Đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Chiều qua, Quốc hội thảo luận tại tổ cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Trong phiên thảo luận, nhiều ý kiến nhất trí với sự cần thiết đầu tư tuyến cao tốc, đồng thời đề xuất thêm một số nội dung để đảm tính khả thi của dự án.

Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước góp ý đối với Luật Cảnh vệ và việc sử dụng vật liệu nổ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 24-5, Quốc hội thảo luận tại tổ cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Cần có giải pháp căn cơ đối với tội phạm trên không gian mạng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 23-5, các đại biểu thảo luận ở tổ về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH BÌNH PHƯỚC GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

Sáng 03/4, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước tổ chức giám sát chuyên đề 'Về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023' tại Công an tỉnh. Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước Điểu Huỳnh Sang chủ trì buổi giám sát.

Bộ Tài chính ủng hộ tăng phát hành xổ số, tạo công ăn việc làm

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, chủ trương của Bộ là ủng hộ tăng phát hành xổ số, để người lao động, người nghèo, người yếu thế có công ăn việc làm.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chúc tết và tặng kinh phí xây nhà tại Hớn Quản

Sáng 24-1, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Phước gồm Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điểu Huỳnh Sang, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng, Giám đốc Sở Công Thương Vũ Ngọc Long đã đến thăm, chúc tết, tặng kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn và tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Hớn Quản.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thăm và chúc tết Nguyên đán 2024

Sáng 24-1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước gồm Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Điểu Huỳnh Sang, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng, Giám đốc Sở Công Thương Vũ Ngọc Long đã đến thăm, chúc tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước.

Tập trung chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân vui xuân, đón mừng năm mới

Sau 3,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm và thống nhất, đồng thuận rất cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc vào sáng 18-1.

Khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5 - Quốc hội khóa XV

Thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội vào sáng 15-1. Dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Cần xem xét lợi và hại nếu lắp camera hành trình cho xe máy

Nhiều ý kiến cho rằng quy định xe máy cũng phải lắp camera hành trình cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét lợi và hại.

Tăng cường hợp tác nghị viện trong thúc đẩy kết nối các nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam

Trong khuôn khổ hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất, tại Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã diễn ra phiên họp về hợp tác kinh tế và văn hóa, xã hội với chủ đề 'Tăng cường hợp tác nghị viện trong thúc đẩy kết nối các nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm'.

Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Sau 22 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành chương trình đề ra và họp phiên bế mạc vào sáng 29-11.

Hoàn thiện các quy định bám sát nội hàm các chính sách xây dựng luật

Chiều 28/11, phát biểu góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước đề nghị là Ban soạn thảo rà soát, hoàn thiện các cái nội dung quy định của dự thảo Luật đảm bảo phải bám sát vào nội hàm các chính sách xây dựng Luật; đồng thời kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Phải minh bạch về chế độ, chính sách đối với các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Chiều 28-11, tại Hội trường Diên Hồng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

CHÙM ẢNH: ĐOÀN ĐBQH CÁC TỈNH, THÀNH THAM DỰ PHIÊN THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT LƯU TRỮ (SỬA ĐỔI)

Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

ĐBQH ĐIỂU HUỲNH SANG: CẦN HUY ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG THEO HƯỚNG LƯỠNG DỤNG, HIỆN ĐẠI

Góp ý vào dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bình Phước cho rằng, cần huy động mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, hiện đại, đồng thời hoàn thiện các quy định cụ thể về các chính sách thu hút, sử dụng nhân tài, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành... trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Chiều 27/11, với 468 đại biểu tán thành (chiếm 94,74 %) Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Có cơ quan, tổ chức né tránh, không coi trọng nhiệm vụ nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử

Chiều 27/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho rằng, việc sửa đổi Luật Lưu trữ là cần thiết để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục kịp thời bất cập, hạn chế trong thực tiễn về công tác lưu trữ hiện nay, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.

Bổ sung nguồn lực, đẩy mạnh chuyển đổi số công tác lưu trữ

Chiều 27-11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Cân nhắc quy định buộc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với xe máy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 24/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên thảo luận.

Đại biểu Quốc hội: Hàng chục triệu xe máy phải gắn thiết bị giám sát hành trình là khó khả thi

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cho biết tính đến tháng 6/2023, cả nước có trên 6 triệu ô tô và 73 triệu mô tô, xe máy đang lưu hành. Nếu quy định hàng chục triệu xe máy phải gắn thiết bị giám sát hành trình là khó bảo đảm tính khả thi.

Nhiều quy định cần có tính khả thi

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, ngày 24/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật viễn thông (sửa đổi). Tiếp đó, Quốc hội thảo luận cho ý kiến về một số nội dung còn khác nhau của dự án Luật đường bộ. Liên quan đến các quy định về hình thức kinh doanh vận tải đưa đón học sinh được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.

Xe máy bắt buộc lắp camera hành trình: Lãng phí, không khả thi!

Nếu dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông qua, sẽ có đến hàng chục triệu xe máy phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Liệu có khả thi?

Cân nhắc việc quy định lắp thiết bị giám sát hành trình vào xe máy

Chiều 24-11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Luật cần tạo cơ sở pháp lý để xử lý triệt để sở hữu chéo, thao túng các tổ chức tín dụng

Thảo luận ở hội trường Diên Hồng về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vào chiều 23-11, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước nhận định Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là dự án luật rất khó, nhiều nội dung chuyên sâu, tác động đến nhiều đối tượng và tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô.

CHÙM ẢNH: ĐOÀN ĐBQH CÁC TỈNH, THÀNH THAM DỰ PHIÊN THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI)

Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp.

