Y tế từ xa: Khoảng cách về 0 trong khám, chữa bệnh

Vượt qua khoảng cách địa lý, y tế từ xa (Tele-health) đang mang đến nhiều lợi ích trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Giúp người bệnh được chẩn đoán, tư vấn và chỉ định điều trị bởi đội ngũ chuyên gia ở các bệnh viện tuyến trên. Đây cũng là một giải pháp thiết thực, hiệu quả. Góp phần không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ, trước những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn.

Ngày 22/6/2020 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2628/QĐ-BYT phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 - 2025, hướng đến mục tiêu: “Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến trung ương. Người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân”. Sau giai đoạn thử nghiệm, thí điểm, mô hình này đã ghi nhận được nhiều giá trị thiết thực. Đề án đang được tiếp tục triển khai trên nhiều bệnh viện khắp cả nước với quy mô và chất lượng cao.

“Không gian gần” và chất lượng khám chữa bệnh

Dù đã được phát triển đồng bộ về trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ, chất lượng phục vụ, chất lượng cơ sở vật chất… Tuy nhiên, nhu cầu được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ ở bệnh viện tuyến trên là vô cùng lớn đối với các bệnh nhân tuyến dưới, nhất là những trường hợp có bệnh cảnh đặc biệt, bệnh nền phức tạp.

Nếu như trước đây, để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ tuyến trên, người bệnh phải thực hiện chuyển viện với nhiều vấn đề phát sinh như chi phí đi lại, chăm sóc, khoảng cách địa lý, khó khăn về mặt giao thông… Thì nay, với sự phát triển của y tế từ xa, người bệnh đã có thể được điều trị bởi các chuyên gia hàng đầu, mà không cần nhất thiết phải chuyển viện.

Đơn cử trường hợp bệnh nhi 13 tháng tuổi ngụ tại TP Việt Trì (Phú Thọ) bị teo thực quản bẩm sinh đã được phẫu thuật phẫu thuật tạo hình thực quản ngay tại quê nhà, nhờ hệ thống hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa giữa BV Nhi Trung ương và BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Hay trường hợp bệnh nhân N.V.M. 73 tuổi, nhập viện tại BV Đa khoa Đồng Tháp, trong tình trạng tình trạng hôn mê,gồng tay chân, được cấp cứu kịp thời chẩn đoán ban đầu là u não trán phải, nhồi máu não cũ, nhân bèo phải trán trái, động kinh cục bộ toàn thể hóa thứ phát. Bệnh nhân được hội chẩn bởi các bác sĩ của BV Đại học Y Dược TP.HCM để xác định nguyên nhân, cũng như các chỉ định điều trị tiếp theo, mà không cần phải chuyển viện.

Không chỉ dừng lại ở một phạm vi địa phương hay vùng miền, khám, chữa bệnh từ xa đã giúp các giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện tuyến đầu có thể hỗ trợ nhanh chóng chữa trị các ca bệnh khó khắp mọi miền tổ quốc. Như trường hợp bệnh nhi tại huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã được các bác sĩ BV Nhi Trung ương tư vấn và hội chẩn, rút ngắn thời gian và hành trình di chuyển của bệnh nhân từ đảo về đất liền, mà vẫn đảm bảo chất lượng điều trị.

Vượt qua khoảng cách địa lý, khám, chữa bệnh từ xa đã giúp nhiều bệnh nhân lâm bệnh nặng được cứu sống, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Giúp người bệnh tiết kiệm đươc chi phí, thời gian đi lại và giảm thiểu tối đa các nguy cơ tiềm ẩn.

Công cụ Tele-health với sự hỗ trợ của các công nghệ truyền dẫn, lưu trữ, hệ thống trí tuệ nhân tạo AI mang đến nhiều lợi ích cho đội ngũ y, bác sĩ. Việc đối thoại, trao đổi trực tiếp đã mở ra một cơ hội to lớn trong việc đào tạo, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ chuyên môn. Thông qua các buổi hội chẩn, những kiến thức về chuyên môn, các kinh nghiệm thực tế lâm sàng được tương tác, chia sẻ và áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn.

Mang đến “giá trị kép” cho bác sĩ

Bên cạnh những lợi ích hàng đầu cho bệnh nhân, công cụ Tele-health với sự hỗ trợ của các công nghệ truyền dẫn, lưu trữ, hệ thống trí tuệ nhân tạo AI còn mang đến nhiều giá trị nghề nghiệp cho đội ngũ y, bác sĩ. Việc đối thoại, trao đổi trực tiếp đã mở ra một cơ hội to lớn trong việc đào tạo, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ chuyên môn. Thông qua các buổi hội chẩn, những kiến thức về chuyên môn, các kinh nghiệm thực tế lâm sàng được tương tác, chia sẻ và áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn.

Nếu trước đây hỗ trợ chuyên môn theo phương thức 1-1, tức là một tuyến trên hỗ trợ cho một tuyến dưới, thì hiện nay sẽ mở rộng theo mô hình 1-N để đảm bảo hiệu ứng tốt hơn. Theo đó, tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới, nhưng tất cả bệnh viện tuyến dưới đều có thể tham gia vào hội chẩn, theo dõi, qua đó được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.

Đề án khám chữa bệnh từ xa còn có nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo phươ ng thức kết hợp của bác sĩ tuyến trên và bác sĩ tuyến dưới theo mô hình 1-4-4-2. Tức là 1 bác sĩ tuyến trên hỗ trợ cho 4 bác sĩ tuyến tỉnh, 4 bác sĩ tuyến huyện và 2 bác sĩ tuyến xã. Trong đó bác sĩ tuyến trên đóng vai trò như người bảo trợ, hỗ trợ cho tuyến dưới khi cần thiết.

Không ngừng hoàn thiện và phát triển, hệ thống Tele-health đang từng bước mang đến những giá trị to lớn trong hoạt động nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

KHÔI NGUYỄN

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/y-te-tu-xa-khoang-cach-ve-0-trong-kham-chua-benh-n180836.html