Thế giới Thế giới Trung Quốc thúc đẩy kinh tế số với các hiệp định CPTPP, DEPA

Trong báo cáo công tác của Chính phủ gửi đến Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 14 vào ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi đất nước tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại chất lượng cao hơn, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA) mà Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập để tiếp tục mở cửa nền kinh tế của mình với thế giới bên ngoài.

Trung Quc đã và đang n lc thúc đẩy s phát trin ca kinh tế s. Ảnh minh họa: Global Times/VTV.vn

Được biết hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đang phải đối mặt với những cơn gió ngược, căng thẳng địa chính trị leo thang và các quy tắc quốc tế đang thay đổi. Những yếu tố này thúc đẩy sự phát triển của các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực.

Trong kỷ nguyên mới, Trung Quốc đang thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm xây dựng một mô hình phát triển mới. Việt Nam đã ký 19 FTA với 26 quốc gia và khu vực, đồng thời hình thành một mạng lưới các khu vực thương mại tư do tập trung vào Đông Á, với lợi ích lan rộng đến các quốc gia thuộc cộng đồng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương và nhiều khu vực khác.

Việc Trung Quốc chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP vào năm 2021 sẽ giúp mở rộng mạng lưới khu vực thương mại tự do của Trung Quốc. Được coi là FTA lớn nhất xét về độ mở và tiêu chuẩn, CPTPP dẫn đầu trong việc đưa ra các quy tắc kinh tế và thương mại toàn cầu, bao gồm các quy tắc về sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số, cũng như các quy định về dịch vụ viễn thông.

Trong khi đó, DEPA là thỏa thuận chuyên biệt đầu tiên trên thế giới về hợp tác xuyên biên giới trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Là quốc gia dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế được cấp phép cho các công nghệ kỹ thuật số quan trọng như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật và thông tin lượng tử vào năm 2022, Trung Quốc đã có 325.000 bằng sáng chế được phê duyệt cho các ngành cốt lõi trong nền kinh tế kỹ thuật số của nước này. Quy mô của ngành cốt lõi trong Internet công nghiệp đạt 1,2 nghìn tỷ NDT, với quy mô của ngành dữ liệu lớn đạt 1,57 nghìn tỷ NDT, đưa Trung Quốc trở thành một trong những thị trường điện toán đám mây phát triển nhanh nhất thế giới.

DEPA tập trung vào việc sử dụng công nghệ tiên tiến để thu thập dữ liệu và cam kết thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế kỹ thuật số, trong khi CPTPP có các điều khoản về “chia sẻ thông tin”.

Vì vậy, bằng cách tham gia cả CPTPP và DEPA, Trung Quốc có thể tăng cường hợp tác thương mại xuyên biên giới trong các ngành như truyền thông và công nghệ thông tin, dữ liệu lớn và AI, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Các chuyên gia cho rằng, quy mô của nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc phải vượt quá 5 nghìn tỷ NDT vào năm 2022, chứng kiến mức tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2021. Cùng lúc đó, giữa lúc thương mại dịch vụ kỹ thuật số trong nửa đầu năm 2022 đạt 1,2 nghìn tỷ NDT, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số của Trung Quốc đạt 682,8 tỷ NDT, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Chính vì vậy, tăng cường tham gia, tham gia tích cực vào hai hiệp định thương mại CPTPP và DEPA sẽ giúp thương mại kỹ thuật số của Trung Quốc thuận tiện hơn, thúc đẩy luồng dữ liệu tự do xuyên biên giới, giúp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và người tiêu dùng trong nền kinh tế kỹ thuật số, đồng thời thúc đẩy thương mại dịch vụ kỹ thuật số, từ đó tạo ra dịch vụ kỹ thuật số lớn hơn trong thị trường.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

Nguồn Thừa Thiên Huế: https://baothuathienhue.vn/trung-quoc-thuc-day-kinh-te-so-voi-cac-hiep-dinh-cptpp-depa-a124982.html