Cần có lộ trình xử lý dứt điểm những vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài

Năm 2023, bám sát sự chỉ đạo của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các ngành đã nỗ lực, cố gắng có nhiều giải pháp phù hợp nên công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực. Đây là đánh giá được đưa ra trong phiên họp toàn thể sáng 22-11 về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.

Làm rõ nguyên nhân tăng mạnh số đoàn đông người khiếu nại, tố cáo

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023. Phát biểu tại phiên thảo luận, Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho biết, năm 2023, số lượng công dân đến các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tăng 2.040 lượt người, 1.615 vụ việc, tăng 102 lượt đoàn đông người so với năm 2022. Số lượng công dân đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị tăng 37,7%...

Cần tập trung dự báo xu hướng tội phạm để có giải pháp phòng ngừa

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 21-11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUYẾT LIỆT, MẠNH MẼ HƠN ĐỂ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Đề cập về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, các ĐBQH đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành cần có các giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn để phòng, chống; xử phạt kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng; chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, loại bỏ hoàn toàn sim rác...

Việt Nam có thêm cơ hội mới khi áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu

Tiếp tục chương trình kỳ họp, chiều 20-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Trong phiên thảo luận, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước nhấn mạnh, việc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu cũng mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho Việt Nam

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới như: Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung, tăng cường hội nhập quốc tế cũng như giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá và chuyển lợi nhuận.

Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho Việt Nam

Phát biểu tại phiên thảo luận chiều 20/11, đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho rằng, thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, các nước cũng cần có quy định trong hệ thống pháp luật của mình để đảm bảo phù hợp. Việc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu cũng mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới

Quốc hội cần tăng cường giám sát đối với công tác trả lời kiến nghị cử tri

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 20-11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Ngân sách nhà nước chỉ nên tham gia vào đền bù giải phóng mặt bằng các dự án PPP

Ngày 9-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Cần kết hợp giữa công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân sinh

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp cần có quy định cụ thể về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh kết hợp với công nghiệp dân sinh theo hướng được ứng dụng sản phẩm lưỡng dụng sử dụng cho cả quốc phòng, an ninh và dân sinh… Đây là đề nghị của đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Đại biểu Quốc hội: Ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo còn thấp; việc phân bổ còn dàn trải, cào bằng và thực hiện cơ chế đặt hàng còn hạn chế.

Phó Thủ tướng: Kiên trì coi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người, cho sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo, đặc biệt là kiên trì coi đầu tư cho giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội là đầu tư cho con người, đầu tư cho sự phát triển bền vững đất nước.

Kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp khiêm tốn, làm hạn chế nhu cầu đầu tư

Đặt vấn đề chất vấn tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho biết, cơ cấu lại nền kinh tế là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng công tác chỉ đạo triển khai thực hiện và kết quả đạt được còn hạn chế.

Đại biểu Quốc hội: Cần giải pháp hữu hiệu chấm dứt các đợt giải cứu nông sản

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng người dân một số tỉnh phía Nam đổ xô trồng cây sầu riêng có thể sẽ dẫn đến hậu quả phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bảo đảm tính khả thi, tránh vướng mắc khi triển khai trên thực tế

Sáng 3.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Cần xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp nợ BHXH nhưng không gây khó cho doanh nghiệp hoạt động

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều nay 2-11, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Sau đó các đại biểu thảo luận tại tổ về dự án luật này.

Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

Ngày 1/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tiếp tục tiến hành thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội.

Kiên quyết ngừng tuyển sinh với các trường không đủ điều kiện đào tạo khối ngành sức khỏe

Phát biểu thảo luận tại nghị trường Quốc hội sáng 1/11, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Dung cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, còn nhiều hạn chế và thách thức với các cơ sở đào tạo nhân lực y tế hiện nay.

Chính phủ cần đánh giá đúng tình hình và điểm nghẽn để tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế

Về kế hoạch cơ cấu lại kinh tế giai đoạn 2021-2025, bên cạnh những kết quả triển khai đạt được thì việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu nền kinh tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa mang lại thay đổi đáng kể về cơ cấu nền kinh tế và mô hình tăng trưởng. Đây là ý kiến của đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước trong phiên thảo luận sáng 1-11 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Cần chính sách ưu đãi đặc biệt cho nông nghiệp xanh, tạo điều kiện doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận vốn

Thảo luận sáng 1/11 về giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước cần đồng hành với doanh nghiệp nông nghiệp, có chính sách ưu đãi đặc biệt cho nông nghiệp xanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, để hóa giải những thách thức gặp phải.

Đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thực hiện các cơ chế, chính sách tại Nghị quyết 43

Sáng 1/11, phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Thảo luận về nội dung này, đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước nêu rõ, việc ban hành Nghị quyết số 43 là một quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Đại biểu Quốc hội đề nghị sớm nghiên cứu xây dựng Luật Năng lượng tái tạo

Thảo luận ở hội trường sáng 1/11, đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về việc nghiên cứu xây dựng luật, hoàn thiện chính sách để chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển các ngành kinh tế trụ cột của đất nước.

Cần quản lý việc kinh doanh nhà ở, công trình hình thành trong tương lai

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 31-10, tại Tòa nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc khi nhà ở đủ điều kiện kinh doanh

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho biết, dự thảo Luật đã được tiếp thu, giải trình, chỉnh lý khá nhiều nội dung, đã thể chế hóa khá đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, thị trường quyền sử dụng đất, cơ cấu lại thị trường bất động sản trên cơ sở thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển bền vững.