Viêm tủy răng không hồi phục ở trẻ bị bệnh hội chứng Henter

Đây là trường hợp điều trị răng miệng phức tạp, trong bối cảnh người bệnh có nhiều bệnh nền nguy cơ cao do bệnh lý di truyền.

Không chỉ đơn giản là bệnh răng miệng

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba cho biết, khoa Răng miệng phối hợp với khoa Gây mê hồi sức đã tiến hành điều trị răng cho bệnh nhi nam, 9 tuổi, mắc hội chứng Hunter (MPS II) – một bệnh lý di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau răng hàm dưới bên trái. Qua thăm khám, ghi nhận tiền sử bệnh phức tạp gồm: Hội chứng Hunter, teo não, chậm phát triển trí tuệ, hẹp van hai lá nhẹ và giảm tiểu cầu vô căn. Toàn thân tỉnh nhưng tiếp xúc kém, ngoài mặt không sưng nề.

Trong khoang miệng, vệ sinh răng miệng kém, răng R16, 26, 36, 46 sâu hố rãnh; răng 75 sâu lớn mặt nhai, lợi vùng cuống bình thường.

 Điều trị răng cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Điều trị răng cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Các bác sĩ chẩn đoán răng 75 của bệnh nhân viêm tủy không hồi phục và sâu hố rãnh nhiều răng khác. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, các bác sĩ đã xây dựng kế hoạch điều trị răng dưới gây mê nội khí quản với sự phối hợp chặt chẽ giữa hai khoa.

Ca phẫu thuật diễn ra thành công, hiện tại bệnh nhân đang tiếp tục được các bác sĩ theo dõi và điều trị sau phẫu thuật.

Đây là trường hợp điều trị răng miệng phức tạp, đòi hỏi đánh giá kỹ lưỡng về gây mê hồi sức và phối hợp đa chuyên khoa, đặc biệt trong bối cảnh người bệnh có nhiều bệnh lý nền nguy cơ cao.

Việc can thiệp kịp thời không chỉ giúp cải thiện tình trạng răng miệng mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt này.

Nhiều biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra

Các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP HCM cho biết, hội chứng Hunter (còn được gọi là bệnh mucopolysaccharidosis loại II hoặc MPS II) là một rối loạn di truyền hiếm gặp, xảy ra khi cơ thể thiếu một loại enzyme cần thiết để phân hủy các phân tử đường lớn (glycosaminoglycans).

Bởi vì cơ thể không có nguồn cung cấp đầy đủ các men để phá vỡ các phân tử phức tạp nhất định, các phân tử tích tụ với số lượng độc hại trong một số tế bào và mô. Sự tích tụ xảy ra trong hội chứng Hunter cuối cùng là nguyên nhân thường trực, ảnh hưởng ngoại hình ảnh hưởng đến tiến triển, phát triển tâm thần, chức năng nội tạng và khả năng thể chất.

Hội chứng Hunter thường xuất hiện ở trẻ nam khoảng 2 tuổi, không có cách chữa trị. Điều trị hội chứng này liên quan đến việc quản lý triệu chứng và biến chứng của hội chứng Hunter. Trẻ em mắc hội chứng này thường không sống quá tuổi thiếu niên.

 Điều trị răng cho bệnh nhi - Ảnh BVCC

Điều trị răng cho bệnh nhi - Ảnh BVCC

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh biểu hiện sớm bao gồm: Suy giảm kỹ năng phát triển, thường là ở độ tuổi từ 1, 2 và 3; Mặt thô, bao gồm cả dày lưỡi, môi và lỗ mũi; Mũi và lỗ mũi loe rộng; Bàn tay quắp; Lưỡi nhô ra; Bất thường kích thước xương hoặc hình dạng và bất thường xương khác; Gan và lá lách to, kết quả là bụng phình; Hô hấp khó khăn, bao gồm ngưng thở khi ngủ, một tình trạng mà liên tục ngưng thở trong khi ngủ.

Rối loạn tim mạch, như dày tiến triển của các van tim, cao huyết áp (tăng huyết áp) và tắc nghẽn các mạch máu; Tầm nhìn giảm do sự thoái hóa của các tế bào nắm bắt ánh sáng và sự tích tụ các mảnh vỡ tế bào trong não gây áp lực lên thần kinh thị giác và mắt; Da tổn thương trên cánh tay sau và phía trên; Mất thính tiến triển; Hành vi hung hăng; Còi cọc, thường là sau khi 4 hoặc 5 tuổi; Cổ cứng; Tiêu chảy.

Một loạt các biến chứng có thể xảy ra với hội chứng Hunter tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có thể bao gồm các biến chứng: Hô hấp có thể gây ngưng thở khi ngủ; Tim mạch gây suy tim, tăng áp mạch phổi; Xương khớp đau và dị dạng các xương; Thoát vị, gan và lách to; Biến chứng thần kinh và não...

Thúy Nga

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/viem-tuy-rang-khong-hoi-phuc-o-tre-bi-benh-hoi-chung-henter-post1557208.html