Vì sao Mỹ cấm Ukraine phóng tên lửa ATACMS vào lãnh thổ Nga?

Mỹ cho phép Ukraine sử dụng một số vũ khí để tập kích lãnh thổ Nga, song vẫn cấm sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS vì lo ngại Moscow sẽ đáp trả hạt nhân.

Tổng thống Joe Biden tuần trước "bật đèn xanh" cho Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ viện trợ để tập kích mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, nhằm đối phó với chiến dịch tấn công Kharkov của nước này.

Tổng thống Joe Biden tuần trước "bật đèn xanh" cho Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ viện trợ để tập kích mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, nhằm đối phó với chiến dịch tấn công Kharkov của nước này.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 31/5 cho biết quyết định được đưa ra sau nhiều tuần Ukraine đề nghị.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 31/5 cho biết quyết định được đưa ra sau nhiều tuần Ukraine đề nghị.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn cấm Ukraine sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS phóng từ pháo phản lực HIMARS cũng như một số vũ khí tầm xa khác để tấn công mục tiêu trên đất Nga.

Quyết định này của Mỹ gây nhiều tranh cãi, khi một số người cho rằng ATACMS là vũ khí cần thiết để giúp Ukraine tạo đòn bẩy mạnh mẽ, trong bối cảnh bị Nga áp đảo về hỏa lực.

Cựu trung tướng Ben Hodges, từng là lãnh đạo Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu nhận định, quyết định cấm sử dụng tên lửa ATACMS cho thấy "nỗi sợ quá mức" của giới chức Mỹ về nguy cơ Nga sẽ leo thang xung đột.

Cựu trung tướng Ben Hodges, từng là lãnh đạo Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu nhận định, quyết định cấm sử dụng tên lửa ATACMS cho thấy "nỗi sợ quá mức" của giới chức Mỹ về nguy cơ Nga sẽ leo thang xung đột.

"Ưu tiên của họ là kiểm soát leo thang", ông Hodges nói, tuy nhiên vị tướng này bày tỏ ủng hộ việc cho phép Ukraine tập kích mục tiêu trọng yếu của Nga bằng tên lửa ATACMS.

Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Michael McCaul, viết thư cho Tổng thống Biden yêu cầu cho phép Kiev được sử dụng mọi vũ khí Mỹ cấp để tập kích bên trong lãnh thổ Nga.

Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Michael McCaul, viết thư cho Tổng thống Biden yêu cầu cho phép Kiev được sử dụng mọi vũ khí Mỹ cấp để tập kích bên trong lãnh thổ Nga.

"Để giành chiến thắng, Ukraine phải được dùng vũ khí do Mỹ viện trợ tấn công bất cứ mục tiêu quân sự phù hợp nào tại Nga, không chỉ dọc theo biên giới gần tỉnh Kharkov", bức thư có đoạn

Tuy vậy vẫn có ý kiến ủng hộ Tổng thống Biden cấm Kiev sử dụng tên lửa ATACMS tập kích lãnh thổ Nga, trong số này có Daniel Rice, chủ tịch Đại học Mỹ ở Kiev.

Tuy vậy vẫn có ý kiến ủng hộ Tổng thống Biden cấm Kiev sử dụng tên lửa ATACMS tập kích lãnh thổ Nga, trong số này có Daniel Rice, chủ tịch Đại học Mỹ ở Kiev.

Ông Daniel Rice cho rằng việc cấm Ukraine dùng tên lửa ATACMS tập kích lãnh thổ Nga là động thái "nhằm ngăn chặn khủng hoảng hạt nhân có thể xảy ra".

Ông Daniel Rice cho rằng việc cấm Ukraine dùng tên lửa ATACMS tập kích lãnh thổ Nga là động thái "nhằm ngăn chặn khủng hoảng hạt nhân có thể xảy ra".

Theo ông Daniel Rice, Ukraine không có vũ khí hạt nhân, nhưng khi một quả tên lửa đạn đạo cực nguy hiểm ATACMS bắn vào lãnh thổ Nga, một cường quốc hạt nhân thì "bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra".

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thời gian bay đến mục tiêu rất ngắn, khiến lực lượng phòng thủ hầu như không có đủ thời gian để phân tích kỹ mối đe dọa.

Dù Moscow biết rõ Ukraine không sử dụng vũ khí hạt nhân trong giao tranh, các chỉ huy chiến trường có thể tính toán sai lầm, đặc biệt trong bối cảnh Nga gần đây tổ chức diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ ở biên giới.

Ông Daniel Rice cho rằng căng thẳng chiến lược giữa Nga với Ukraine và phương Tây đang lên cao chưa từng thấy, khi Kiev gần đây nhiều lần dùng máy bay không người lái (UAV) tập kích đài radar cảnh giới chiến lược của Nga.

