Tiến độ dự án mở rộng quốc lộ 13 qua TP.HCM hiện ra sao?

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 đoạn qua TP.HCM cũ đã được phê duyệt chủ trương bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư. Trong khi đó, đoạn qua tỉnh Bình Dương cũ đang tăng tốc di dời hạ tầng kỹ thuật để chuẩn bị xây lắp.

Theo thông tin mới nhất từ Sở Xây dựng TP.HCM, dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh Bình Dương) đã được UBND TP phê duyệt dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và đang triển khai các thủ liên quan để triển khai các bước tiếp theo. Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật khoảng 14,6 tỷ đồng.

Theo thông tin mới nhất từ Sở Xây dựng TP.HCM, dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh Bình Dương) đã được UBND TP phê duyệt dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và đang triển khai các thủ liên quan để triển khai các bước tiếp theo. Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật khoảng 14,6 tỷ đồng.

Đây là một trong những dự án trọng điểm, được người dân mong chờ nhất vì suốt nhiều năm qua, quốc lộ 13 đã quá tải, không còn đáp ứng được lượng phương tiện dày đặc mỗi ngày. Sau khi sáp nhập với Bình Dương, tuyến đường này càng trở nên quan trọng, đóng vai trò là trục kết nối huyết mạch giữa trung tâm TP.HCM với các khu công nghiệp, khu đô thị lớn của Bình Dương cũ.

Đây là một trong những dự án trọng điểm, được người dân mong chờ nhất vì suốt nhiều năm qua, quốc lộ 13 đã quá tải, không còn đáp ứng được lượng phương tiện dày đặc mỗi ngày. Sau khi sáp nhập với Bình Dương, tuyến đường này càng trở nên quan trọng, đóng vai trò là trục kết nối huyết mạch giữa trung tâm TP.HCM với các khu công nghiệp, khu đô thị lớn của Bình Dương cũ.

Theo kế hoạch, quốc lộ 13 (đoạn qua TP.HCM cũ) dài gần 6km, được mở rộng lên 60m với 10 làn xe. Trên tuyến sẽ xây dựng cầu cạn dài 3,2km, kéo dài từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước với quy mô 4 làn xe, tốc độ 80km/h. Phía dưới, đường song hành hai bên rộng 3 làn, tốc độ tối đa 60km/h, phục vụ xe hỗn hợp. Ngoài ra, để giải tỏa áp lực giao thông tại các điểm giao cắt lớn, dự án sẽ xây dựng hầm chui hai chiều tại nút giao Bình Lợi và nút giao Bình Phước.

Theo kế hoạch, quốc lộ 13 (đoạn qua TP.HCM cũ) dài gần 6km, được mở rộng lên 60m với 10 làn xe. Trên tuyến sẽ xây dựng cầu cạn dài 3,2km, kéo dài từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước với quy mô 4 làn xe, tốc độ 80km/h. Phía dưới, đường song hành hai bên rộng 3 làn, tốc độ tối đa 60km/h, phục vụ xe hỗn hợp. Ngoài ra, để giải tỏa áp lực giao thông tại các điểm giao cắt lớn, dự án sẽ xây dựng hầm chui hai chiều tại nút giao Bình Lợi và nút giao Bình Phước.

Trong khi đó, trên địa phận Bình Dương cũ, đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú (Km1+315) đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong (Km15+018,28) dài khoảng 15km cũng đang được tích cực giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật. Đây là điểm giáp ranh giữa TP.HCM và Bình Dương trước khi sáp nhập, nối liền nhau bởi cây cầu Vĩnh Bình. Đây cũng là điểm “nóng” về lưu lượng giao thông, là khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, nhất là giờ cao điểm.

Trong khi đó, trên địa phận Bình Dương cũ, đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú (Km1+315) đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong (Km15+018,28) dài khoảng 15km cũng đang được tích cực giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật. Đây là điểm giáp ranh giữa TP.HCM và Bình Dương trước khi sáp nhập, nối liền nhau bởi cây cầu Vĩnh Bình. Đây cũng là điểm “nóng” về lưu lượng giao thông, là khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, nhất là giờ cao điểm.

Trước đây, tỉnh Bình Dương chi gần 1.400 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đi lại và tạo bộ khung kỹ thuật khi sáp nhập với TP.HCM, HĐND tỉnh Bình Dương đã bổ sung 6.000 tỷ đồng để đồng bộ toàn tuyến, mở rộng phạm vi dự án. Theo kế hoạch, quốc lộ 13 sẽ được mở rộng về bên phải 2 làn xe (sau khi mở rộng là 8 làn xe). Song song đó là đầu tư cầu vượt qua các giao lộ và vỉa hè, cây xanh, hệ thống thoát nước...

