Việc Nga lấy lại thế cân bằng về hạt nhân với Mỹ nói nên điều gì?

Căng thẳng giữa các siêu cường quốc trên thế giới đã làm dấy lên lo ngại rằng các tình huống có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh thế giới mới, nhưng Nga cho rằng điều này khó xảy ra vì Nga và Mỹ đều bằng nhau về vấn đề hạt nhân.

Nga đã đạt được sự ngang bằng về hạt nhân với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, điều mà nước này không có được trong Thế chiến II. Các nhà lãnh đạo của hai quốc gia có lực lượng hạt nhân lớn nhất là Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhất trí rằng không được tiến hành chiến tranh hạt nhân. Nhưng những bất đồng gần đây về một tàu chiến gần Crimea đã làm dấy lên lo ngại về xung đột vũ trang.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với TASS hôm thứ Năm tuần này rằng ông không muốn nói về chiến tranh vì điều đó là "không thể".

Theo ông Peskov, "sự ngang bằng về hạt nhân" là cơ chế "ổn định toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế", giúp bảo vệ thế giới khỏi xung đột.

Trong cuộc phỏng vấn với Kênh truyền hình 1 của Nga, ông Peskov đã trả lời một câu hỏi về khả năng xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba sử dụng vũ khí hạt nhân. “Một cuộc chiến toàn diện có thể bắt đầu không? Tổng thống Vladimir Putin đã nói rất rõ rằng điều này khó có thể xảy ra. Tất nhiên, việc duy trì sự ngang bằng về vũ khí hạt nhân là rất quan trọng, vì nó đã góp phần vào sự ổn định chiến lược hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên, những cố gắng vi phạm sự cân bằng này liên tục được thực hiện, và về vấn đề này, Nga đã thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước”, ông Peskov nói.

Người phát ngôn Điện Kremlin giải thích rằng một trong những biện pháp đó là sử dụng các hệ thống vũ khí mới để hỗ trợ quân bình hạt nhân. "Theo tôi, chúng ta không nên nói đến chiến tranh, ngay cả khi nó không bị loại trừ hoàn toàn", ông Peskov nói thêm.

Hôm thứ Tư tuần này, Tổng thống Putin đã tổ chức phiên hỏi đáp thường niên với các công dân Nga và được hỏi liệu rằng thế giới có đang trên bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba hay không? Ông đã bác bỏ ý kiến này, mặc dù ông gọi việc tàu chiến của Anh đến gần Crimea là một "sự khiêu khích" rõ ràng.

Nga cáo buộc tàu chiến của Anh xâm nhập lãnh hải một cách bất hợp pháp và cáo buộc Mỹ dính dáng đến một nhiệm vụ gián điệp chung nhằm vào Nga.

“Ngay cả khi chúng tôi đã đánh chìm con tàu này, vẫn khó có thể tưởng tượng rằng nó sẽ đưa thế giới vào bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba bởi vì những người đã làm điều này biết rằng họ không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến như thế này”, ông Putin nói.

Điều này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ cáo buộc Nga tấn công các tàu chiến của Mỹ và Ukraine.

Hãng tin Avia.pro đưa tin, phía Mỹ cáo buộc quân đội Nga cố tình sử dụng tác chiến điện tử chống lại tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Ross và các tàu chiến Ukraine đang tiến hành cuộc tập trận gần Crimea.

Sau một cú va chạm mạnh, hệ thống dẫn đường của tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ đã ngừng hoạt động. Theo lưu ý của quân đội Mỹ, một cuộc tấn công như vậy từ Nga có thể trở nên rất nguy hiểm, vì làm gián đoạn hoạt động của hệ thống định vị, các tàu bạn có thể tấn công nhầm lẫn nhau, đặc biệt là khi chúng sử dụng vũ khí chính xác cao.

Một chuyên gia Mỹ cho biết: “Nga đã tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ bằng cách sử dụng các biện pháp đối phó điện tử và cảnh báo rằng việc gián đoạn hệ thống định vị có thể dễ dàng dẫn đến khả năng đấu súng giữa các tàu, làm phức tạp thêm tình hình trong trường hợp xảy ra khủng hoảng”.

Nh.Thạch

RT

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/viec-nga-lay-lai-the-can-bang-ve-hat-nhan-voi-my-noi-nen-dieu-gi-616318.html