Trách nhiệm và kỳ vọng

Một trong số dự án luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn đang được các đại biểu thảo luận, cho ý kiến và dự kiến thông qua vào cuối Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV là Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Khi dự án Luật này được thông qua, đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam nói chung, Công đoàn Thủ đô nói riêng, trách nhiệm càng thêm nặng nề. Để thực sự là chỗ dựa tin cậy, không thể thiểu của người lao động đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, nhất là chuyên môn, nghiệp vụ của các cấp công đoàn.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) ngày 24/10 9 (ảnh QH)

Các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) ngày 24/10 9 (ảnh QH)

Theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) trình Quốc hội Kỳ họp này, gồm 17 chương và 220 điều. Trong đó, đã thể hiện nhiều điểm mới đối với người lao động và người sử dụng lao động. Điển hình như đối với người lao động, dự thảo Luật quy định nguyên tắc về chính sách nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định…Còn đối với người sử dụng lao động, lần đầu tiên mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi và lao động là người nước ngoài; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động…

Theo dự thảo Luật, Nhà nước sẽ không can thiệp việc trả lương cho người lao động mà do sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở luật pháp, bởi vậy vai trò của Công đoàn là rất quan trọng (ảnh mang tính minh họa- Mai Quý)

Theo dự thảo Luật, Nhà nước sẽ không can thiệp việc trả lương cho người lao động mà do sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở luật pháp, bởi vậy vai trò của Công đoàn là rất quan trọng (ảnh mang tính minh họa- Mai Quý)

Như vậy, cùng với việc cụ thể hóa những cam kết trong thực thư Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về nguyên tắc tổ chức đại diện độc lập, một pháp nhân mà công đoàn phải cạnh tranh thực sự thì việc liên quan đến quy định: “Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp mà thực hiện trên sự thương lượng, thỏa thuận của hai bên”. Điều này cần vai trò rất lớn của tổ chức Công đoàn.

Khi Nhà nước không can thiệp chính sách tiền lương giữa hai bên, đồng nghĩa với việc người lao động rất cần tổ chức Công đoàn đứng ra làm trung gian; thậm chí là người bạn đồng hành của họ trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng liên quan đến vấn đề lương. Muốn đứng trung gian để dàn xếp thỏa đáng lợi quyền của hai bên, đòi hỏi cán bộ công đoàn phải có đầy đủ kiến thức về kinh tế, pháp luật, đồng thời phải trau dồi cả kỹ năng đàm phán, thuyết trình.

Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động tốt hơn, các cấp công đoàn phải không ngừng nâng cao kiến thức (ảnh hàng năm các cấp Công đoàn Thủ đô luôn tổ chức các hội thảo, lớp học bổ sung kiến thức cho cán bộ làm công tác công đoàn)

Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động tốt hơn, các cấp công đoàn phải không ngừng nâng cao kiến thức (ảnh hàng năm các cấp Công đoàn Thủ đô luôn tổ chức các hội thảo, lớp học bổ sung kiến thức cho cán bộ làm công tác công đoàn)

Đây rõ ràng là vấn đề khó, song cũng là thời cơ để tổ chức Công đoàn nói chung, Công đoàn Thủ đô nói riêng khẳng định uy tín, vị thế là chỗ dựa không thể thiếu của người lao động. Tin tưởng với kinh nghiệm và phát huy bản lĩnh 90 năm đồng hành cùng người lao động trong suốt hơn 90 năm qua, các cấp công đoàn Thủ đô không ngừng học tập, đổi mới phương thức hoạt động để tiếp tục thể hiện người bạn tin cậy, chỗ dựa không thể thiếu của người lao động trong thời kỳ mới.

LĐTĐ

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/trach-nhiem-va-ky-vong-98659.html