Xe công binh 'cực dị' của Quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Xe công M728 từng là phương tiện công binh chủ lực của Quân đội Mỹ; tuy là xe công binh, nhưng nó vẫn có thể là vũ khí chiến đấu tầm gần, khi được trang bị cả pháo và súng máy các loại.

Năm 1963, Cục R&D Kỹ thuật Quân đội Mỹ bắt đầu phát triển một loại xe kỹ thuật dựa trên xe tăng M60 tiên tiến nhất, vừa đưa vào biên chế chiến đấu trong Quân đội Mỹ vào thời điểm đó với tên gọi xe công binh chiến đấu M728, được đưa vào sử dụng năm 1965 và được đưa vào chiến trường Việt Nam năm 1968.

Năm 1963, Cục R&D Kỹ thuật Quân đội Mỹ bắt đầu phát triển một loại xe kỹ thuật dựa trên xe tăng M60 tiên tiến nhất, vừa đưa vào biên chế chiến đấu trong Quân đội Mỹ vào thời điểm đó với tên gọi xe công binh chiến đấu M728, được đưa vào sử dụng năm 1965 và được đưa vào chiến trường Việt Nam năm 1968.

M728 ban đầu được cải tiến từ xe tăng M60A1, trọng lượng chiến đấu của nó là 47,4 tấn, chiều dài 8,97 m; chiều rộng 3,71 m; chiều cao 3,23 m. Thân xe không có nhiều thay đổi. Phía trước thân xe có thể lắp một lưỡi ủi M9 hoặc lưỡi cày D7. Nhiệm vụ của xe là đào hào, rà phá bom mìn hoặc cứu kéo các phương tiện bị sa lầy.

M728 ban đầu được cải tiến từ xe tăng M60A1, trọng lượng chiến đấu của nó là 47,4 tấn, chiều dài 8,97 m; chiều rộng 3,71 m; chiều cao 3,23 m. Thân xe không có nhiều thay đổi. Phía trước thân xe có thể lắp một lưỡi ủi M9 hoặc lưỡi cày D7. Nhiệm vụ của xe là đào hào, rà phá bom mìn hoặc cứu kéo các phương tiện bị sa lầy.

Nhờ được trang bị hỏa lực mạnh cùng lớp giáp thừa hưởng từ xe tăng M60 (lớp giáp nghiêng phía trước thân xe dày nhất 93 mm), nên M728 có thể tham gia hỗ trợ kỹ thuật, dọn dẹp chướng ngại vật hay thậm chí là yểm trợ hỏa lực, song hành cùng các đơn vị thiết giáp, bộ binh cơ giới.

Nhờ được trang bị hỏa lực mạnh cùng lớp giáp thừa hưởng từ xe tăng M60 (lớp giáp nghiêng phía trước thân xe dày nhất 93 mm), nên M728 có thể tham gia hỗ trợ kỹ thuật, dọn dẹp chướng ngại vật hay thậm chí là yểm trợ hỏa lực, song hành cùng các đơn vị thiết giáp, bộ binh cơ giới.

Sau năm 1982, khi Quân đội Mỹ đưa xe tăng thế hệ 3 M1A1 Abrams vào biên chế, dẫn đến dư thừa xe tăng M60. Do vậy phiên bản xe công binh chiến đấu M728A1 được cải tiến trực tiếp từ xe tăng M60A2, độ dày của giáp trước thân xe được tăng lên 109 mm. Những thay đổi như vậy đã làm tăng trọng lượng tổng thể của xe lên gần một phần tấn.

Sau năm 1982, khi Quân đội Mỹ đưa xe tăng thế hệ 3 M1A1 Abrams vào biên chế, dẫn đến dư thừa xe tăng M60. Do vậy phiên bản xe công binh chiến đấu M728A1 được cải tiến trực tiếp từ xe tăng M60A2, độ dày của giáp trước thân xe được tăng lên 109 mm. Những thay đổi như vậy đã làm tăng trọng lượng tổng thể của xe lên gần một phần tấn.

Về vũ khí chính, cả hai phiên bản M728 và M728A1 đều sử dụng pháo nòng ngắn 165mm M135 do Anh thiết kế. Loại pháo nòng ngắn này chỉ có thể bắn được đạn HESH, trọng lượng 29 kg, tầm bắn tối đa 2.400 mét; tầm bắn hiệu quả 925 mét.

Về vũ khí chính, cả hai phiên bản M728 và M728A1 đều sử dụng pháo nòng ngắn 165mm M135 do Anh thiết kế. Loại pháo nòng ngắn này chỉ có thể bắn được đạn HESH, trọng lượng 29 kg, tầm bắn tối đa 2.400 mét; tầm bắn hiệu quả 925 mét.

Mặc dù đầu đạn HESH được nhồi tới 18 kg thuốc nổ dẻo C4, có sức công phá rất mạnh, nhưng không phù hợp cho một phương tiện chiến đấu vì có tầm bắn hiệu quả hạn chế, chủ yếu là hỗ trợ hỏa lực khi cần thiết. Cơ số đạn pháo của xe là 30 viên.

Mặc dù đầu đạn HESH được nhồi tới 18 kg thuốc nổ dẻo C4, có sức công phá rất mạnh, nhưng không phù hợp cho một phương tiện chiến đấu vì có tầm bắn hiệu quả hạn chế, chủ yếu là hỗ trợ hỏa lực khi cần thiết. Cơ số đạn pháo của xe là 30 viên.

