Vì sao thác Niagara nằm trên biên giới Mỹ - Canada từng cạn nước?

Năm 1969, lần đầu tiên trong nhiều thiên niên kỷ, thác Niagara nằm trên biên giới Mỹ - Canada trở nên khô cạn. Điều này xuất phát từ việc giới chức hai nước cùng nghiên cứu thành phần địa lý của thác Niagara và ngăn không để thác bị phá hủy.

 Thác Niagara là thác nước vĩ đại nhất ở Bắc Mỹ cả về chiều rộng và thể tích. Thác nước này là đường biên giới tự nhiên giữa Mỹ và Canada. Theo đó, thác thác Niagara bao gồm: thác Horseshoe (hay Thác Canada), thác Mỹ và thác Bridal Veil.

Thác Niagara là thác nước vĩ đại nhất ở Bắc Mỹ cả về chiều rộng và thể tích. Thác nước này là đường biên giới tự nhiên giữa Mỹ và Canada. Theo đó, thác thác Niagara bao gồm: thác Horseshoe (hay Thác Canada), thác Mỹ và thác Bridal Veil.

Cả ba thác nước trên bắt nguồn từ sông Niagara. Trong đó, Horseshoe là thác rộng nhất và cao nhất trong 3 thác, chiều ngang hơn 670m, dòng nước đổ từ độ cao 57m.

Cả ba thác nước trên bắt nguồn từ sông Niagara. Trong đó, Horseshoe là thác rộng nhất và cao nhất trong 3 thác, chiều ngang hơn 670m, dòng nước đổ từ độ cao 57m.

Trong khi đó, thác Mỹ xếp thứ hai với chiều rộng hơn 286m, độ cao khoảng 27 m và thác Bridal Veil cao tương đương thác Mỹ nhưng chiều rộng chỉ hơn 13m.

Trong khi đó, thác Mỹ xếp thứ hai với chiều rộng hơn 286m, độ cao khoảng 27 m và thác Bridal Veil cao tương đương thác Mỹ nhưng chiều rộng chỉ hơn 13m.

Khi tìm hiểu về thác Niagara, nhiều người chú ý đến sự việc nơi đây từng cạn nước vào năm 1969. Cụ thể, vào cuối những năm 1960, xuất hiện một số lo ngại về việc các vụ lở đá trong tương lai có thể làm xói mòn hoàn toàn thác Niagara.

Khi tìm hiểu về thác Niagara, nhiều người chú ý đến sự việc nơi đây từng cạn nước vào năm 1969. Cụ thể, vào cuối những năm 1960, xuất hiện một số lo ngại về việc các vụ lở đá trong tương lai có thể làm xói mòn hoàn toàn thác Niagara.

Do đó, để nghiên cứu thành phần địa lý của thác Niagara và ngăn không để thác bị phá hủy, một ủy ban Mỹ - Canada được thành lập và quyết định rút cạn nước của thác nước này trong 5 tháng.

Do đó, để nghiên cứu thành phần địa lý của thác Niagara và ngăn không để thác bị phá hủy, một ủy ban Mỹ - Canada được thành lập và quyết định rút cạn nước của thác nước này trong 5 tháng.

Để làm cạn nước của thác Niagara, trong 3 ngày vào tháng 6/1969, hơn 1.200 xe tải đã đổ gần 28.000 tấn đất đá để tạo thành một đê quai ở thượng nguồn của thác. Việc làm này nhằm đổi hướng dòng chảy của thác Niagara khỏi Thác Mỹ và tới thác Horseshoe rộng lớn hơn nhiều.

Để làm cạn nước của thác Niagara, trong 3 ngày vào tháng 6/1969, hơn 1.200 xe tải đã đổ gần 28.000 tấn đất đá để tạo thành một đê quai ở thượng nguồn của thác. Việc làm này nhằm đổi hướng dòng chảy của thác Niagara khỏi Thác Mỹ và tới thác Horseshoe rộng lớn hơn nhiều.

Vậy nên, đây là lần đầu tiên thác Niagara cạn nước trong nhiều thiên niên kỷ. Sau khi thác cạn nước, các chuyên gia, kỹ sư đào sâu vào lòng thác để lập bản đồ, thăm dò ứng suất, lỗi và áp lực của đá.

Vậy nên, đây là lần đầu tiên thác Niagara cạn nước trong nhiều thiên niên kỷ. Sau khi thác cạn nước, các chuyên gia, kỹ sư đào sâu vào lòng thác để lập bản đồ, thăm dò ứng suất, lỗi và áp lực của đá.

Đồng thời, các nhà khoa học lắp đặt các thiết bị nhằm theo dõi chuyển động của đất đá ở một số vị trí tại thác Niagara. Vít và cáp bằng thép được sử dụng để ổn định phần đá xung quanh đảo Luna và thác Bridal Veil. Các lỗ thoát cũng được đào xuống sâu dưới mặt đất để giải tỏa áp lực thủy tĩnh ở một số điểm.

Đồng thời, các nhà khoa học lắp đặt các thiết bị nhằm theo dõi chuyển động của đất đá ở một số vị trí tại thác Niagara. Vít và cáp bằng thép được sử dụng để ổn định phần đá xung quanh đảo Luna và thác Bridal Veil. Các lỗ thoát cũng được đào xuống sâu dưới mặt đất để giải tỏa áp lực thủy tĩnh ở một số điểm.

Sau 3 tháng làm việc liên tục, vào tháng 11/1969, đê quai dần được tháo dỡ. Cuối cùng, thác Niagara trở lại dáng vẻ vốn có, đổ những dòng nước trắng xóa từ trên cao xuống.

Sau 3 tháng làm việc liên tục, vào tháng 11/1969, đê quai dần được tháo dỡ. Cuối cùng, thác Niagara trở lại dáng vẻ vốn có, đổ những dòng nước trắng xóa từ trên cao xuống.

Mời độc giả xem video: Bí mật không lời giải về “ngọn lửa vĩnh cửu” bên trong thác nước.

Tâm Anh (theo RHP)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vi-sao-thac-niagara-nam-tren-bien-gioi-my-canada-tung-can-nuoc-1857514.html