Ông Daniel Rice cho rằng căng thẳng chiến lược giữa Nga với Ukraine và phương Tây đang lên cao chưa từng thấy, khi Kiev gần đây nhiều lần dùng máy bay không người lái (UAV) tập kích đài radar cảnh giới chiến lược của Nga.

Radar này của Nga có nhiệm vụ chuyên theo dõi, phát hiện các vụ tấn công hạt nhân.

Radar này của Nga có nhiệm vụ chuyên theo dõi, phát hiện các vụ tấn công hạt nhân.

Trong bối cảnh đó, Mỹ phải vô cùng thận trọng để đảm bảo tất cả đòn tập kích vào lãnh thổ Nga của Ukraine không bị hiểu nhầm thành vụ tấn công hạt nhân, và việc ngăn Kiev sử dụng tên lửa ATACMS là bước đi hợp lý.

Dù vậy không ít ý kiến cho rằng, trong tương lai Mỹ có thể nới lỏng việc dùng vũ khí tầm xa trong đó có ATACMS để Kiev có thể tập kích mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Nếu được phép dùng ATACMS tấn công lãnh thổ Nga, Ukraine có thể mở rộng phạm vi đòn đánh và nhắm vào căn cứ không quân của đối phương chẳng hạn như tỉnh Voronezh.

Ukraine cuối năm ngoái nhận một số tên lửa ATACMS, cho phép họ tấn công mục tiêu giá trị cao của Nga ở hậu phương, cách xa tiền tuyến khoảng 150km.

Mỹ hồi tháng 3 bí mật chuyển cho Ukraine một số tên lửa ATACMS tầm bắn tới 300km, gây thiệt hại cho nhiều căn cứ tại khu vực Nga đang kiểm soát và bán đảo Crimea.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS được tạo ra vào giữa những năm 1980 vào lúc "hoàng hôn" của Chiến tranh Lạnh và được đưa vào phục vụ trong Quân đội Mỹ đầu năm 1991.

Đáng chú ý, sự ra đời của tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 đúng thời điểm diễn ra cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo chống lại Iraq của thời Tổng thống Saddam Hussein.

Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, tên lửa tầm xa ATACMS đã được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến do Mỹ ở Afghanistan và Iraq vào những năm 2000.

MGM-140 ATACMS tham chiến lần đầu trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Khoảng 32 đạn tên lửa đã được phóng từ bệ phóng M270.

Trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, hơn 450 tên lửa MGM-140 ATACMS đã được Mỹ bắn vào quân đội Iraq gây thiệt hại nghiêm trọng góp phần dẫn đến sự sụp đổ của quân đội nước này.

MGM-140 ATACMS là dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật được Tập đoàn Lockheed Martin phát triển dành cho quân đội Mỹ và một số nước đồng minh.

Tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS có tầm bắn từ 150 - 300 km tùy biến thể.

Tên lửa này có thể được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau đa phần là các phương tiện cơ giới mặt đất với các biến thể như pháo phản lực M270 MLRS hay HIMARS.

Dù có kích thước khá lớn cùng hình dáng bên ngoài khá đặc biệt nhưng trên thực tế mỗi hệ thống M270 MLRS chỉ có thể mang theo 2 tên lửa MGM-140 ATACMS, con số này trên HIMARS chỉ có 1.

Sau khi được đưa vào trang bị, Lockheed Martin tiếp tục phát triển dự án ATACMS với việc cho ra đời các biến thể tiếp theo của MGM-140 gồm: MGM-140B - Block IA, MGM-164 ATACMS - Block II và MGM-168 ATACMS - Block IVA.

Mỗi biến thể được phát triển dành cho từng loại nhiệm vụ khác trong đó MGM-168 ATACMS - Block IVA sở hữu tầm bắn xa nhất lên đến 300km với khả năng mang theo một đầu đạn nổ cực mạnh, nặng 230kg.

Đạn tên lửa MGM-140 ATACMS nặng 1,6 tấn, dài 4m, đường kính thân 610 mm, có thể mang theo nhiều loại đầu đạn khác nhau bao gồm cả các loại đầu đạn phân mảnh có khả năng gây sát thương trên diện rộng.

Ngoài ra tên lửa này có thể trang bị đầu đạn hạt nhân có sức công phá từ 15-25 kt.

Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu và dẫn đường quán tính cho độ chính xác cực cao.

Gần đây Mỹ đang tái khởi động chương trình chế tạo phiên bản mới của loại tên lửa này có tầm phóng lên tới 500 km.

Bên cạnh quân đội Mỹ, các tên lửa này chỉ được vận hành bởi một số đối tác như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Romania, cũng như Hàn Quốc, Bahrain, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Úc, Đài Loan (TQ), Litva, Estonia và Ma-rốc.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vi-sao-my-cam-ukraine-phong-ten-lua-atacms-vao-lanh-tho-nga-post578578.antd