Trung Quốc vừa đưa trái phép máy bay chiến đấu loại nào tới Biển Đông?

Giữa lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng và có nhiều diễn biến phức tạp, thì qua hình ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu hạng nặng J-11 tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đi vào Biển Đông, nhiều bằng chứng đã xuất hiện cho thấy Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tới một sân bay trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: Đảo Phú Lâm - Nguồn: Wikipedia.

Khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đi vào Biển Đông, nhiều bằng chứng đã xuất hiện cho thấy Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tới một sân bay trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: Đảo Phú Lâm - Nguồn: Wikipedia.

Hình ảnh vệ tinh từ ngày 15/7 cho thấy, ít nhất có bốn máy bay chiến đấu hạng nặng tầm xa đang đậu trên sân bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu mà Trung Quốc triển khai trên đảo Phú Lâm - Nguồn: Forbes

Hình ảnh vệ tinh từ ngày 15/7 cho thấy, ít nhất có bốn máy bay chiến đấu hạng nặng tầm xa đang đậu trên sân bay. Ảnh: Máy bay chiến đấu mà Trung Quốc triển khai trên đảo Phú Lâm - Nguồn: Forbes

Động thái này diễn chỉ sau hai ngày, khi Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo tuyên bố rằng, các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết khu vực Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp. Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - Nguồn: New York Times.

Động thái này diễn chỉ sau hai ngày, khi Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo tuyên bố rằng, các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết khu vực Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp. Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - Nguồn: New York Times.

Động thái trên của Trung Quốc cũng là câu trả lời với những cuộc tập trận hải quân, do Mỹ đứng đầu trên khu vực Biển Đông đang và sắp diễn ra; giữa lúc tình hình căng thẳng gia tăng trên toàn khu vực nói chung. Ảnh: Tàu chiến của Mỹ và Australia trên Biển Đông hồi tháng 4 - Nguồn: Reuters.

Động thái trên của Trung Quốc cũng là câu trả lời với những cuộc tập trận hải quân, do Mỹ đứng đầu trên khu vực Biển Đông đang và sắp diễn ra; giữa lúc tình hình căng thẳng gia tăng trên toàn khu vực nói chung. Ảnh: Tàu chiến của Mỹ và Australia trên Biển Đông hồi tháng 4 - Nguồn: Reuters.

Những máy bay chiến đấu hạng nặng trên đảo Phú Lâm được xác định là loại chiến đấu cơ hạng nặng J-11B, một biến thể của máy bay Su-27 Flanker nổi tiếng của Nga, mà Trung Quốc “sao chép” không phép. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11B của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Những máy bay chiến đấu hạng nặng trên đảo Phú Lâm được xác định là loại chiến đấu cơ hạng nặng J-11B, một biến thể của máy bay Su-27 Flanker nổi tiếng của Nga, mà Trung Quốc “sao chép” không phép. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11B của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

J-11B là một máy bay tiêm kích phản lực hai động cơ, J-11B có tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, cực kỳ cơ động, nhanh nhẹn, linh hoạt; có tính năng kỹ chiến thuật tương đương với máy bay chiến đấu F-15 Eagle, hiện đang có trong biên chế của Không quân Mỹ. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11B của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

J-11B là một máy bay tiêm kích phản lực hai động cơ, J-11B có tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, cực kỳ cơ động, nhanh nhẹn, linh hoạt; có tính năng kỹ chiến thuật tương đương với máy bay chiến đấu F-15 Eagle, hiện đang có trong biên chế của Không quân Mỹ. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11B của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Với bán kính chiến đấu 2.000 km (1.080 hải lý), J-11B có tầm hoạt động bao trùm khắp khu vực Biển Đông; với khả năng mang tới 8 tấn vũ khí các loại, trong đó có những loại tên lửa chống hạm như Ưng Kích 12 (YJ-12), có thể đánh chìm tàu hộ vệ tên lửa tầm trung chỉ bằng một phát bắn. Ảnh: Tên lửa YJ-12 được đánh giá là có khả năng uy hiếp lớn hơn tên lửa chống hạm DF-21D. Nguồn: Sohu

Với bán kính chiến đấu 2.000 km (1.080 hải lý), J-11B có tầm hoạt động bao trùm khắp khu vực Biển Đông; với khả năng mang tới 8 tấn vũ khí các loại, trong đó có những loại tên lửa chống hạm như Ưng Kích 12 (YJ-12), có thể đánh chìm tàu hộ vệ tên lửa tầm trung chỉ bằng một phát bắn. Ảnh: Tên lửa YJ-12 được đánh giá là có khả năng uy hiếp lớn hơn tên lửa chống hạm DF-21D. Nguồn: Sohu

Mặc dù hình ảnh vệ tinh khó có thể nhận ra biến thể chính xác của máy bay; nhưng không phải nghi ngờ gì, khi 4 chiếc chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm chính xác là những chiếc J-11. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11B của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Mặc dù hình ảnh vệ tinh khó có thể nhận ra biến thể chính xác của máy bay; nhưng không phải nghi ngờ gì, khi 4 chiếc chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm chính xác là những chiếc J-11. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11B của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1956; trong thời gian qua, Trung Quốc đã tích cực đầu tư cải tạo, biến nơi đây thành một tiền đồn quân sự, với đường băng có thể cho máy bay hạng nặng cất hạ cánh và bố trí các hệ thống vũ khí phòng không, tên lửa chống hạm, có thể tiến công các mục tiêu trên khắp khu vực Biển Đông. Ảnh: Đảo Phú Lâm - Nguồn: Csis

Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1956; trong thời gian qua, Trung Quốc đã tích cực đầu tư cải tạo, biến nơi đây thành một tiền đồn quân sự, với đường băng có thể cho máy bay hạng nặng cất hạ cánh và bố trí các hệ thống vũ khí phòng không, tên lửa chống hạm, có thể tiến công các mục tiêu trên khắp khu vực Biển Đông. Ảnh: Đảo Phú Lâm - Nguồn: Csis

Những chiếc máy bay chiến đấu trên, ban đầu được phát hiện bởi các nhà phân tích tình báo, sử dụng hình ảnh vệ tinh thương mại có độ phân giải thấp, được đăng trên trang Twitter Duan Đặng vào ngày 9/5; sau đó giới phân tích dùng hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao từ Airbus và xác nhận đúng thực trạng. Ảnh: 4 tiêm kích có thể là J-11 - Nguồn: CNES.

Những chiếc máy bay chiến đấu trên, ban đầu được phát hiện bởi các nhà phân tích tình báo, sử dụng hình ảnh vệ tinh thương mại có độ phân giải thấp, được đăng trên trang Twitter Duan Đặng vào ngày 9/5; sau đó giới phân tích dùng hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao từ Airbus và xác nhận đúng thực trạng. Ảnh: 4 tiêm kích có thể là J-11 - Nguồn: CNES.

Thời điểm Trung Quốc triển khai số máy bay trên có thể liên quan đến quan trực tiếp đến tuyên bố của ông Pompeo; tức là một ngày sau khi tàu khu trục USS Ralph Johnson của Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra trong khu vực và một tuần sau cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn, có sự tham gia của hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu khu trục USS Ralph Johnson đang hoạt động trên Biển Đông - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Thời điểm Trung Quốc triển khai số máy bay trên có thể liên quan đến quan trực tiếp đến tuyên bố của ông Pompeo; tức là một ngày sau khi tàu khu trục USS Ralph Johnson của Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra trong khu vực và một tuần sau cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn, có sự tham gia của hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu khu trục USS Ralph Johnson đang hoạt động trên Biển Đông - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Cuộc tập trận của Hải quân Mỹ có sự tham gia của cả tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) và USS Ronald Reagan (CVN 76) từ ngày 4/7 với sự hộ tống tàu Hải quân Nhật Bản; sau đó nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ tiếp tục trở lại Biển Đông. Ảnh: Mỹ đã triển khai 2 tàu sân bay tới tập trận ở Biển Đông. Nguồn: Hải quân Mỹ.

Cuộc tập trận của Hải quân Mỹ có sự tham gia của cả tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) và USS Ronald Reagan (CVN 76) từ ngày 4/7 với sự hộ tống tàu Hải quân Nhật Bản; sau đó nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ tiếp tục trở lại Biển Đông. Ảnh: Mỹ đã triển khai 2 tàu sân bay tới tập trận ở Biển Đông. Nguồn: Hải quân Mỹ.

Trên thực tế, khả năng chiến đấu của 4 chiếc J-11 và cả các loại tên lửa chống hạm của Trung Quốc bố trí trên các đảo chiếm đóng trái phép không là gì, khi so sánh với sức mạnh chiến đấu với một biên đội tàu sân bay của hải quân Mỹ. Nếu tình huống xung đột xảy ra, số máy bay và tên lửa chống hạm trên nhanh sẽ chóng bị xóa sổ. Ảnh: Hai tàu sân bay Mỹ hoạt động ở biển Philippines hồi tháng 6 - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Trên thực tế, khả năng chiến đấu của 4 chiếc J-11 và cả các loại tên lửa chống hạm của Trung Quốc bố trí trên các đảo chiếm đóng trái phép không là gì, khi so sánh với sức mạnh chiến đấu với một biên đội tàu sân bay của hải quân Mỹ. Nếu tình huống xung đột xảy ra, số máy bay và tên lửa chống hạm trên nhanh sẽ chóng bị xóa sổ. Ảnh: Hai tàu sân bay Mỹ hoạt động ở biển Philippines hồi tháng 6 - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu tại các đảo tiền tiêu này là thông điệp gửi đến Mỹ và các quốc gia khác; đó là, Trung Quốc sẵn sàng hành động. Điều này càng làm cho Biển Đông trở lên căng thẳng và có nguy cơ xảy ra xung đột. Ảnh: Tàu chiến, máy bay của Trung Quốc tập trận trên Biển Đông vào tháng 4/2018. Nguồn: Reuters

Tuy nhiên, việc Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu tại các đảo tiền tiêu này là thông điệp gửi đến Mỹ và các quốc gia khác; đó là, Trung Quốc sẵn sàng hành động. Điều này càng làm cho Biển Đông trở lên căng thẳng và có nguy cơ xảy ra xung đột. Ảnh: Tàu chiến, máy bay của Trung Quốc tập trận trên Biển Đông vào tháng 4/2018. Nguồn: Reuters

Video Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận phi pháp tại Hoàng Sa - Nguồn: VTC16

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-vua-dua-trai-phep-may-bay-chien-dau-loai-nao-toi-bien-dong-1411044.html