Việt Nam từng sở hữu máy bay cánh bằng có thể... bay giật lùi

Trong biên chế trước đây của Không quân Việt Nam có một loại máy bay 'độc nhất vô nhị' với khả năng bay giật lùi khi điều kiện cho phép.

Antonov An-2 là một trong những mẫu máy bay duy nhất trên thế giới có khả năng bay... giật lùi vô tiền khoáng hậu. Trong lịch sử phát triển hơn 100 năm của ngành hàng không thế giới, An-2 là mẫu phi cơ duy nhất có khả năng bay lùi trên không.

Antonov An-2 là một trong những mẫu máy bay duy nhất trên thế giới có khả năng bay... giật lùi vô tiền khoáng hậu. Trong lịch sử phát triển hơn 100 năm của ngành hàng không thế giới, An-2 là mẫu phi cơ duy nhất có khả năng bay lùi trên không.

 Điều đặc biệt là Không quân Việt Nam cũng đã từng được biên chế mẫu mẫu máy bay cánh bằng có khả năng độc đáo này. Theo đó những chiếc máy bay An-2 được quân đội ta đưa vào trang bị từ thời Kháng chiến chống Mỹ nhưng tới nay đã bị chúng ta loại biên hết.

Điều đặc biệt là Không quân Việt Nam cũng đã từng được biên chế mẫu mẫu máy bay cánh bằng có khả năng độc đáo này. Theo đó những chiếc máy bay An-2 được quân đội ta đưa vào trang bị từ thời Kháng chiến chống Mỹ nhưng tới nay đã bị chúng ta loại biên hết.

 Đây cũng có thể coi là dòng máy bay hai tầng cánh duy nhất vẫn còn được sử dụng trong thế kỷ 21, điểm đặc biệt của chiếc máy bay này chính là độ bền cao theo "tiêu chuẩn Liên Xô", dễ điều khiển, dễ bảo dưỡng và dễ chế tạo.

Đây cũng có thể coi là dòng máy bay hai tầng cánh duy nhất vẫn còn được sử dụng trong thế kỷ 21, điểm đặc biệt của chiếc máy bay này chính là độ bền cao theo "tiêu chuẩn Liên Xô", dễ điều khiển, dễ bảo dưỡng và dễ chế tạo.

Khả năng bay lùi của An-2 được thể hiện rõ trong sách hướng dẫn bay của nó, chiếc phi cơ này không có tốc độ tối thiểu. Tốc độ tối thiểu là tốc độ mà khi máy bay bay ở tốc độ thấp hơn tốc độ này, nó sẽ bị mất lực nâng và rơi.

Khả năng bay lùi của An-2 được thể hiện rõ trong sách hướng dẫn bay của nó, chiếc phi cơ này không có tốc độ tối thiểu. Tốc độ tối thiểu là tốc độ mà khi máy bay bay ở tốc độ thấp hơn tốc độ này, nó sẽ bị mất lực nâng và rơi.

 Theo các phi công kinh nghiệm, tốc độ tối thiểu của An-2 là không có do khi bay ở vận tốc khoảng 55 km/h, ở tốc độ này lực nâng của máy bay vẫn đủ do nó có tới 2 tầng cánh, nếu gặp một cơn gió ngược có tốc độ tương đương (55 km/h) chiếc máy bay sẽ đứng im một chỗ và nếu gió ngược khoảng 65 km/h, nó sẽ bắt đầu bay... giật lùi.

Theo các phi công kinh nghiệm, tốc độ tối thiểu của An-2 là không có do khi bay ở vận tốc khoảng 55 km/h, ở tốc độ này lực nâng của máy bay vẫn đủ do nó có tới 2 tầng cánh, nếu gặp một cơn gió ngược có tốc độ tương đương (55 km/h) chiếc máy bay sẽ đứng im một chỗ và nếu gió ngược khoảng 65 km/h, nó sẽ bắt đầu bay... giật lùi.

 Trạng thái bay giật lùi này, dù phụ thuộc vào môi trường bên ngoài nhưng phi công An-2 vẫn hoàn toàn điều khiển được. Trong sổ tay dành cho phi công lái máy bay hai tầng cánh An-2 còn ghi rõ, khi máy bay chết máy trên không, kéo cần điều khiển hết cỡ về phía sau, giữ tư thế cất cánh, máy bay sẽ bay với tốc độ khoảng 40 km/h và hạ cánh bằng với tốc độ tương đương tốc độ hạ cánh bằng dù.

Trạng thái bay giật lùi này, dù phụ thuộc vào môi trường bên ngoài nhưng phi công An-2 vẫn hoàn toàn điều khiển được. Trong sổ tay dành cho phi công lái máy bay hai tầng cánh An-2 còn ghi rõ, khi máy bay chết máy trên không, kéo cần điều khiển hết cỡ về phía sau, giữ tư thế cất cánh, máy bay sẽ bay với tốc độ khoảng 40 km/h và hạ cánh bằng với tốc độ tương đương tốc độ hạ cánh bằng dù.

 Đây là điều độc nhất vô nhị mà không một loại máy bay nào trên thế giới kể cả những máy bay hiện đại nhất hiện nay có thể làm được. An-2 cũng là chiếc máy bay đang giữ kỷ lục về thời gian sản xuất lâu nhất khi mà chiếc đầu tiên được chế tạo từ năm 1947 và chiếc cuối cùng được chế tạo vào năm 1992, kéo dài tới 45 năm.

Đây là điều độc nhất vô nhị mà không một loại máy bay nào trên thế giới kể cả những máy bay hiện đại nhất hiện nay có thể làm được. An-2 cũng là chiếc máy bay đang giữ kỷ lục về thời gian sản xuất lâu nhất khi mà chiếc đầu tiên được chế tạo từ năm 1947 và chiếc cuối cùng được chế tạo vào năm 1992, kéo dài tới 45 năm.

 Máy bay Antonov An-2 có phi hành đoàn từ 1 tới 2 người, chứa được tối đa 12 hành khách và cất cánh được với trọng lượng tối đa 5,5 tấn. Chiếc phi cơ được trang bị một động cơ 1000 sức ngựa này có khả năng bay với tốc độ tối đa 258 km/h.

Máy bay Antonov An-2 có phi hành đoàn từ 1 tới 2 người, chứa được tối đa 12 hành khách và cất cánh được với trọng lượng tối đa 5,5 tấn. Chiếc phi cơ được trang bị một động cơ 1000 sức ngựa này có khả năng bay với tốc độ tối đa 258 km/h.

 Tầm bay tối đa mà An-2 đạt được vào khoảng 845 km tùy vào điều kiện bên ngoài và lượng hàng hóa nó mang theo. Trần bay của An-2 tối đa được khoảng 4.500 mét so với mực nước biển.

Tầm bay tối đa mà An-2 đạt được vào khoảng 845 km tùy vào điều kiện bên ngoài và lượng hàng hóa nó mang theo. Trần bay của An-2 tối đa được khoảng 4.500 mét so với mực nước biển.

 Trong ảnh là một chiếc An-2 đã từng được sử dụng bởi Không quân Việt Nam đang được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân.

Trong ảnh là một chiếc An-2 đã từng được sử dụng bởi Không quân Việt Nam đang được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân.

Theo Khắc Đôn/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/viet-nam-tung-so-huu-may-bay-canh-bang-co-the-bay-giat-lui/20191223011744027