Tiền Giang: Điều kiện tổ chức dạy học trực tiếp trở lại

Ngày 15-2, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Công văn 771 về việc tổ chức giảng dạy, học tập trực tiếp cho học sinh, học viên trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ ngày 24-2, tất cả học sinh trong tỉnh sẽ đến trường học trực tiếp.

 Học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân (TP. Mỹ Tho) đến trường học trực tiếp ngày 7-2. Ảnh: Đ. Phi

Học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân (TP. Mỹ Tho) đến trường học trực tiếp ngày 7-2. Ảnh: Đ. Phi

Trong Công văn trên UBND tỉnh thống nhất với đề xuất tổ chức dạy học trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, lưu ý quá trình tổ chức thực hiện các nội dung cụ thể:

Về thời gian, đối tương tham gia học tập trực tiếp: Tổ chức dạy và học từ ngày 21-2-2022 đối với: Học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (gọi chung là cơ sở giáo dục): lớp 1,2,5 và từ lớp 6 đến lớp 12 trên địa bàn toàn tinh; học viên các trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm giáo dục kỹ năng sống (gọi chung là trung tâm); trẻ mầm non 5 tuổi của các cơ sở giáo dục mầm non công lập, tư thục, nhóm trẻ độc lập. Tổ chức dạv và học từ ngày 24-2-2022 đối với học sinh lớp 3, 4 tại các cơ sở giáo dục phổ thông; trẻ mầm non dưới 5 tuổi thuộc các cơ sở giáo dục mầm non công lập, tư thục, nhóm trẻ độc lập.

Về điều kiện tổ chức dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục, các trung tâm phải, đảm bảo đạt “Mức độ an toàn rất cao” theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên được ban hành kèm theo Quyết định 27 ngày 26-10-2021 của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Tiền Giang.

Các cơ sở giáo dục, các trung tâm tổ chức dạy học nhiều ca/ngày phải chủ động sắp xếp bố trí một (hoặc một số) khối lớp học buổi sáng, các khối lớp còn lại học buổi chiều (hoặc buổi tối đối với các trung tâm) nhằm giảm số lượng người tập trung cùng một thời điểm tại các cơ sở giáo dục; không tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, dạy thêm học thêm.

Có phương án tổ chức dạy học kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến đối với những học sinh không thể tới trường học tập trực tiếp, nhằm đảm bảo duy trì chất lượng giáo dục, “không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau”.

Xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch trình Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện phê duyệt. Nội dung kế hoạch cần đảm bảo đầy đủ các nội dung: Có thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ An toàn Covid- 19; đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch; có phương án xử trí cụ thể khi phát hiện ca nhiễm; đảm bảo cơ sở vật chất, nhân sự; tổ chức tốt công tác tập huấn và thông tin tuyên truyền…

Căn cứ vào điều kiện thực tế, thủ trưởng cơ sở giáo dục quyết định việc tổ chức nội trú, bản trú cho trẻ mầm non, học sinh. Các đơn vị phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức khử khuẩn khuôn viên, phòng học, đặc biệt là khu vực bếp ăn, đồ dùng, dụng cụ phục vụ bữa ăn bán trú; thực hiện quy trình bếp ăn một chiều; lựa chọn đơn vị cung cấp lương thực, thực phẩm có uy tín, các sản phẩm cung cấp cho bếp ăn bảo đảm rõ nguồn gốc.

Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia giảng dạy, phục vụ giảng dạy, 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đến trường phải tiêm dù 2 liều vắc-xin hoặc F0 đã khỏi bệnh không quá 06 tháng. Đối với giáo viên chưa tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ 2 liều vắc xin chỉ được tham gia dạy trực tuyến.

Giáo viên, học sinh, học viên tham gia dạy và học trực tiếp là các cá nhân không thuộc diện phải cách ly y tế để phòng chống dịch; phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định 5K khi tham gia giảng dạy, học tập trực tiếp. Tất cả giáo viên, học sinh, học viên đến từ các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao) thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của cơ quan Y tế.

Trẻ, học sinh, học viên đến trường học tập trực tiếp trên tinh thần tự nguyện và được sự đồng ý của cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ.

M.T

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/giao-duc/202202/tien-giang-dieu-kien-to-chuc-day-hoc-truc-tiep-tro-lai-944408/