Trước đây, tỉnh Bình Dương chi gần 1.400 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đi lại và tạo bộ khung kỹ thuật khi sáp nhập với TP.HCM, HĐND tỉnh Bình Dương đã bổ sung 6.000 tỷ đồng để đồng bộ toàn tuyến, mở rộng phạm vi dự án. Theo kế hoạch, quốc lộ 13 sẽ được mở rộng về bên phải 2 làn xe (sau khi mở rộng là 8 làn xe). Song song đó là đầu tư cầu vượt qua các giao lộ và vỉa hè, cây xanh, hệ thống thoát nước...

Theo ghi nhận, quốc lộ 13 đoạn gần cổng chào Bình Dương cũ đang triển khai giải phóng mặt bằng để thi công nâng cấp, mở rộng. Trên đoạn đường dài, hàng loạt nhà dân đã lùi về phía trong, mặt bằng đã cơ bản trống trải, lộ diện trục đường huyết mạch rộng rãi.

Theo ghi nhận, quốc lộ 13 đoạn gần cổng chào Bình Dương cũ đang triển khai giải phóng mặt bằng để thi công nâng cấp, mở rộng. Trên đoạn đường dài, hàng loạt nhà dân đã lùi về phía trong, mặt bằng đã cơ bản trống trải, lộ diện trục đường huyết mạch rộng rãi.

Một số ngôi nhà đang được đập bỏ, máy móc thi công đã được huy động đến hiện trường để chuẩn bị di dời hạ tầng kỹ thuật, bó gọn đường dây điện, xử lý hệ thống cấp thoát nước. Dọc tuyến, nhiều biển cảnh báo, rào chắn tạm đã được lắp đặt để đảm bảo an toàn.

Một số ngôi nhà đang được đập bỏ, máy móc thi công đã được huy động đến hiện trường để chuẩn bị di dời hạ tầng kỹ thuật, bó gọn đường dây điện, xử lý hệ thống cấp thoát nước. Dọc tuyến, nhiều biển cảnh báo, rào chắn tạm đã được lắp đặt để đảm bảo an toàn.

Theo người dân địa phương, việc giải tỏa mở rộng quốc lộ 13 là điều họ mong chờ từ lâu, dù có ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng phần lớn đều đồng thuận vì tuyến đường này đã xuống cấp, thường xuyên kẹt xe, đặc biệt vào giờ cao điểm. “Nhà tôi phải lùi sâu vào phía sau, mất phần sân và một phòng phía trước nhưng đổi lại là tuyến đường lớn hơn, an toàn hơn. Có thiệt thòi nhưng vì lợi ích chung nên gia đình tôi ủng hộ”, ông Nguyễn Văn Hải, một người dân chia sẻ.

Theo người dân địa phương, việc giải tỏa mở rộng quốc lộ 13 là điều họ mong chờ từ lâu, dù có ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng phần lớn đều đồng thuận vì tuyến đường này đã xuống cấp, thường xuyên kẹt xe, đặc biệt vào giờ cao điểm. “Nhà tôi phải lùi sâu vào phía sau, mất phần sân và một phòng phía trước nhưng đổi lại là tuyến đường lớn hơn, an toàn hơn. Có thiệt thòi nhưng vì lợi ích chung nên gia đình tôi ủng hộ”, ông Nguyễn Văn Hải, một người dân chia sẻ.

Dự án dự kiến hoàn thành giải phóng mặt bằng trong năm 2025, thực hiện thi công xây lắp, hoàn thành trong năm 2026.

Dự án dự kiến hoàn thành giải phóng mặt bằng trong năm 2025, thực hiện thi công xây lắp, hoàn thành trong năm 2026.

Khi quốc lộ 13 đoạn qua Bình Dương cũ hoàn thành, kết nối với đoạn quốc lộ 13 qua TP.HCM cũng đang được đẩy nhanh tiến độ, sẽ hình thành một trục giao thông huyết mạch hiện đại, rộng rãi nối liền trung tâm TP.HCM với khu vực công nghiệp, đô thị lớn và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Đây sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.

Mỹ Quỳnh

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.vn/tien-do-du-an-mo-rong-quoc-lo-13-qua-tphcm-hien-ra-sao-192250725142715301.htm