Trái ngọt từ các mô hình nông nghiệp chuyển đổi

Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư, giúp người nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích hiệu quả sử dụng thấp sang các mô hình sản xuất hàng hóa có giá trị cao hơn. Việc chuyển đổi sản xuất đã và đang tạo ra sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất chuyên canh, tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích canh tác.

Mô hình trồng chuối cho năng suất cao tại xã Yên Hòa (Yên Mô).

Mô hìnhnuôi thâm canh cá trên “ao nổi” từ diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quảcủa ông Vũ Đức Thiện, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô là một minh chứng rõ nét chothấy sự thành công từ hình thức chuyển đổi sản xuất. Được biết, trước đây toànbộ diện tích này được người dân cấy lúa nhưng hiệu quả thấp, đã có những vụ đấtbị bỏ hoang, gây lãng phí.

Nhận thấy tiềm năng phát triển sản xuất lớn nếu cósự đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật, năm 2017, được sự đồng ý của chínhquyền địa phương ông Thiện đã vận động một số hộ nhượng đất để chuyển đổi sangmô hình nuôi thâm canh cá “ao nổi”.

Đến nay, ông Thiện đã chuyển đổi được hơn15 ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang làm 19 ao nuôi cá. Mô hình của ông Thiệnứng dụng công nghệ cao, sử dụng thức ăn công nghiệp 100%, trang bị máy cho caắn, đầy đủ hệ thống quạt nước, sục khí. Nuôi theo quy trình khép kín, tức là cáđược nuôi luân chuyển từ ao chuyên ương cá giống sang ao ương cá nhỡ và khi đạttrọng lượng yêu cầu sẽ chuyển sang ao nuôi cá thịt.

Không chỉ ứng dụng côngnghệ cao trong các khâu sản xuất, mô hình còn đưa công nghệ men vi sinh vào xửlý nguồn nước, đảm bảo môi trường phù hợp cho cá phát triển. Với 13 ao cá thịtdự kiến năm 2019 mô hình cho thu hoạch trên 230 tấn cá và lợi nhuận thu đượcsau khi đã trừ chi phí đạt 260 triệu đồng/ha. “Chuyển đổi diện tích cấy lúa kémhiệu quả sang mô hình nuôi cá trên ao nổi có rất nhiều ưu điểm và lợi thế,không làm phá vỡ quy hoạch và vẫn đảm bảo theo quy định của Chính phủ về quảnlý, sử dụng đất trồng lúa.

Bên cạnh đó, do mặt nước thông thoáng đón được nhiêùgió và ánh sáng mặt trời, thoát khí tốt nên lượng mùn và bã phân hủy nhanh,lượng lắng đáy ít, môi trường nước ít ô nhiễm, cá lớn nhanh, chi phí đầu tư ítvà hiệu quả cao hơn gấp rất nhiều lần so với trồng lúa”. Ông Thiện chia sẻ.

Ông PhạmTrọng Nguyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Mô cho biết: Để nângcao hiệu quả trong công tác chuyển đổi cây trồng, nhất là trên đất lúa, thơìgian qua huyện Yên Mô đã đẩy mạnh việc rà soát từng diện tích kém hiệu quả gắnvới quy hoạch sản xuất.

Cùng với đó, huyện đã xây dựng và kịp thời sửa đổi Đêà́n 06/ĐA-UBND về “Chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sangcấy lúa kết hợp nuôi thủy sản” đảm bảo phù hợp với thực tế. Khuyến khích các xãtiếp tục mở rộng diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản kết hợp câýlúa giai đoạn 2016 -2020 trong vùng quy hoạch, hỗ trợ 10 triệu đồng/ha để nângcấp hệ thống điện hoặc nạo vét kênh mương phục vụ vùng chuyển đổi tập trung từ5 ha trở lên.

Đến nay, phong trào chuyển đổi sản xuất nói chung, nhất là chuyểnđổi từ diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất hàng hóa có giá trị caohơn được triển khai rộng khắp ở các địa phương trên địa bàn huyện. Toàn huyệnđã chuyển đổi 780 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất lúa-cá,trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi thủy sản và ao nổi.

Bình quân giá trị sảnxuất 1 ha canh tác các mô hình ước đạt từ 250-500 triệu đồng/ha, cao gấp 3-5lần so với trồng lúa. Riêng hình thứcnuôi thâm canh cá trắm đen, cá quả, chạch sụn... trên ao nổi với quy mô 46 hacho giá trị thu hoạch trên 1 tỷ đồng/ha đã phát triển ở nhiều xã. Trên địa bànhuyện đã hình thành các vùng nuôi thủy sản thâm canh quy mô tập trung cho hiêụquả kinh tế cao ở các xã Yên Đồng, Yên Thắng, Yên Hòa, Yên Thành, Yên Mạc…gópphần quan trọng nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị canh tác.

Theo đạidiện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, trong những năm gần đây, nhất là từ khithực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhvề “Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng côngnghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016-2020, địnhhướng đến năm 2030” sản xuất nông nghiệp có bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiêùkết quả đáng khích lệ.

Một trong những kết quả nổi bật đó là các địa phương đãtích cực chuyển đổi theo quy định diện tích đất có hiệu quả sử dụng thấp sangsản xuất hàng hóa có hiệu quả cao hơn. Tổng diện tích chuyển đổi trên địa bàntoàn tỉnh đạt trên 6.600 ha sang các hình thức sản xuất: cây hàng năm; nuôithủy sản; cây ăn quả kết hợp nuôi thủy sản; lúa - thủy sản; lúa - thủy cầm…

Trong đó, có nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi những diện tích đất trồnglúa kém hiệu quả sang các hình thức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao hơnnhư: trồng chuối - nuôi cá ở huyện Yên Mô, trồng ổi - nuôi cá ở xã Khánh Thành(huyện Yên Khánh), trồng rau củ quả - nuôi cá ở Yên Khánh, Yên Mô… Cùng với đâỷmạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giá trị gia tăng từ diệntích chuyển đổi đã góp phần đưa giá trị sản xuất năm 2019 đạt 130 triêụđồng/ha, tăng 33 triệu đồng/ha so với năm 2015.

Đẩy mạnhchuyển đổi sản xuất từ diện tích đất có hiệu quả sử dụng thấp sang sản xuấthàng hóa có hiệu quả cao hơn đã và đang khẳng định là hướng đi đúng của ngànhnông nghiệp tỉnh nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai,tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng khả năng cạnh tranhcủa các mặt hàng nông sản chủ lực, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bài, ảnh: Giáng Hương- Anh Tuấn

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/trai-ngot-tu-cac-mo-hinh-nong-nghiep-chuyen-doi-20200121082714446p2c21.htm