Tranh cãi: Hồng quân Liên Xô đã cùng Đức xâm lược Ba Lan?

Thứ ba vừa rồi đánh dấu 80 năm ngày Ba Lan bị xâm lược. Nhân dịp này, Ba Lan và Nga đã có màn 'đấu khẩu' trên mạng về việc có thật là Hồng quân đã cùng Đức xâm lược đất nước này hay không.

Vụ "lùm xùm" giữa Ba Lan và Nga bắt đầu vào sáng sớm hôm thứ ba vừa rồi khi trang Twitter chính thức của Đại sứ quán Ba Lan tại Anh cho đăng tải một dòng trạng thái trong đó chỉ rõ, đúng 80 năm trước, Hồng quân Liên Xô đã cùng Phát xít Đức xâm lược Ba Lan. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Vụ "lùm xùm" giữa Ba Lan và Nga bắt đầu vào sáng sớm hôm thứ ba vừa rồi khi trang Twitter chính thức của Đại sứ quán Ba Lan tại Anh cho đăng tải một dòng trạng thái trong đó chỉ rõ, đúng 80 năm trước, Hồng quân Liên Xô đã cùng Phát xít Đức xâm lược Ba Lan. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Kèm theo đó là một đoạn Video ngắn gọn được Ba Lan thực hiện để kỷ niệm 80 năm quốc gia này bị xâm lược - trở thành nạn nhân đầu tiên của Phát xít Đức ở châu Âu. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Kèm theo đó là một đoạn Video ngắn gọn được Ba Lan thực hiện để kỷ niệm 80 năm quốc gia này bị xâm lược - trở thành nạn nhân đầu tiên của Phát xít Đức ở châu Âu. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Gần như ngay lập tức, tài khoản Twitter của Đại sứ quán Nga tại Nam Phi đã đáp trả lại, khẳng định rằng lời cáo buộc "Liên Xô cùng phát xít Đức xâm lược Ba Lan" là sai sự thật kèm theo đó là một vài bức ảnh về việc người dân Ba Lan đã chào đón người Nga như "đội quân giải phóng". Nguồn ảnh: Theatlantic.

Gần như ngay lập tức, tài khoản Twitter của Đại sứ quán Nga tại Nam Phi đã đáp trả lại, khẳng định rằng lời cáo buộc "Liên Xô cùng phát xít Đức xâm lược Ba Lan" là sai sự thật kèm theo đó là một vài bức ảnh về việc người dân Ba Lan đã chào đón người Nga như "đội quân giải phóng". Nguồn ảnh: Theatlantic.

