Trung Quốc đau đầu tìm máy bay huấn luyện phi công tàu sân bay

Tàu sân bay rất quan trọng trong việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của Hải quân, nhưng có tàu sân bay mà không có phi công lái máy bay trên tàu sân bay thì có ích gì? Đây là vấn đề làm đau đầu các nhà lãnh đạo Quân đội Trung Quốc.

Hải quân Mỹ là quốc gia có kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay đã trên 100 năm (từ năm 1920), nhưng Trung Quốc mới chỉ có 9 năm (từ năm 2012); nên đối với Hải quân Mỹ, vấn đề phi công lái máy bay trên tàu sân bay đó không phải là vấn đề lớn.

Hải quân Mỹ là quốc gia có kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay đã trên 100 năm (từ năm 1920), nhưng Trung Quốc mới chỉ có 9 năm (từ năm 2012); nên đối với Hải quân Mỹ, vấn đề phi công lái máy bay trên tàu sân bay đó không phải là vấn đề lớn.

Trong hơn một thế kỷ, những kinh nghiệm về huấn luyện các phi công tiêm kích hạm, cách hạ cánh trên một sân bay nhỏ lơ lửng trong một đêm đen, ở giữa đại dương của Hải quân Mỹ đã thành những giáo án chuẩn mực, nhưng vẫn có không ít tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Trong hơn một thế kỷ, những kinh nghiệm về huấn luyện các phi công tiêm kích hạm, cách hạ cánh trên một sân bay nhỏ lơ lửng trong một đêm đen, ở giữa đại dương của Hải quân Mỹ đã thành những giáo án chuẩn mực, nhưng vẫn có không ít tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Còn đối với hải quân Trung Quốc, đó là một câu chuyện khác. Máy bay của Không quân Hải quân Trung Quốc trước năm 2012 chỉ là lực lượng hoàn toàn trên bộ. Vấn đề đã bắt đầu thay đổi, khi năm 2012, Hải quân Trung Quốc đưa vào biên chế chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ, mang tiên Liêu Ninh.

Còn đối với hải quân Trung Quốc, đó là một câu chuyện khác. Máy bay của Không quân Hải quân Trung Quốc trước năm 2012 chỉ là lực lượng hoàn toàn trên bộ. Vấn đề đã bắt đầu thay đổi, khi năm 2012, Hải quân Trung Quốc đưa vào biên chế chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ, mang tiên Liêu Ninh.

Rất nhanh chóng, chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai mang tên Sơn Đông, được đóng theo thiết kế của chiếc Liêu Ninh, nhưng có một số sửa đổi về thiết kế, gia nhập Hải quân Trung Quốc vào năm 2019; đưa Trung Quốc là quốc gia có số lượng tàu sân bay chỉ sau Mỹ.

Rất nhanh chóng, chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai mang tên Sơn Đông, được đóng theo thiết kế của chiếc Liêu Ninh, nhưng có một số sửa đổi về thiết kế, gia nhập Hải quân Trung Quốc vào năm 2019; đưa Trung Quốc là quốc gia có số lượng tàu sân bay chỉ sau Mỹ.

Gần đây, một bức ảnh do vệ tinh Kompsat của Hàn Quốc chụp ngày 28/3 cho thấy, tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc (chưa được đặt tên), đã được ráp nối phần thân tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải, song chưa được hoàn thiện sàn đáp và lắp đài chỉ huy.

Gần đây, một bức ảnh do vệ tinh Kompsat của Hàn Quốc chụp ngày 28/3 cho thấy, tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc (chưa được đặt tên), đã được ráp nối phần thân tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải, song chưa được hoàn thiện sàn đáp và lắp đài chỉ huy.

Như vậy Hải quân Trung Quốc sẽ có đủ ba chiếc tàu sân bay, đủ hình thành một cụm tác chiến tàu sân bay như mô hình của Hải quân Mỹ. Điều này có nghĩa là cần phải đào tạo thêm nhiều phi công hải quân và tìm loại máy bay phù hợp để huấn luyện họ.

Như vậy Hải quân Trung Quốc sẽ có đủ ba chiếc tàu sân bay, đủ hình thành một cụm tác chiến tàu sân bay như mô hình của Hải quân Mỹ. Điều này có nghĩa là cần phải đào tạo thêm nhiều phi công hải quân và tìm loại máy bay phù hợp để huấn luyện họ.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Trung Quốc đang sửa đổi máy bay huấn luyện JL-9 Mountain Eagle, để thành máy bay huấn luyện phi công tàu sân bay. JL-9 là hậu duệ của J-7 (J-7 là phiên bản sao chép MiG-21 của Liên Xô). JL-9 cũng được xuất khẩu dưới dạng máy bay tấn công hạng nhẹ FTC-2000G.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Trung Quốc đang sửa đổi máy bay huấn luyện JL-9 Mountain Eagle, để thành máy bay huấn luyện phi công tàu sân bay. JL-9 là hậu duệ của J-7 (J-7 là phiên bản sao chép MiG-21 của Liên Xô). JL-9 cũng được xuất khẩu dưới dạng máy bay tấn công hạng nhẹ FTC-2000G.

Máy bay huấn luyện siêu âm JL-9 có hai chỗ ngồi, đã được không quân và hải quân Trung Quốc sử dụng từ năm 2014 để huấn luyện phi công, lái các loại máy bay phản lực tiên tiến như tiêm kích Su-27, Su-30MKK và J-10.

Máy bay huấn luyện siêu âm JL-9 có hai chỗ ngồi, đã được không quân và hải quân Trung Quốc sử dụng từ năm 2014 để huấn luyện phi công, lái các loại máy bay phản lực tiên tiến như tiêm kích Su-27, Su-30MKK và J-10.

Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin, có nhiều lý do để khẳng định, máy bay huấn luyện JL-9 của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Quý Châu, sẽ được nâng cấp để trở thành máy bay huấn luyện phi công trên hạm của Trung Quốc. Hiện tại đã có hai chiếc JL-9 được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc để thử nghiệm.

Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin, có nhiều lý do để khẳng định, máy bay huấn luyện JL-9 của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Quý Châu, sẽ được nâng cấp để trở thành máy bay huấn luyện phi công trên hạm của Trung Quốc. Hiện tại đã có hai chiếc JL-9 được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc để thử nghiệm.

Phiên bản JL-9 dùng huấn luyện phi công hải quân, hiện đang được sử dụng để huấn luyện phi công lái tiêm kích hạm và máy bay chiến đấu trên các sân bay trên bộ. Nhưng thực tế, Quân đội Trung Quốc vẫn chưa có máy bay huấn luyện trên tàu sân bay; tờ Hoàn Cầu nhấn mạnh.

Phiên bản JL-9 dùng huấn luyện phi công hải quân, hiện đang được sử dụng để huấn luyện phi công lái tiêm kích hạm và máy bay chiến đấu trên các sân bay trên bộ. Nhưng thực tế, Quân đội Trung Quốc vẫn chưa có máy bay huấn luyện trên tàu sân bay; tờ Hoàn Cầu nhấn mạnh.

Trong khi các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay và trên đất liền rất khác nhau, những máy bay hoạt động trên tàu sân bay luôn được gia cố hệ thống càng đáp, để đáp ứng được yêu cầu cất hạ cánh khi tốc độ máy bay thay đổi đột ngột; đặc biệt là khi máy bay cất cánh dùng máy phóng.

Trong khi các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay và trên đất liền rất khác nhau, những máy bay hoạt động trên tàu sân bay luôn được gia cố hệ thống càng đáp, để đáp ứng được yêu cầu cất hạ cánh khi tốc độ máy bay thay đổi đột ngột; đặc biệt là khi máy bay cất cánh dùng máy phóng.

Truyền thông Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, JL-9 có thể cạnh tranh để trở thành máy bay huấn luyện phi công tàu sân bay, nếu JL-9 có những sửa đổi lớn đối với khung máy bay và động cơ của nó; đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Truyền thông Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, JL-9 có thể cạnh tranh để trở thành máy bay huấn luyện phi công tàu sân bay, nếu JL-9 có những sửa đổi lớn đối với khung máy bay và động cơ của nó; đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Hoàn Cầu cho biết: “Một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với JL-9 là máy bay huấn luyện JL-10 Falcon hai động cơ, JL-10 có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn và hiệu suất khí động học tốt hơn. Nhưng máy bay JL-10, do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không AVIC Hongdu phát triển đắt hơn”.

Hoàn Cầu cho biết: “Một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với JL-9 là máy bay huấn luyện JL-10 Falcon hai động cơ, JL-10 có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn và hiệu suất khí động học tốt hơn. Nhưng máy bay JL-10, do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không AVIC Hongdu phát triển đắt hơn”.

Máy bay huấn luyện của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 1991 là T-45 Goshawk, một biến thể có khả năng hoạt động trên tàu sân bay của máy bay huấn luyện Hawk của Anh, ra đời từ những năm 1970. Đó là một máy bay phản lực cận âm nhỏ, với hai chỗ ngồi và một động cơ.

Máy bay huấn luyện của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 1991 là T-45 Goshawk, một biến thể có khả năng hoạt động trên tàu sân bay của máy bay huấn luyện Hawk của Anh, ra đời từ những năm 1970. Đó là một máy bay phản lực cận âm nhỏ, với hai chỗ ngồi và một động cơ.

Việc Trung Quốc tìm kiếm máy bay huấn luyện chuyên dụng, là bằng chứng cho thấy, các kế hoạch tác chiến tàu sân bay của Bắc Kinh đang chín muồi. Trung Quốc vẫn đang tích cực tìm loại máy bay cho huấn luyện phi công tiêm kích hạm. Mà việc này sẽ bằng nội lực của chính ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc, chứ không thể trông vào đối tác nước ngoài nào.

Việc Trung Quốc tìm kiếm máy bay huấn luyện chuyên dụng, là bằng chứng cho thấy, các kế hoạch tác chiến tàu sân bay của Bắc Kinh đang chín muồi. Trung Quốc vẫn đang tích cực tìm loại máy bay cho huấn luyện phi công tiêm kích hạm. Mà việc này sẽ bằng nội lực của chính ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc, chứ không thể trông vào đối tác nước ngoài nào.

Nếu Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay duy nhất, giống như Nga và Pháp, thì việc phát triển một mẫu máy bay huấn luyện phi công tàu sân bay là sự lãng phí. Nhưng Trung Quốc có thể đóng bốn tàu sân bay trở lên, đòi hỏi cơ sở hạ tầng và thiết bị như máy bay huấn luyện tàu sân bay là cấp thiết. Nguồn ảnh: QQ.

Nếu Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay duy nhất, giống như Nga và Pháp, thì việc phát triển một mẫu máy bay huấn luyện phi công tàu sân bay là sự lãng phí. Nhưng Trung Quốc có thể đóng bốn tàu sân bay trở lên, đòi hỏi cơ sở hạ tầng và thiết bị như máy bay huấn luyện tàu sân bay là cấp thiết. Nguồn ảnh: QQ.

Tàu sân bay đầu tiên được Trung Quốc tự đóng nội địa hoàn toàn, mang tên Sơn Đông. Nguồn: CCTV.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-dau-dau-tim-may-bay-huan-luyen-phi-cong-tau-san-bay-1549107.html