Thuốc xịt trị viêm họng: Dùng thế nào cho đúng?

Thuốc xịt trị viêm họng có tác dụng tại chỗ, giảm được tác dụng phụ toàn thân, có hiệu quả nhanh, tiện lợi, dễ sử dụng nên được dùng khá phổ biến trong điều trị hiện nay.

Tuy nhiên, khi lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc sai cách không những gây ảnh hưởng đến việc điều trị, mà còn gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.

CHIA SẺ

Tác dụng của thuốc xịt trị viêm họng

Thuốc xịt trị viêm họng thường chứa các thành phần giúp kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm, giảm đau sử dụng tại chỗ với các hoạt chất như povidon-iod, fusafungin, β-glycyrrhetinic, tyrothricin, hydrocortisone acetate, lidocaine…

Ngoài ra, thuốc xịt trị viêm họng có tác động trên một số vi khuẩn nên cũng có thể làm giảm hôi miệng; hỗ trợ điều trị tại chỗ có tính kháng khuẩn trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi, viêm họng, viêm amiđan, sau cắt amiđan, viêm thanh quản, viêm khí quản.

Thuốc xịt trị viêm họng có tác dụng tại chỗ, có hiệu quả nhanh, tiện lợi, dễ sử dụng.

Thuốc xịt trị viêm họng có tác dụng tại chỗ, có hiệu quả nhanh, tiện lợi, dễ sử dụng.

1. Thuốc xịt trị viêm họng chứa

chất kháng khuẩn

Thuốc chứa chất kháng khuẩn như dequalinium, tyrothricin, benzalkonium, neomycin... ức chế quá trình phát triển của nấm, vi khuẩn và tiêu diệt chúng, dùng trong các trường hợp bị viêm nhiễm vùng hầu họng do vi khuẩn như viêm họng, viêm amiđan, viêm VA (bệnh sùi vòm mũi họng), viêm thanh quản...

2. Thuốc chứa chất chống viêm corticoid

Thuốc chống viêm corticoid bao gồm betamethason, fluticason, budenoside... làm giảm giải phóng các chất gây viêm như prostaglandin, leukotrien… ức chế sản xuất các chất trung gian của quá trình viêm, do đó giảm viêm hiệu quả.

3. Thuốc chứa các hoạt chất giãn phế quản

Thuốc chứa các hoạt chất giãn phế quản như salbutamol, terbutalin, bambuterol, formoterol, salmeterol... Các thuốc thuộc nhóm này thường được chỉ định cắt cơn co thắt phế quản cũng như cho việc vận chuyển chất nhầy được dễ dàng cho các bệnh nhân hen phế quản cấp hoặc mạn tính.

Ngoài ra, còn có một số thuốc xịt trị viêm họng có nguồn gốc từ thảo dược chứa tinh dầu bạc hà… hoặc menthol, glycerin giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát họng, ngứa họng.

Cảnh báo lạm dụng thuốc

Thời điểm giao mùa khiến nhiều người mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản… Tuy nhiên, đa số người bệnh thường chủ quan, không đi khám mà tự ý mua các loại thuốc xịt họng vì tính tiện lợi. Do đó, những lần sau nếu có triệu chứng đau rát họng, khô họng thì lấy thuốc xịt liên tục, nhiều lần, dẫn đến lạm dụng thuốc, hiệu quả giảm đi rõ rệt. Thậm chí còn thấy khó chịu với các triệu chứng tăng nặng, gây kích thích tại chỗ hầu họng, ngứa rát họng, miệng khô, ăn uống khó khăn, mất cảm giác.

Viêm họng thường gây cảm giác khó chịu khiến người bệnh nôn nóng, xịt quá số lần được chỉ định làm nặng nề hơn tình trạng bệnh.

Một số bệnh nhân hen phế quản hoặc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường tự ý đem vỏ thuốc còn dùng dở trong lần kê đơn điều trị trước đây đến nhà thuốc mua về sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng thế nào cho an toàn?

Để dùng thuốc xịt trị viêm họng an toàn, bệnh nhân cần:

- Rèn luyện thói quen đọc kỹ về thành phần của thuốc. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình sử dụng khi có thể loại trừ được các thành phần mà người bệnh có tiền sử dị ứng, hoặc chú ý các sản phẩm có chứa cồn gây khô miệng, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.

Đọc kỹ về thành phần của các thuốc xịt họng trước khi dùng.

Đọc kỹ về thành phần của các thuốc xịt họng trước khi dùng.

- Với các thuốc xịt trị viêm họng có corticoid không nên xịt nhiều lần trong ngày và dùng lâu dài. Trường hợp phải xịt trong thời gian liên tục cũng phải theo dõi, cân nhắc tới tác động toàn thân của corticoid như khi uống hoặc tiêm. Sau khi xịt thuốc, cần súc miệng và họng thật sạch, tránh để thuốc lắng đọng khi sử dụng kéo dài gây bội nhiễm nấm candida miệng.

- Cân nhắc độ tuổi và đối tượng sử dụng thuốc xịt trị viêm họng, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ nhỏ để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.

- Liều lượng và số lần dùng thuốc ở người lớn và trẻ em khác nhau nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Thường điều trị không quá 10 ngày. Nếu trên thời hạn này, cần xem xét lại việc điều trị.

- Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, cần thực hiện đúng thao tác kĩ thuật và kết hợp động tác hít vào - thở ra. Người bệnh cần được hướng dẫn cụ thể về kĩ thuật hít đối với từng loại dụng cụ hít nhằm tối ưu hóa điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc.

- Ngoài ra, nếu dùng lâu dài thuốc xịt trị viêm họng sẽ tăng khả năng mất cân bằng hệ vi khuẩn bình thường. Đặc biệt, thuốc có thể gây phản ứng tại chỗ tạm thời kiểu kích thích vùng miệng - hầu họng thì cần gặp bác sĩ điều trị để thay đổi kế hoạch điều trị.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//thuoc-xit-tri-viem-hong-dung-the-nao-cho-dung-169210926101758862.htm