Dòng trạng thái của Đại sứ quán Nga tại Nam Phi khẳng định, Đức đã xâm lược Ba Lan từ ngày 1/9/1939, Tới ngày 17/9 cùng năm, khi chính quyền và quân đội Ba Lan đã hoàn toàn thất thủ, Hồng quân Liên Xô đã tiến vào Ba Lan để đòi lại phần lãnh thổ thuộc Belarus và Ukraine đã bị Ba Lan chiếm đóng từ năm 1920. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Dòng trạng thái của Đại sứ quán Nga tại Nam Phi khẳng định, Đức đã xâm lược Ba Lan từ ngày 1/9/1939, Tới ngày 17/9 cùng năm, khi chính quyền và quân đội Ba Lan đã hoàn toàn thất thủ, Hồng quân Liên Xô đã tiến vào Ba Lan để đòi lại phần lãnh thổ thuộc Belarus và Ukraine đã bị Ba Lan chiếm đóng từ năm 1920. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Liên Xô bị mất phần lãnh thổ này vào tay Ba Lan khi hai nước ký kết hòa ước Riga vào năm 1921 để chấm dứt chiến tranh. Theo đó, Ba Lan sẽ được cai quản một phần lãnh thổ rộng lớn thuộc Belarus và Ukraine. Đổi lại, Liên Xô sẽ hòa bình và Moscow sẽ rảnh tay hơn trong cuộc nội chiến Nga đang diễn ra vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Liên Xô bị mất phần lãnh thổ này vào tay Ba Lan khi hai nước ký kết hòa ước Riga vào năm 1921 để chấm dứt chiến tranh. Theo đó, Ba Lan sẽ được cai quản một phần lãnh thổ rộng lớn thuộc Belarus và Ukraine. Đổi lại, Liên Xô sẽ hòa bình và Moscow sẽ rảnh tay hơn trong cuộc nội chiến Nga đang diễn ra vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trong quá khứ, không ít lần Ba Lan đã buộc tội Moscow cùng với Phát xít Đức xâm lược quốc gia này. Mặc dù phủ nhận mọi cáo buộc, Nga vẫn ít nhiều tỏ ra "đuối lý" trước công luận quốc tế vì trước khi xâm lược Ba Lan, Liên Xô và Đức đã ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau và phân chia ảnh hưởng của hai nước ở Đông Âu. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trong quá khứ, không ít lần Ba Lan đã buộc tội Moscow cùng với Phát xít Đức xâm lược quốc gia này. Mặc dù phủ nhận mọi cáo buộc, Nga vẫn ít nhiều tỏ ra "đuối lý" trước công luận quốc tế vì trước khi xâm lược Ba Lan, Liên Xô và Đức đã ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau và phân chia ảnh hưởng của hai nước ở Đông Âu. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cụ thể, vào ngày 23/8/1939 - chỉ một tuần trước khi Đức xâm lược Ba Lan, Đức và Liên Xô đã ký một hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau hay còn có tên là Hiệp ước Molotov - Ribbentrop. Mặc dù Liên Xô và Đức ngay lập tức công bố về việc ký hiệp ước này nhưng những điều khoản trong đó đã được giữ kín vĩnh viễn dưới thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cụ thể, vào ngày 23/8/1939 - chỉ một tuần trước khi Đức xâm lược Ba Lan, Đức và Liên Xô đã ký một hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau hay còn có tên là Hiệp ước Molotov - Ribbentrop. Mặc dù Liên Xô và Đức ngay lập tức công bố về việc ký hiệp ước này nhưng những điều khoản trong đó đã được giữ kín vĩnh viễn dưới thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ngay sau khi chiến thắng Phát xít Đức vào năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã tìm và tịch thu bản gốc của hiệp ước bằng tiếng Đức được lưu trong văn khố của Đức và sau đó phủ nhận hoàn toàn việc "thỏa hiệp với phát xít" trong các cáo buộc của phương Tây. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Ngay sau khi chiến thắng Phát xít Đức vào năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã tìm và tịch thu bản gốc của hiệp ước bằng tiếng Đức được lưu trong văn khố của Đức và sau đó phủ nhận hoàn toàn việc "thỏa hiệp với phát xít" trong các cáo buộc của phương Tây. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Phải mãi tới năm 1993 - nghĩa là vài năm sau khi Liên Xô tan rã, toàn văn bản hiệp ước mới được công khai. Tuy nhiên Nga khẳng định rằng việc phải thỏa hiệp với phát xít Đức vào thời điểm đó là do các cường quốc khác ở châu Âu hoàn toàn không muốn đứng về phía Liên Xô chống lại Đức, trong khi đó Liên Xô lại không đủ thực lực để một mình chống lại cường quốc quân sự mới nổi này ở châu Âu. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Phải mãi tới năm 1993 - nghĩa là vài năm sau khi Liên Xô tan rã, toàn văn bản hiệp ước mới được công khai. Tuy nhiên Nga khẳng định rằng việc phải thỏa hiệp với phát xít Đức vào thời điểm đó là do các cường quốc khác ở châu Âu hoàn toàn không muốn đứng về phía Liên Xô chống lại Đức, trong khi đó Liên Xô lại không đủ thực lực để một mình chống lại cường quốc quân sự mới nổi này ở châu Âu. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Phải mãi tới khi Ba Lan bị Đức tấn công, Anh và Pháp mới tuyên chiến với Đức nhưng sau đó là thời kỳ "chiến tranh kỳ cục" khi cả hai phe dù đã tuyên chiến với nhau nhưng lại không hề "ra đòn" mà chỉ hằm hè nhau - điều này khiến cho Liên Xô tin rằng người Anh, người Pháp chắc chắn sẽ đứng ngoài nếu Đức tấn công Liên Xô và không có hà cớ gì để Moscow không thỏa hiệp với Berlin chỉ để tìm kiếm hòa bình. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Phải mãi tới khi Ba Lan bị Đức tấn công, Anh và Pháp mới tuyên chiến với Đức nhưng sau đó là thời kỳ "chiến tranh kỳ cục" khi cả hai phe dù đã tuyên chiến với nhau nhưng lại không hề "ra đòn" mà chỉ hằm hè nhau - điều này khiến cho Liên Xô tin rằng người Anh, người Pháp chắc chắn sẽ đứng ngoài nếu Đức tấn công Liên Xô và không có hà cớ gì để Moscow không thỏa hiệp với Berlin chỉ để tìm kiếm hòa bình. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã một lần nữa nhắc lại vấn đề này và khẳng định việc Liên Xô ký hiệp ước với Đức để tìm lấy sự hòa bình yên ổn trong bối cảnh đó là không có gì đáng lên án, bản thân phương Tây cũng từng có hiệp ước Munchen tương tự vào năm 1938 khi Anh và Pháp đã ép Tiệp Khắc nhượng một phần lớn lãnh thổ cho Đức để "xoa dịu" Hitler. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã một lần nữa nhắc lại vấn đề này và khẳng định việc Liên Xô ký hiệp ước với Đức để tìm lấy sự hòa bình yên ổn trong bối cảnh đó là không có gì đáng lên án, bản thân phương Tây cũng từng có hiệp ước Munchen tương tự vào năm 1938 khi Anh và Pháp đã ép Tiệp Khắc nhượng một phần lớn lãnh thổ cho Đức để "xoa dịu" Hitler. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Mời độc giả xem Video: Sức mạnh thiết giáp "không gì cản nổi" của Đức trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tranh-cai-hong-quan-lien-xo-da-cung-duc-xam-luoc-ba-lan-1278044.html