Về vũ khí phụ gồm 1 súng máy M240 7,62 mm (hoặc M73), gắn đồng trục với pháo chính, cơ số đạn 2.000 viên. Trên tháp pháo, vị trí của trưởng xe gắn 1 súng máy hạng nặng M2.50 BMG cỡ nòng 12,7 mm, hoặc M85 với cơ số đạn 600 viên.

Về vũ khí phụ gồm 1 súng máy M240 7,62 mm (hoặc M73), gắn đồng trục với pháo chính, cơ số đạn 2.000 viên. Trên tháp pháo, vị trí của trưởng xe gắn 1 súng máy hạng nặng M2.50 BMG cỡ nòng 12,7 mm, hoặc M85 với cơ số đạn 600 viên.

Để thực hiện nhiệm vụ công binh, một cần trục hình chữ A cũng được lắp đặt trên tháp pháo, nó có thể nâng các vật nặng 8,75 tấn, hoặc đóng vai trò như tời để kéo các vật nặng tới 12,5 tấn theo chiều ngang.

Để thực hiện nhiệm vụ công binh, một cần trục hình chữ A cũng được lắp đặt trên tháp pháo, nó có thể nâng các vật nặng 8,75 tấn, hoặc đóng vai trò như tời để kéo các vật nặng tới 12,5 tấn theo chiều ngang.

Xe công binh chiến đấu M728 và M728A1 biên chế kíp xe 4 người, gồm trưởng xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn. Đại đội công binh của Quân đội Mỹ được trang bị 2 chiếc M728, và đây từng là một trong những phương tiện công binh chủ lực của Quân đội Mỹ trong một thời gian tương đối dài.

Xe công binh chiến đấu M728 và M728A1 biên chế kíp xe 4 người, gồm trưởng xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn. Đại đội công binh của Quân đội Mỹ được trang bị 2 chiếc M728, và đây từng là một trong những phương tiện công binh chủ lực của Quân đội Mỹ trong một thời gian tương đối dài.

Trong Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh vùng Vịnh, xe công binh chiến đấu M728 và M728A1 thường được sử dụng như một loại vũ khí tấn công với sức mạnh phòng thủ tương đương với một chiếc xe tăng, nó có thể tiếp cận trực tiếp mục tiêu và tấn công các công sự bằng pháo và súng máy hạng nặng.

Trong Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh vùng Vịnh, xe công binh chiến đấu M728 và M728A1 thường được sử dụng như một loại vũ khí tấn công với sức mạnh phòng thủ tương đương với một chiếc xe tăng, nó có thể tiếp cận trực tiếp mục tiêu và tấn công các công sự bằng pháo và súng máy hạng nặng.

Xe công binh M728 CEV được thiết kế với vai trò hỗ trợ cho các đơn vị bộ binh cơ giới, đặc biệt là xe tăng, xe bọc thép trên chiến trường, cũng như dọn đường, phá chướng ngại vật, xây dựng công sự… Nhưng trong Chiến tranh vùng Vịnh, các đơn vị thiết giáp tham gia chiến đấu tiến rất nhanh, còn M728 chạy quá chậm nên phải bỏ lại phía sau.

Xe công binh M728 CEV được thiết kế với vai trò hỗ trợ cho các đơn vị bộ binh cơ giới, đặc biệt là xe tăng, xe bọc thép trên chiến trường, cũng như dọn đường, phá chướng ngại vật, xây dựng công sự… Nhưng trong Chiến tranh vùng Vịnh, các đơn vị thiết giáp tham gia chiến đấu tiến rất nhanh, còn M728 chạy quá chậm nên phải bỏ lại phía sau.

Xe công binh chiến đấu M728 được Mỹ triển khai tại chiến trường miền Nam Việt Nam từ năm 1965 trong biên chế các đơn vị công binh của lực lượng bộ binh cơ giới, hay các đơn vị thiết giáp độc lập. Nhưng nó được biết đến nhiều hơn là phương tiện chiến đấu, đặc biệt là ở mặt trận Củ Chi, để đối phó với các đường địa đạo của quân Giải phóng.

Xe công binh chiến đấu M728 được Mỹ triển khai tại chiến trường miền Nam Việt Nam từ năm 1965 trong biên chế các đơn vị công binh của lực lượng bộ binh cơ giới, hay các đơn vị thiết giáp độc lập. Nhưng nó được biết đến nhiều hơn là phương tiện chiến đấu, đặc biệt là ở mặt trận Củ Chi, để đối phó với các đường địa đạo của quân Giải phóng.

Quân đội Mỹ bắt đầu loại khỏi biên chế xe công binh chiến đấu M728 và M728A1 vào thập niên 2000 và thay thế chúng bằng xe M1150 hiện đại hơn. Một số xe công binh chiến đấu M728A1 đã được bán cho Singapore, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các quốc gia khác, và hiện tại tất cả chúng đều đã ngừng hoạt động. (Nguồn ảnh: Wikipedia).

Quân đội Mỹ bắt đầu loại khỏi biên chế xe công binh chiến đấu M728 và M728A1 vào thập niên 2000 và thay thế chúng bằng xe M1150 hiện đại hơn. Một số xe công binh chiến đấu M728A1 đã được bán cho Singapore, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các quốc gia khác, và hiện tại tất cả chúng đều đã ngừng hoạt động. (Nguồn ảnh: Wikipedia).

Tiến Minh (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/xe-cong-binh-cuc-di-cua-quan-doi-my-trong-chien-tranh-viet-nam-2000526.html