Bảo tồn nghệ thuật truyền thống gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.

Nâng cao chất lượng biểu diễn phục vụ nhân dân

Thời gian qua, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng đã và đang đẩy mạnh hoạt động, từng bước nâng cao chất lượng tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống tinh thần của người dân; đồng thời còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao nhận thức của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng.

Đổi mới, sáng tạo các hoạt động văn hóa, nghệ thuật

Chiều 1/2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đến thăm, chúc tết Đoàn nghệ thuật Khmer và Trung tâm Văn hóa tỉnh.

Giữ gìn 'tiếng nhạc', điệu múa dân gian của đồng bào Khmer trong học đường

Bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều trường dân tộc nội trú (DTNT) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã chỉ dạy cho học sinh các điệu múa dân gian, nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer. Bên cạnh đó, các trường còn tạo điều kiện cho các em tập luyện, biểu diễn, giao lưu trong các hội diễn, liên hoan được tổ chức trong tỉnh. Điều đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.

Cô gái Khmer giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc

Từ lâu, chùa Khmer đã gắn liền với đời sống tâm linh của người dân phum sóc. Đối với bà con dân tộc Khmer, môi trường và không gian ở chùa là nơi góp phần gìn giữ và duy trì những phong tục, tập quán, đời sống tinh thần qua nhiều thế hệ. Những sinh hoạt văn hóa cộng đồng được bảo tồn thể hiện sức sống mãnh liệt qua từng điệu múa, lời ca. Song một bộ phận giới trẻ hiện nay lại không mấy mặn mà với văn hóa Khmer. Một phần do tác động của những loại hình văn hóa ngoại nhập, phần vì việc lưu truyền giữa các thế hệ không được chú trọng, nên nhiều thanh niên không biết múa hoặc múa không bài bản.

Sóc Trăng gìn giữ, phát huy nghệ thuật múa Rom Vong của người Khmer

Người Khmer có nền văn hóa nghệ thuật đa dạng, độc đáo, phát triển lâu đời. Đặc biệt, múa rom vong (hay múa lâm thôn) là một thực thể văn hóa quan trọng trong đời sống các dịp lễ, tết, các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer: Lễ hội Ok Om Bok, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Dolta... Ngày 20/12/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 4602/QĐ-BVHTTDL công nhận và đưa nghệ thuật múa Rom Vong của người Khmer vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sóc Trăng: Thăm, chúc mừng gia đình chính sách dịp Lễ Sene Dolta

Nhân dịp Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer năm 2023 (từ 13 - 15/10/2023), ngày 10/10, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thành lập 15 đoàn đi thăm, tặng quà các gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ hưu trí người dân tộc Khmer và các vị sư sãi một số chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh.

Truyền 'lửa' những điệu múa nghệ thuật Khmer cho các bạn trẻ

Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hiện nay một số chùa Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng chú trọng phối hợp với ngành chức năng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt là việc mở lớp truyền 'lửa' những điệu múa nghệ thuật miễn phí cho con em phật tử, nhằm tạo sân chơi bổ ích và góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống trong cộng đồng người Khmer.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Đầu tháng 4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch' trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2023, với mục tiêu là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng…

Bế mạc Liên hoan sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II

Trong 7 ngày diễn ra Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ II, khán giả đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Trà Vinh: Bế mạc liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ

Sau một tuần diễn ra sôi nổi, tối 7/4 Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam Bộ lần thứ II năm 2023 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh chính thức bế mạc.

Nỗ lực bảo tồn nghệ thuật dù kê Khmer

Liên hoan Nghệ thuật sân khấu dù kê Khmer Nam Bộ lần thứ hai năm 2023 vừa khép lại sau 7 ngày tranh tài sôi nổi của 13 đơn vị nghệ thuật, với sự góp mặt của hơn 500 diễn viên đến từ các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.