Tiêm kích hạm thành công nhất của Mỹ lao xuống biển Philippines

Một chiếc tiêm kích hạm F/A-18F Super Hornet hoạt động trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ đã rơi xuống biển Philippines trong lúc tham gia huấn luyện ngày 18-6. Phi công và chuyên viên điều khiển vũ khí đã thoát khỏi máy bay an toàn và được trực thăng MH-60S cứu hộ ngay sau đó.

Đây là vụ rơi tiêm kích thứ tư của quân đội Mỹ trong vòng một tháng qua, sau tai nạn của 2 chiến đấu cơ tàng hình F-22, F-35A và một tiêm kích F-15C.

Hiện sự việc đang được điều tra. Theo chuyên gia y tế trên tàu USS Theodore Roosevelt, sức khỏe của phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí đều ổn định.

Tháng trước, tày sân bay USS Theodore Roosevelt đã trở lại hoạt động sau 2 tháng tạm nghỉ do bùng phát dịch Covid-19 với hơn 1.000 thủy thủ mắc bệnh.

 Tàu USS Theodore Roosevelt hiện được triển khai tới khu vực hoạt động của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Tàu USS Theodore Roosevelt hiện được triển khai tới khu vực hoạt động của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

 Việc các chiến đấu cơ của Mỹ liên tục gặp nạn cho thấy cường độ tăng cường huấn luyện của quân đội Mỹ trước các biến động địa chính trị liên tục trên thế giới.

Việc các chiến đấu cơ của Mỹ liên tục gặp nạn cho thấy cường độ tăng cường huấn luyện của quân đội Mỹ trước các biến động địa chính trị liên tục trên thế giới.

 Trong khi đó, tiêm kích hạm F/A-18 E/F Super Hornet được đánh giá là một trong những 'sát thủ' đáng sợ nhất của Mỹ và thành công nhất thế giới hiện nay.

Trong khi đó, tiêm kích hạm F/A-18 E/F Super Hornet được đánh giá là một trong những 'sát thủ' đáng sợ nhất của Mỹ và thành công nhất thế giới hiện nay.

 F/A-18E/F Super Hornet là loại máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, bắt đầu biên chế cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999.

F/A-18E/F Super Hornet là loại máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, bắt đầu biên chế cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999.

 F/A-18 E/F Super Hornet là một phiên bản có kích thước lớn và hiện đại hơn được phát triển từ F/A-18C/D Hornet.

F/A-18 E/F Super Hornet là một phiên bản có kích thước lớn và hiện đại hơn được phát triển từ F/A-18C/D Hornet.

 F/A-18 E/F Super Hornet được Hải quân Mỹ đặt mua của hãng McDonnell Douglas vào năm 1992, chúng bay lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1995, hạ cánh lần đầu tiên trên tàu sân bay vào năm 1997 và đi vào hoạt động chính thức vào năm 1999, thay thế cho tiêm kích hạm F-14 Tomcat.

F/A-18 E/F Super Hornet được Hải quân Mỹ đặt mua của hãng McDonnell Douglas vào năm 1992, chúng bay lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1995, hạ cánh lần đầu tiên trên tàu sân bay vào năm 1997 và đi vào hoạt động chính thức vào năm 1999, thay thế cho tiêm kích hạm F-14 Tomcat.

 Hiện loại máy bay này bao gồm 2 phiên bản là F/A-18E một chỗ và F/A-18F hai chỗ.

Hiện loại máy bay này bao gồm 2 phiên bản là F/A-18E một chỗ và F/A-18F hai chỗ.

 So với F/A-18 Hornet thì phiên bản F/A-18E/F Super Hornet có kích thước to lớn hơn 20%.

So với F/A-18 Hornet thì phiên bản F/A-18E/F Super Hornet có kích thước to lớn hơn 20%.

 Điều này giúp máy bay có tầm bay xa và khả năng hoạt động lâu dài trên không, phiên bản F/A-18 Hornet tuy được đánh giá cao về tính năng nhưng chúng vẫn có điểm yếu do tầm hoạt động ngắn.

Điều này giúp máy bay có tầm bay xa và khả năng hoạt động lâu dài trên không, phiên bản F/A-18 Hornet tuy được đánh giá cao về tính năng nhưng chúng vẫn có điểm yếu do tầm hoạt động ngắn.

 Máy bay được thiết kế với chiều dài: 18.31m; Sải cánh: 13.62m; Chiều cao: 4.88m. Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30 tấn.

Máy bay được thiết kế với chiều dài: 18.31m; Sải cánh: 13.62m; Chiều cao: 4.88m. Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30 tấn.

 Máy bay được trang bị hai động cơ F414-GE-400 với lực đẩy đốt sau lên tới 98 kN. Hai động cơ cực khỏe này giúp F/A-18 E/F Super Hornet có thể bay với vận tốc Mach 1.6. Tầm bay lên tới 2346km.

Máy bay được trang bị hai động cơ F414-GE-400 với lực đẩy đốt sau lên tới 98 kN. Hai động cơ cực khỏe này giúp F/A-18 E/F Super Hornet có thể bay với vận tốc Mach 1.6. Tầm bay lên tới 2346km.

 Về hỏa lực, F/A-18E/F Super Hornet sở hữu kho vũ khí khổng lồ, với 11 giá treo trên cánh và giữa thân, cho phép F-18 mang tải trọng 8 tấn vũ khí bên ngoài.

Về hỏa lực, F/A-18E/F Super Hornet sở hữu kho vũ khí khổng lồ, với 11 giá treo trên cánh và giữa thân, cho phép F-18 mang tải trọng 8 tấn vũ khí bên ngoài.

 Nó có thể sử dụng được nhiều loại bom, tên lửa cho đủ các nhiệm vụ đối không, đối hải và đối đất, tác chiến điện tử…

Nó có thể sử dụng được nhiều loại bom, tên lửa cho đủ các nhiệm vụ đối không, đối hải và đối đất, tác chiến điện tử…

 Trong nhiệm vụ đối không, F/A-18 E/F Super Hornet được trang bị một khẩu pháo 6 nòng 20mm ở mũi máy bay cùng các tên lửa không đối không như AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM... Trong nhiệm vụ chống tàu mặt nước nó có thể mang tên lửa chống hạm AGM-84 và có thể cả tên lửa chống radar AGM-88 HARM.

Trong nhiệm vụ đối không, F/A-18 E/F Super Hornet được trang bị một khẩu pháo 6 nòng 20mm ở mũi máy bay cùng các tên lửa không đối không như AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM... Trong nhiệm vụ chống tàu mặt nước nó có thể mang tên lửa chống hạm AGM-84 và có thể cả tên lửa chống radar AGM-88 HARM.

 Khả năng tác chiến của F/A-18 E/F Super Hornet đã được kiểm chứng qua thực tế chiến đấu trong rất nhiều chiến dịch tác chiến của Mỹ-NATO, hiện đây cũng được coi là dòng tiêm kích hạm thành công nhất thế giới.

Khả năng tác chiến của F/A-18 E/F Super Hornet đã được kiểm chứng qua thực tế chiến đấu trong rất nhiều chiến dịch tác chiến của Mỹ-NATO, hiện đây cũng được coi là dòng tiêm kích hạm thành công nhất thế giới.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-tiem-kich-ham-thanh-cong-nhat-cua-my-lao-xuong-bien-philippines/857802.antd