraine mà còn đối với toàn bộ cấu trúc an ninh châu Âu, việc nối lạiđàm phán đang trở thành một đòi hỏi cấp bách, để từ đó có thể định hình rõ néthơn một con đường dẫn tới hòa bình.

Việc Nga-Ukraine nối lại đàm phán ở Istanbul diễn ra cùng thơìđiểm với cuộc họp không chính thức kéo dài hai ngày của Ngoại trưởng các nướcthành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ),nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của NATO vào tháng 6. Dĩ nhiên, xung độtở Ukraine và việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev cũng nằm trong số các vấnđề ưu tiên của NATO. Theo tính toán của Viện Kinh tế Thế giới Kiel, kể từ khixung đột bùng phát, Ukraine đã nhận được hơn 130 tỷ euro viện trợ quân sự từcác nước phương Tây, trong đó Mỹ vẫn là nhà tài trợ lớn nhất. “Châu Âu đã gưỉhàng tỷ euro viện trợ quân sự và kinh tế; người châu Âu đã thể hiện sự đoàn kếtbằng cách giúp đỡ những người tị nạn Ukraine gặp khó khăn. Nhưng tình hình nàykhông thể kéo dài mãi. Chúng ta không thể tiếp tục ủng hộ một cuộc chiến khôngcó hồi kết”, đại biểu Nghị viện châu Âu Milan Mazurek nói với Izvestia.

Về phía Ukraine, truyền thông nước này đưa tin Tổng thốngUkraine Volodymyr Zelensky cũng đã có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ, còn phái đoàn đàmphán chính thức của Kiev gồm Chánh văn phòng Tổng thống Andriy Yermak, Cố vấn Tổngthống Igor Zhovkva, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov và Ngoại trưởng AndriySybiga.

Cùng lúc, Nhà Trắng tuyên bố các quan chức cấp cao Mỹ gồmNgoại trưởng Marco Rubio, Đặc phái viên về Trung Đông Steve Witkoff và Đặc pháiviên về Ukraine KeithKellogg cũng sẽ có mặt tại Istanbul một ngày sau khi phái đoàn Nga-Ukraine gặpnhau, nhằm thúc đẩy nỗ lực đàm phán giải quyết xung đột giữa Moscow và Kiev.

Như thường lệ, nội dung đàm phán trong cuộc gặp giữa haiphái đoàn chưa được tiết lộ, tuy nhiên, theo giới phân tích, chương trình nghịsự nhiều khả năng không có gì thay đổi so với các vòng đàm phán trước đó, xoayquanh các yêu cầu mà Nga đưa ra đối với Ukraine như phi phát xít hóa, bảo đảman ninh cho người Nga tại các vùng lãnh thổ tranh chấp, thừa nhận hiện trạng địachính trị mới sau khi các vùng Donetsk, Lugansk, Zaporizhia và Kherson sáp nhậpvào Nga.

“Về mặt hiến pháp, những vùng lãnh thổ này đã sáp nhập vàoNga sau kết quả trưng cầu dân ý. Bởi vậy, nếu quân đội Ukraine vẫn ở đó thì sẽbị coi là chiếm đóng”, Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang NgaVladimir Dzhabarov nói với Izvestia. Trong khi đó, trước đàm phán lần này,Ukraine vẫn tuyên bố bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và không công nhận tính hợp phápcủa các cuộc trưng cầu dân ý. Như vậy, việc dung hòa hai lập trường này sẽ làbài toán nan giải đối với các nhà đàm phán.

Còn theo Thượng nghị sĩ Olga Kovitidi, thành viên Ủy ban Hiếnpháp và Xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, quá trình giải quyết hoàbình cuộc xung đột ở Ukraine có thể sẽ bao gồm nhiều giai đoạn, trong đó đâùtiên cần xem xét các vấn đề ưu tiên theo đề xuất của hai phía. “Nhận thức củathế giới về những gì đang diễn ra đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là thái độ củaMỹ-nhà tài trợ lớn nhất cho Ukraine-đối với cuộc xung đột đã thay đổi... Duy cómột điều rất rõ ràng là cả người dân Nga, người dân Ukraine và toàn bộ châuÂu đều cần một nền hòa bình lâu dài và đáng tin cậy”, bà Kovitidi nhận định.

Trên Izvestia, một số nhà phân tích cho rằng, bên cạnh các vấnđề về an ninh tập thể và quyền sở hữu lãnh thổ, vấn đề trao đổi tù binh chiếntranh và trao trả cư dân vùng Kursk bị Ukraine giam giữ cũng có thể nằm trongchương trình nghị sự giữa hai bên.

Tuy chưa thể kỳ vọng vào một kết quả đột phá tại Istanbul,song ít nhiều, cuộc gặp giữa phái đoàn Nga-Ukraine đánh dấu một bước ngoặt quantrọng: Các bên liên quan đã có thể ngồi lại với nhau. Trong bối cảnh chiến sựđã kéo dài hơn 3 năm, gây tổn thất nghiêm trọng cả về người và của không chỉ đôívới Nga và Ukraine mà còn đối với toàn bộ cấu trúc an ninh châu Âu, việc nối lạiđàm phán đang trở thành một đòi hỏi cấp bách, để từ đó có thể định hình rõ néthơn một con đường dẫn tới hòa bình.

Việc Nga-Ukraine nối lại đàm phán ở Istanbul diễn ra cùng thơìđiểm với cuộc họp không chính thức kéo dài hai ngày của Ngoại trưởng các nướcthành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ),nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của NATO vào tháng 6. Dĩ nhiên, xung độtở Ukraine và việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev cũng nằm trong số các vấnđề ưu tiên của NATO. Theo tính toán của Viện Kinh tế Thế giới Kiel, kể từ khixung đột bùng phát, Ukraine đã nhận được hơn 130 tỷ euro viện trợ quân sự từcác nước phương Tây, trong đó Mỹ vẫn là nhà tài trợ lớn nhất. “Châu Âu đã gưỉhàng tỷ euro viện trợ quân sự và kinh tế; người châu Âu đã thể hiện sự đoàn kếtbằng cách giúp đỡ những người tị nạn Ukraine gặp khó khăn. Nhưng tình hình nàykhông thể kéo dài mãi. Chúng ta không thể tiếp tục ủng hộ một cuộc chiến khôngcó hồi kết”, đại biểu Nghị viện châu Âu Milan Mazurek nói với Izvestia.

Theo qdnd.vn

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/quoc-te/the-gioi-don-tam-diem-chu-y-vao-cuoc-gap-nga-ukraine